Frank Tyger là nhà báo, nhà vẽ tranh biếm họa người Mỹ. Ông có
cái nhìn sâu sắc đối với cuộc sống chung quanh. Đây chính là nền tảng
vững chắc và cũng là chất liệu tuyệt vời cho những tác phẩm, những bài
viết của ông. Tranh biếm họa và các câu nói của ông không những xuất
hiện trên mọi tờ báo trong nước mà còn được tìm thấy trong các tuyển
tập danh ngôn, các tờ báo và tạp chí khắp cả thế giới. “Hãy học cách
lắng nghe, cơ hội có thể gỏ của rất khẽ khàng.” là một trong những câu
nói nổi tiếng của ông. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá những điều ẩn
chứa bên trong câu nói mà tác giả muốn gởi đến cho đọc giả của mình.
Để khám phá trọn vẹn ý nghĩa của câu nói trên, trước hết chúng ta
phải hiểu “Học” là gì, “Lắng nghe” là chi, và “Cơ hội” là điều gì?
“Học” là quá trình khám phá để đạt được sự hiểu biết về kiến thức,
chuẩn mực về hành vi cũng như các kỹ năng, thái độ trong cuộc sống.
“Lắng” là chìm xuống, đọng lại hay là trạng thái tĩnh nơi nội tâm
con người. “Nghe” là quá trình thu nhận âm thanh phát ra từ xung quanh
thông qua tai. Đôi khi nghe cũng được sử dụng để biểu thị sự thấu cảm,
cảm nhận. “Lắng nghe” là quá trình tập trung tiếp nhận âm thanh một
cách chủ động có chọn lọc bằng con tim, đi kèm với phân tích thông tin
và đưa ra phản hồi thích hợp bằng khối óc từ những gì được tiếp nhận.
“Cơ hội” là một trạng thái nghiêng về suy nghĩ và cảm xúc dẫn đến
hành động tạo ra kết quả tốt đẹp ngoài dự kiến. Cơ hội không chỉ đơn
thuần là những điều tốt đẹp mà đôi khi cũng là những tình huống không
may, tréo ngoe nhưng lại mang đến những kết quả bất ngờ.
“Học cách lắng nghe” là cách chúng ta trau giồi những hiểu biết
của mình trong chuẩn mực về những hành vi, thái độ sống qua việc tiếp
nhận những thông tin một cách chủ động. Từ đó đưa ra những phản hồi
thích hợp bằng lý trí. Nhờ đó chúng ta sẽ có những cơ hội để thực hiện,
mang lại kết quả tốt đẹp không chỉ cho bản thân mà còn cho tha nhân,
cho Giáo hội và xã hội.
Lắng nghe là biểu thị sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ giữa người
nghe với người nói. Nhưng chúng ta phải lắng nghe như thế nào? Trước
hết chúng ta phải “Lắng” mới có thể “Nghe”. “Lắng” là ngõ vào và cũng
là bước đầu của “nghe”. Tâm càng tĩnh lặng, chúng ta lắng nghe càng rõ