LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua bài thơ ánh trăng em có suy nghĩ gì về lối sống tình nghĩa trong xã hội hiện nay?

Qua bài thơ ánh trăng em có suy nghĩ gì về lối sống tình nghĩa trong xã hội hiện nay?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
247
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Qua bài thơ "Ánh Trăng Em", ta có thể suy nghĩ về lối sống tình nghĩa trong xã hội hiện nay như sau:

1. Sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Trong bài thơ, người thơ miêu tả về ánh trăng và những cảm xúc tình nghĩa, nhưng cũng nhắc nhở về sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Xã hội hiện nay thường áp đặt áp lực công việc lên mỗi người, khiến cho việc tận hưởng cuộc sống và quan tâm đến tình nghĩa trở nên khó khăn.

2. Sự thiếu tình nghĩa và sự cô đơn: Bài thơ thể hiện sự cô đơn và thiếu tình nghĩa trong cuộc sống hiện đại. Xã hội ngày nay thường tập trung vào thành công vật chất và tiến bộ công nghệ, khiến cho mối quan hệ tình nghĩa trở nên mờ nhạt và xa cách. Người ta thường cảm thấy cô đơn và thiếu sự kết nối tình cảm thực sự.

3. Sự quan tâm đến tình nghĩa: Bài thơ cũng khuyến khích sự quan tâm đến tình nghĩa và tận hưởng cuộc sống. Mặc dù xã hội hiện nay có những thách thức, nhưng ta vẫn có thể tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong những mối quan hệ tình nghĩa. Điều quan trọng là chúng ta phải dành thời gian và nỗ lực để xây dựng và duy trì những mối quan hệ này.

Tóm lại, qua bài thơ "Ánh Trăng Em", ta có thể nhận thấy rằng lối sống tình nghĩa trong xã hội hiện nay đang gặp nhiều thách thức và mất cân bằng. Tuy nhiên, việc quan tâm đến tình nghĩa và tận hưởng cuộc sống vẫn là điều cần thiết để xây dựng một xã hội hạnh phúc và đáng sống.
8
0
Lê Thủy
03/12/2023 14:30:39
+5đ tặng
Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Tên tuổi của ông gắn liền với bài thơ “AT”. Bài thơ sáng tác năm 1978 in trong tập thơ cùng tên. Bài thơ như 1 lời tự nhắc về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính về những người đã khuất với thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
 
                Trước hết khi đến với bài thơ ta cảm nhận được bài thơ như 1 câu chuyện theo 1 trình tự thời gian giúp ta hiều được tình cảm của con người với vầng trăng trong quá khứ
 
                                        “ Hồi nhỏ…..tri kỉ”
 
             Lời thơ mở ra 1 không gian đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ vui đùavới thiên nhiên, sống hòa mình cùng với những người bạn. Với biện pháp liệt kê “ đồng, song, bể “ cùng điệp từ “với”. Gợi tả lúc tuổi thơ nhân vật trữ tình gắn bó với thiên nhiên tươi đẹp, với không gian rộng thoáng trong lành thoải mái vô tư giữa đất trời trong trẻo
 
                                        “ hồi chiến tranh………tri kỉ”
 
“Hồi chiến tranh ở rừng” là khi con người đã trưởng thảnh là người chiến sĩ bảo vệ quê hương, đất nước. Họ gắn bó với chiến khu, với những cánh rừng, Trăng và người lính thân thiếtvô tư như người banmj tri kỉ. “ vầng trăng thành tri kỉ” thể hiện trăng là nguồn động viên người lính cầm chắc tay sung, là người bạn tâm giao giúp người lính vơi bớt nỗi nhớ nhà. Mối quan hệ thân thiết ấy còn được khẳng định cụ thể hơn.
 
                            “ trần trụi……..tình nghĩa”
 
Hình ảnh so sánh “ hồn nhiên như cây cỏ” thể hiện con người sống gẫn gũi với thiên nhiên như không hề có khoảng cách. Tâm hồn con người lúc này thuần hậu, mộc mạc với thiên nhiên. Họ hoàn toàn trong sáng không hề vụ lợi bởi thế họ coi trăng là tình nghĩa và chẳng bao giờ lãng quên. Trăng đã giữ 1 vị trí quan trong trong trái tim người lính. Trăng vừa là hình ảnh của thiên nhiên tươi đep, vừa là hình ảnh của quê hương, đất nước. Phải chăng vẻ đẹp của trăng cũng là vẻ đẹp ân tình đã yêu thương đã che chở cho con người.
 
                  Đất nước thống nhất, con người trở về thành phố nghĩa là những gian khổ thiếu thốn của 1 thời đã đi vào dĩ vãng. Hoàn cảnh sống thay đổi, họ sống trong những ngôi nhà hiện đại với ánh sáng của điện, của gương. Trong hoàn cảnh này không phải ai cũng nghĩ đến những kỉ niệm nghĩa tình. Nhân vật trữ tình trong bài thơ cũng không phải là ngoại lệ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Little Wolf
03/12/2023 14:48:30
+4đ tặng
Từ văn bản Ánh trăng của Nguyễn Duy em có suy nghĩ gì về lối sống ân tình của con người trong cuộc sống

Như là một nỗi nhớ, một kỉ niệm đã từ lâu lại hiện về trong kí ức của nhà thơ Nguyễn Duy, Ánh trăng có phải là dòng cảm xúc từ quá khứ đến thực tại này chăng? Có cái gì đó như một nỗi ám ảnh đột ngột hiện về khiến nhà thơ giật mình. Những ý nghĩa sâu kín, Ánh trăng là nỗi niềm rất rộng của Nguyễn Duy mà ta phải đi tìm.

Ta nhận thấy trong bài thơ của Nguyễn Duy một niềm xúc cảm như bất chợt, bàng hoàng khi nhận ra sự hiện diện của người bạn tri kỉ - ánh tráng sau những tháng năm quên lãng. Đó cũng là lời thầm nhắc của nhà thơ về thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Đời người dù có đi đâu về đâu cũng không bao giờ xa vầng trăng tình nghĩa. Trăng trên bầu trời như người bạn sẵn sàng cùng ta sẻ chia tâm sự. Có lẽ vì thế mà đối với mọi người, vầng trăng là tri kỉ. Với Nguyễn Duy cũng vậy:

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Vầng trăng gắn bó với nhà thơ từ hồi nhỏ cho tới lúc chiến tranh ở rừng. Đó là một khoảng thời gian dài, đủ để xây đắp một tình cảm vững bền. Không phải dễ dàng gì mà người ta coi nhau là tri kỉ, vậy mà chính nhà thơ đã thừa nhận: vầng trăng thành tri kỉ. Điều này chứng tỏ đôi bạn ấy đã có sự sẻ chia, thấu hiểu và đồng điệu. Thời gian thật dài mà Nguyễn Duy chỉ gói gọn trong bốn dòng thơ ngắn gọn. Ta tưởng như có một nỗi lòng đang rưng rưng xúc động ẩn hiện trong lời thơ, chỉ chực trào lên. Phải chăng đây là những dòng hồi tưởng? Gói gọn cả một trời kỉ niệm trong những dòng thơ, Nguyễn Duy như cố giấu nỗi xúc động trong lòng mình.

Nhưng tấm lòng ấy vẫn dạt dào. Nó chưa thể vội vàng quay lưng với quá khứ đẹp đẽ:

Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

Con người ấy đã sống hết lòng với thiên nhiên, chân thành và thắm thiết. Đối với thiên nhiên, con người cũng như cây cỏ là những người bạn không thể tách rời. Từ ngờ như một điểm nhấn, một dấu hiệu đặc biệt. Nó gợi cho ta suy nghĩ về những điều còn chưa nói. Từ ngỡ như một lối rẽ đưa ý thơ đi theo một lối khác. Đó là giá trị của ngôn từ trong Ánh trăng, là tài năng của tác giả trong cách thể hiện mà ta không dễ gì nhận được ra.

Chiến tranh qua đi, hoà bình lập lại, cũng như nhiều chiến sĩ khác, Nguyễn Duy trở về nhưng không phải về với sông, với đồng, với bể mà là về với thành phố tấp nập, đông vui. Sống trong bình yên, đủ đầy với: ánh điện, cửa gương, người ấy dần quên đi người bạn tri kỉ hôm nào. Và không biết tự bao giờ trăng đã thành người dưng:

Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

Ánh trăng bị lu mờ bởi ánh điện chiếu rọi. Vầng ánh sáng ấy vẩn hiện hữu bên ta, vẫn đồng hành từng bước bên ta vậy mà giờ đây ta lại vô tình, hờ hững. Có lẽ vầng trăng cũng biết đau, biết khóc khi trở thành người dưng qua đường. Vẫn là vầng trăng hồi nhỏ, vầng trăng lúc ở rừng nhưng sao ta lại không nhận ra? Lẽ nào ta đã lãng quên quá khứ, quên đi những năm tháng chiến đấu trường kì của dân tộc. Câu thơ không trực tiếp bộc lộ cảm xúc nhưng sức ám ảnh lại vô cùng mạnh mẻ.

Khổ thơ thứ tư là một bước ngoặt trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, để từ đó tác giả bộc lộ nỗi niềm của mình một cách rõ ràng hơn:

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn

Trăng vẫn luôn toả sáng nhưng chỉ khi đèn điện tắt ta mới thực sự cảm thấy ánh trăng thật tuyệt vời. Khi không gian tối om, con người mong chờ ở một thứ ánh sáng mới! Và khi nhìn thấy ánh trăng thì con người đột ngột nhận ra người bạn tri kỉ: vầng trăng tròn. Hai từ láy thình lình, đột ngột thể hiện sự bất ngờ, ngẫu nhiên của cuộc tri ngộ. Hoàn cảnh gặp gỡ đó càng khiến nhà thơ bàng hoàng.

Nhìn lên trăng mà lòng tràn ngập niềm xúc động. Những kỉ niệm một thời tưởng như đã xa vắng nay lại trở về:

Ngửa mặt nhìn lên mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Không phải là ngửa mặt nhìn lên trăng mà là ngửa mặt nhìn, lên mặt vì với Nguyễn Duy lúc này, trăng đích thực là một con người có gương mặt, có ánh nhìn và tâm trạng. Chính nhà thơ cũng không rõ mình đang nghĩ gì, chỉ biết rằng có cái gì rưng rưng. Có thể là đôi mắt rưng rưng hay có thể là sự thức dậy của tâm hồn con người. Một cảm giác vừa như buồn vui, vừa như mừng tủi trào lên trong lòng đôi bạn. Khoảng trời xưa hồi sinh, đưa Nguyễn Duy trở về với năm tháng đã qua cùng với sông, với đồng, với xừng... Nhà thơ tiếc nuối quá khứ, khao khát mong gặp lại cảm giác thân thuộc ngày xưa.

Như một người bạn ân nghĩa thuỷ chung, vầng trăng vẫn trong sáng, tròn đầy phúc hậu:

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình.

Không trách móc hờn giận sự tình của con người, ánh trăng vẫn lặng lẽ soi bước ta đi. Trăng hiền hoà và bao dung như chính đồng bào, dân tộc ta vậy. Nỗi mặc cảm khiến nhà thơ phủ nhận chính mình: kể chi người vô tình. Không hẳn là con người vô tình, hờ hững với những gì của quá khứ. Có chăng là do cuộc sống còn đang trong quá trình xây dựng với những lo toan bộn bề chi phối nhiều suy nghĩ của chúng ta. Quá khứ chỉ đi vào tiềm thức lặng yên chứ nó đâu có mất đi. Vì thế mới có cái giật mình cửa Nguyễn Duy ở câu thơ cuối. Phải chăng đó cũng là cái giật mình của chính chúng ta khi nhận ra được sự đánh thức từ Ánh trăng của Nguyễn Duy?

Bài thơ ra đời khi đất nước đã hoà bình. Những tháng ngày chiến đấu gian khổ của người chiến sĩ Nguyễn Duy đã không còn. Trong thời gian này tác giả là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng không vì thế mà Ánh trăng mất đi vẻ đẹp chân thực của mình. Dường như chẳng bao giờ Nguyễn Duy không mang trong mình nỗi niềm hướng về quá khứ, hướng về cội nguồn. Nó cho thấy một thái độ sống đẹp đẽ, thuỷ chung. Không chỉ có vậy, bài thơ Ánh trăng còn như một lời nhắn nhủ sâu kín, nhẹ nhàng: hãy sống và lao động hết mình nhưng đừng bao giờ phủ nhận quá khứ của dân tộc.

Little Wolf
chấm điểm ạ ><

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư