Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi

   Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi

        Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. Núi không chỉ là hình ảnh thường được nói đến trong thơ ông mà còn hiện lên như một phần hồn thơ Lò Ngân Sủn. Những bài thơ tiêu biểu của Lò Ngân Sủn như Chiều biên giới, Trời và đất, Đi trên chín khúc Bản Xèo, Ngôi nhà rông,… đều mang âm vọng của núi mênh mang lời của núi. Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?

        Trước khi trở thành nhà thơ, Lò Ngân Sủn đích thực là một “người con của núi”. Ông sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện,  Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ nhỏ chú bé Lò Ngân Sủn đã đắm mình trong hơi thở của cỏ cây, hoa lá núi rừng biên cương, đã biết thả hồn cùng vẻ đẹp thanh thoát, hùng vĩ của dốc dựng, thác đổ, suối tuôn… “nơi tận cùng bờ cõi”:

                                         Những đỉnh núi xa

Rừng thông gọi đàn dê hiện gọi mơ núi

Nâng niu hạt mạch

Vùng ta mộc tạm vỡ

Quay mình những vòng đường

(Đỉnh núi xa vùng mãnh liệt)

     Khi lớn lên, thế giới của cậu bé sinh ra từ Bản Qua không chỉ giới hạn ở bản làng biên giới. Mặt đất và bầu trời đã rộng mở, muôn dặm non sông từ bắc vào nam, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đầu non đến cuối bể,…đã ùa vào tâm hồn mộc mạc, thiết tha, phóng khoáng của Lò Ngân Sủn. Nhưng vùng đất Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, miền biên cương phía Bắc của tổ quốc vẫn là mảnh đất mẹ nuôi dưỡng, bồi đắp nên chất hào sảng, trầm hùng và mãnh liệt của thơ ông, mà Chiều biên giới là một ví dụ tiêu biểu:

                               Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào cao hơn

Như đầu sông đầu suối

Như đầu mây đầu gió

Như quê ta ngọn núi

Như đất trời biên cương

                                                               (Chiều biên giới)

       Dù có đi khắp mọi nẻo đường, những sườn non dốc núi, những miền thác đổ réo sôi, vắt vẻo như dây leo của quê hương vẫn là con đường quyến rũ nhất với người con của núi. Dường như đó cũng chính là con đường thơ ca của Lò Ngân Sủn:

Ta đi trên chín khúc Bản Xèo

Con đường là cái hạt ta gieo

Con đường là cái rễ lan tỏa

Dệt nên hoa trái, tiếng chim ca.

                          (Đi trên chín khúc Bản Xèo)

      Núi rừng xứ sở muốn cất tiếng bằng thơ và nhà thơ Lò Ngân Sủn đã phần nào đáp ứng được mong mỏi ấy, bằng tình thương thuần khiết của mình.

      Không có tình yêu tha thiết với núi rừng, với quê hương, với “chồi non cỏ biếc”, với “đầu sông đầu suối”, với những “bậc thang mây”,...chắc hẳn không có nhà thơ Lò Ngân Sủn với những câu thơ “vạm vỡ” mà âm vang như “con suối thác đổ”,  khiến trái tim của bao độc giả phải bồi hồi

                      (Theo Minh Khoa, Báo điện tử giáo dục Việt Nam, tháng 12/2020)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính  của văn bản trên là:

A.Tự sự                      B. Miêu tả                 C. Nghị luận          D. Biểu cảm

Câu 2: Vấn đề của văn bản được nêu ở đâu?

A.   Nhan đề bài viết                              B. Câu văn đầu tiên của văn bản

C.   Câu văn cuối cùng của văn bản      D. Câu văn  thứ hai của văn bản

Câu 3:  Việc đưa ra tên các bài thơ , dẫn ra những câu thơ cụ thể trong văn bản trên có tác dụng nào?

A.   Cung cấp lí lẽ                                                   B. Cung cấp dẫn chứng

C. Cung cấp ý kiến                                                D. Cung cấp tư liệu

Câu 4: Câu văn :  “Núi không chỉ là hình ảnh thường được nói đến trong thơ ông mà còn hiện lên như một phần hồn thơ Lò Ngân Sủn ” là câu nêu ?

A.   Bằng chứng                     B, Lý lẽ                 C, Vấn đề                  D, Ý kiến

Câu 5Câu văn nào sau đây có vị ngữ không được mở rộng

 A.Trước khi trở thành nhà thơ,  Lò Ngân Sủn đích thực là một “người con của núi”.

 B. Núi rừng xứ sở muốn cất tiếng bằng thơ và nhà thơ Lò Ngân Sủn đã phần nào đáp ứng được mong mỏi ấy, bằng tình thương thuần khiết của mình.

C.Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?

D. Nhà thơ của núi rừng là Lò Ngân Sủn

  Câu 6: Trạng ngữ trong câu : “Trước khi trở thành nhà thơ,  Lò Ngân Sủn đích thực là một “người con của núi” bổ sung cho nòng cốt câu ý nghĩa gì?

A.   Cách thức                  B. Thời gian               C. Địa điểm         D. Mục đích

Câu 7:Xác định nghĩa của từ “con đường” trong câu văn: “Dường như đó cũng chính là con đường thơ ca của Lò Ngân Sủn”?

A.   Hiểu theo nghĩa chuyển , là quá trình đến với nghệ thuật thơ ca của Lò Ngân Sủn

B.   Hiểu theo nghĩa gốc là con đường đi đến thành công

C.   Hiểu theo nghĩa chuyển  là con đường đi đến thắng lợi

D.   Hiểu theo nghĩa gốc là con đường đi đến nghệ thuật thơ ca

Câu 8. Câu cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với những câu mở đầu bài viết ?

A.   Nêu nguyên nhân diễn ra ở câu mở đầu

B.   Nêu kết quả tất yếu cho những câu mở đầu

C.   Giải thích lý do cho những câu mở đầu.

D.   Lấy dẫn chứng làm cụ thể câu mở đầu

Câu 9: Xác định nội dung đoạn văn đầu tiên trong văn bản trên và cho biết  vai trò của đoạn văn đầu với toàn văn bản ?

Câu 10: Qua cách viết văn bản trên, em học tập được điều gì ở tác giả khi viết một văn bản nghị luận ?

0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
455
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: A. Tự sự
Câu 2: B. Câu văn đầu tiên của văn bản
Câu 3: B. Cung cấp dẫn chứng
Câu 4: C. Vấn đề
Câu 5: D. Nhà thơ của núi rừng là Lò Ngân Sủn
Câu 6: B. Thời gian
Câu 7: D. Hiểu theo nghĩa gốc là con đường đi đến nghệ thuật thơ ca
Câu 8: C. Giải thích lý do cho những câu mở đầu.
Câu 9: Đoạn văn đầu tiên nêu về việc núi không chỉ là hình ảnh thường được nói đến trong thơ của Lò Ngân Sủn mà còn hiện lên như một phần hồn thơ của ông. Vai trò của đoạn văn đầu là giới thiệu về tác giả và tạo sự quan tâm đầu tiên đối với vấn đề được đề cập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×