Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Rủi ro thứ nhất là cạnh tranh rất mạnh trong tất cả các phân khúc, từ phổ thông, đại học, tới giáo dục thường xuyên. Những năm gần đây có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường này với tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm quản trị quốc tế. Các doanh nghiệp "nhỏ con" trong nước khó mà địch lại được, trừ phân khúc cao đẳng, đại học.
Thứ hai là rủi ro chính sách, do ngành này là ngành có nhiều loại giấy phép con, chịu sự quản lý của Chính phủ, tới bộ, sở, thậm chí phòng giáo dục của quận, huyện. Gần đây, việc điều hành chính sách về giáo dục của Nhà nước có thông thoáng hơn, nhưng vẫn còn có bất cập. Ví dụ yêu cầu muốn thành lập trường đại học phải có vốn không dưới 1.000 tỷ đồng.
Thứ ba là cạnh tranh với khu vực giáo dục công không dễ vì cơ sở vật chất được Nhà nước đầu tư và bao cấp kinh phí hoạt động hằng năm, dù vấn đề này đang "dễ thở" hơn vì xu thế xóa bỏ bớt bao cấp trong giáo dục.
Thứ tư là khuynh hướng dân số đang già đi. Yếu tố này ảnh hưởng chậm nhưng dài hạn và rất rõ ràng.
Thứ năm là khan hiếm nguồn giáo viên có chất lượng cao nên mở rộng quy mô rất khó khăn. Đối với nguồn giáo viên nước ngoài thì chất lượng cũng là vấn đề phải quan tâm. Đó là chưa kể tính tuân thủ và sự ổn định lâu dài của một bộ phận lớn giáo viên nước ngoài vì họ quan niệm chỉ làm một vài năm rồi đi. Điều này đặc biệt rõ trong nhóm giáo viên dạy Anh ngữ.
Thứ sáu là thị trường này còn mới nên phụ huynh cũng như học sinh khó đánh giá sự khác biệt về chất lượng giữa các đơn vị cung cấp giáo dục.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |