Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài ca dao đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính ngụ ngôn, triết lí

       Bài ca dao đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính ngụ ngôn, triết lí. Cảnh vật ở đây là cây sen ở trong đầm. Hình ảnh cây sen trong đầm được giới thiệu, miêu tả cụ thể, chính xác, vừa chân thực, sống động, vừa mang tính tượng trưng vừa khái quát rất cao.[...]
     Ở câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm:
                             Trong đầm gì đẹp bằng sen
    Khẳng định và đề cao vẻ đẹp của sen như vậy, nhưng tại sao người nghe, người đọc lại không có cảm giác chối tai, khó chịu về sự cực đoan, khiên cưỡng và võ đoán của tác giả? Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn, hình thức thách đố để cho người nghe được suy nghĩ tự do. Trạng ngữ “trong đầm" đã hạn chế sự tuyệt đối hoá trong câu ca dao, làm cho nó trở thành tương đối" và có tính thuyết phục.
     Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất:
                      Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lý. Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ. Từ “chen” nói lên sự kết chất giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa sen vừa mới nở!
       Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết:
                         Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
[...] Bài ca dao tuy đã có sự chuyển vận và thay đổi trật tự các từ ngữ, hình ảnh (giữa câu hai và câu ba) nhưng tất cả sự chuyển đổi máy đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, khiến cho bài ca dao có sự phát triển liên tục và ngày càng mạnh mẽ về cả nội dung lẫn hình thức; không có chỗ nào bế tắc, ngưng trệ; tựa như một dòng sông, tuy cỏ chỗ chuyển đồng, đổi hướng tiến lượn quanh co nhưng vẫn chảy thông, chảy mạnh.
[...] Bên cạnh đó, qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc, thể hiện rõ nhất ở câu thứ tư:
                            Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
[...] Đọc đến câu này, hầu như không mấy ai dừng lại để suy nghĩ nhiều về nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó. Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người và ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó. Và thế là “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành ''bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi "hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ và được hiểu theo nghĩa bóng. Hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng, dẫu ở giữa hoàn cảnh ô trọc nhưng vẫn giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch.
     Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất. Họ đã đưa sen vào ca dao biết bao nhiêu lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp. Xét vẻ nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng nhằm phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam ngàn đời nay.
                        (Theo Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997)
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Bài viết mở đầu bằng việc nêu vấn đề gì?
A. Hình tượng cây sen trong bài ca dao.
B. Hình tượng hoa sen trong bài ca dao.
C. Bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen.
D. Ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính ngụ ngôn.
Câu 2. Phần thân bài được cấu trúc thành mấy đoạn?
A. 2 đoạn                 B. 3 đoạn                  C. 4 đoạn                   D. 5 đoạn
Câu 3. Cách cấu trúc các đoạn văn trong phần thân bài dựa theo:
A. việc phân tích từng cặp câu lục bát trong bài ca dao.
B. việc phân tích từng câu thơ trong bài ca dao.
C. việc phân tích từng hình ảnh về hoa sen trong bài ca dao.
D. việc phân tích từng yếu tố nghệ thuật trong bài ca dao.
Câu 4. Trong văn bản, tác giả đã đưa ra ý kiến khái quát như thế nào về câu thơ thứ nhất?
A. Người nghe người đọc không có cảm giác chối tai, khó chịu về sự cực đoan, khiên cưỡng và võ đoán của tác giả.
B. Trạng ngữ "trong đầm" đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho nó trở thành tương đối và có tính thuyết phục.
C. Tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn, hình thức thách đố.
D. Tác giả dân gian đã khẳng định và tuyệt đối hóa vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.
Câu 5. Để làm cho rõ ý kiến nhận xét về câu thơ thứ hai của bài ca dao (...miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong sen để chứng minh cho câu thơ thứ nhất), tác giả đã làm như thế nào?
A. Phân tích từng từ, ngữ trong câu ca dao
B. Phân tích các hình ảnh về hoa sen và việc dùng các từ "đắt"
C. Đưa ra dẫn chứng về bông hoa sen trong đầm
D. Chỉ tập trung phân tích cách quan sát của tác giả dân gian
Câu 6. Vì sao tác giả lại cho rằng câu thơ thứ ba "Nhị vàng, bông trắng, lá xanh" có vị trí đặc biệt trong toàn bài?
A. Vì đó là nguyên nhân chính khiến cho người nghe, người đọc không có cảm giác về sự gián đoạn.
B. Vì câu này dễ nhớ, dễ đọc, khiến cho nhiều người thấy rất tự nhiên và hợp lý.
C. Vì đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết.
D. Vì nó phản ánh rất rõ tính liên tục và sự liền mạch trong tư duy cũng như trong sự diễn đạt.
Câu 7. Những phương án nào sau đây nêu đúng và đầy đủ nhất các lý lẽ mà tác giả đưa ra để giải thích cho ý kiến:  "Câu thơ thứ tư Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn là cái nút của toàn bài ca dao"?
1. Thiếu câu này hình tượng hoa sen vẫn đúng, vẫn tồn tại, nhưng không có linh hồn, tư tưởng, giống như một cơ thể không đầu.
2. Câu thơ mặc dù đứng ở vị trí cuối cùng trong sự diễn đạt, vẫn là cái "đầu" đích thực của toàn bộ bài ca dao này.
3. Vần chuyển đột ngột, nhịp nhàng lên khác thường, tuy cách xa nhau (khi viết), nhưng lại rất gần nhau và liền mạch (khi nghe, khi đọc).
4. Nó tựa hồ như một cái cửa kỳ diệu đặc biệt, khép nghĩa đen và mở ra nghĩa bóng một cách thần tình.
5. Câu thơ có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng, nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen.
A. 1-2-3                 B. 1-2-4              C. 2-3-4                D. 2-3-5
Câu 8. Đoạn cuối của văn bản khẳng định điều gì?
A. Sen là hình tượng nghệ thuật hiếm có không xuất hiện nhiều trong ca dao dân ca Việt Nam.
B. Bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen gợi tả vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động.
C. Sen trong bài ca dao là kết quả của tình yêu, sự hiểu biết và sáng tạo của nhân dân lao động.
D. Sen là một hình ảnh ẩn dụ về cuộc sống nghèo khổ như cao đẹp của nhân dân lao động.
II. Tự luận
1. Vì sao nói văn bản trên là văn bản nghị luận văn học?
2. Sự liên kết giữa các đoạn trong phần thân bài được thể hiện như thế nào?
3. Hãy chỉ ra cách nêu ý kiến của tác giả trong đoạn sau:
    "Khẳng định và đề cao vẻ đẹp của sen như vậy, nhưng tại sao người nghe, người đọc lại không có cảm giác chối tai, khó chịu về sự cực đoan, khiên cưỡng và võ đoán của tác giả? Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn, hình thức thách đố để cho người nghe được suy nghĩ tự do".
4. Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì về nhân dân lao động trong câu văn sau: "Họ đã đưa sen vào ca dao biết bao nhiêu lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp."
5. Từ vẻ đẹp của cây sen bài ca dao, hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về một loài hoa hay loài cây mà em yêu thích bằng đoạn văn 5 đến 7 dòng, chỉ rõ câu có thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị.
       Bài ca dao đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính ngụ ngôn, triết lí. Cảnh vật ở đây là cây sen ở trong đầm. Hình ảnh cây sen trong đầm được giới thiệu, miêu tả cụ thể, chính xác, vừa chân thực, sống động, vừa mang tính tượng trưng vừa khái quát rất cao.[...]
     Ở câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm:
                             Trong đầm gì đẹp bằng sen
    Khẳng định và đề cao vẻ đẹp của sen như vậy, nhưng tại sao người nghe, người đọc lại không có cảm giác chối tai, khó chịu về sự cực đoan, khiên cưỡng và võ đoán của tác giả? Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn, hình thức thách đố để cho người nghe được suy nghĩ tự do. Trạng ngữ “trong đầm" đã hạn chế sự tuyệt đối hoá trong câu ca dao, làm cho nó trở thành tương đối" và có tính thuyết phục.
     Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất:
                      Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lý. Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ. Từ “chen” nói lên sự kết chất giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa sen vừa mới nở!
       Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết:
                         Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
[...] Bài ca dao tuy đã có sự chuyển vận và thay đổi trật tự các từ ngữ, hình ảnh (giữa câu hai và câu ba) nhưng tất cả sự chuyển đổi máy đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, khiến cho bài ca dao có sự phát triển liên tục và ngày càng mạnh mẽ về cả nội dung lẫn hình thức; không có chỗ nào bế tắc, ngưng trệ; tựa như một dòng sông, tuy cỏ chỗ chuyển đồng, đổi hướng tiến lượn quanh co nhưng vẫn chảy thông, chảy mạnh.
[...] Bên cạnh đó, qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc, thể hiện rõ nhất ở câu thứ tư:
                            Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
[...] Đọc đến câu này, hầu như không mấy ai dừng lại để suy nghĩ nhiều về nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó. Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người và ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó. Và thế là “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành ''bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi "hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ và được hiểu theo nghĩa bóng. Hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng, dẫu ở giữa hoàn cảnh ô trọc nhưng vẫn giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch.
     Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất. Họ đã đưa sen vào ca dao biết bao nhiêu lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp. Xét vẻ nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng nhằm phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam ngàn đời nay.
                        (Theo Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997)
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Bài viết mở đầu bằng việc nêu vấn đề gì?
A. Hình tượng cây sen trong bài ca dao.
B. Hình tượng hoa sen trong bài ca dao.
C. Bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen.
D. Ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính ngụ ngôn.
Câu 2. Phần thân bài được cấu trúc thành mấy đoạn?
A. 2 đoạn                 B. 3 đoạn                  C. 4 đoạn                   D. 5 đoạn
Câu 3. Cách cấu trúc các đoạn văn trong phần thân bài dựa theo:
A. việc phân tích từng cặp câu lục bát trong bài ca dao.
B. việc phân tích từng câu thơ trong bài ca dao.
C. việc phân tích từng hình ảnh về hoa sen trong bài ca dao.
D. việc phân tích từng yếu tố nghệ thuật trong bài ca dao.
Câu 4. Trong văn bản, tác giả đã đưa ra ý kiến khái quát như thế nào về câu thơ thứ nhất?
A. Người nghe người đọc không có cảm giác chối tai, khó chịu về sự cực đoan, khiên cưỡng và võ đoán của tác giả.
B. Trạng ngữ "trong đầm" đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho nó trở thành tương đối và có tính thuyết phục.
C. Tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn, hình thức thách đố.
D. Tác giả dân gian đã khẳng định và tuyệt đối hóa vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.
Câu 5. Để làm cho rõ ý kiến nhận xét về câu thơ thứ hai của bài ca dao (...miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong sen để chứng minh cho câu thơ thứ nhất), tác giả đã làm như thế nào?
A. Phân tích từng từ, ngữ trong câu ca dao
B. Phân tích các hình ảnh về hoa sen và việc dùng các từ "đắt"
C. Đưa ra dẫn chứng về bông hoa sen trong đầm
D. Chỉ tập trung phân tích cách quan sát của tác giả dân gian
Câu 6. Vì sao tác giả lại cho rằng câu thơ thứ ba "Nhị vàng, bông trắng, lá xanh" có vị trí đặc biệt trong toàn bài?
A. Vì đó là nguyên nhân chính khiến cho người nghe, người đọc không có cảm giác về sự gián đoạn.
B. Vì câu này dễ nhớ, dễ đọc, khiến cho nhiều người thấy rất tự nhiên và hợp lý.
C. Vì đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết.
D. Vì nó phản ánh rất rõ tính liên tục và sự liền mạch trong tư duy cũng như trong sự diễn đạt.
Câu 7. Những phương án nào sau đây nêu đúng và đầy đủ nhất các lý lẽ mà tác giả đưa ra để giải thích cho ý kiến:  "Câu thơ thứ tư Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn là cái nút của toàn bài ca dao"?
1. Thiếu câu này hình tượng hoa sen vẫn đúng, vẫn tồn tại, nhưng không có linh hồn, tư tưởng, giống như một cơ thể không đầu.
2. Câu thơ mặc dù đứng ở vị trí cuối cùng trong sự diễn đạt, vẫn là cái "đầu" đích thực của toàn bộ bài ca dao này.
3. Vần chuyển đột ngột, nhịp nhàng lên khác thường, tuy cách xa nhau (khi viết), nhưng lại rất gần nhau và liền mạch (khi nghe, khi đọc).
4. Nó tựa hồ như một cái cửa kỳ diệu đặc biệt, khép nghĩa đen và mở ra nghĩa bóng một cách thần tình.
5. Câu thơ có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng, nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen.
A. 1-2-3                 B. 1-2-4              C. 2-3-4                D. 2-3-5
Câu 8. Đoạn cuối của văn bản khẳng định điều gì?
A. Sen là hình tượng nghệ thuật hiếm có không xuất hiện nhiều trong ca dao dân ca Việt Nam.
B. Bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen gợi tả vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động.
C. Sen trong bài ca dao là kết quả của tình yêu, sự hiểu biết và sáng tạo của nhân dân lao động.
D. Sen là một hình ảnh ẩn dụ về cuộc sống nghèo khổ như cao đẹp của nhân dân lao động.
II. Tự luận
1. Vì sao nói văn bản trên là văn bản nghị luận văn học?
2. Sự liên kết giữa các đoạn trong phần thân bài được thể hiện như thế nào?
3. Hãy chỉ ra cách nêu ý kiến của tác giả trong đoạn sau:
    "Khẳng định và đề cao vẻ đẹp của sen như vậy, nhưng tại sao người nghe, người đọc lại không có cảm giác chối tai, khó chịu về sự cực đoan, khiên cưỡng và võ đoán của tác giả? Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn, hình thức thách đố để cho người nghe được suy nghĩ tự do".
4. Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì về nhân dân lao động trong câu văn sau: "Họ đã đưa sen vào ca dao biết bao nhiêu lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp."
5. Từ vẻ đẹp của cây sen bài ca dao, hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về một loài hoa hay loài cây mà em yêu thích bằng đoạn văn 5 đến 7 dòng, chỉ rõ câu có thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
77
0
0
Hươnh Đào
19/12/2023 19:45:42
+5đ tặng
trắc nghiệm
câu 1 D
câu 2 C
câu 3 B
câu 4 D
câu 5 A
câu 6 C
câu 7 C

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo