Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá những nét đặc sắc về nội dung nghệ thuật trong đoạn trích truyện ngắn những ngày mới

viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá những nét đặc sắc về nội dung nghệ thuật trong đoạn trích truyện ngắn những ngày mới 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
463
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Truyện ngắn "Những ngày mới" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Đoạn trích được chọn để phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nội dung nghệ thuật trong truyện ngắn này.

Trước tiên, nội dung của "Những ngày mới" được xây dựng một cách tinh tế và sắc sảo. Truyện kể về cuộc sống của một nhóm bạn học sinh trung học trong những ngày nghỉ hè. Nhà văn đã khéo léo tạo ra một không gian thực tế, đầy màu sắc và sinh động. Các tình tiết trong truyện được xây dựng một cách tỉ mỉ, từ việc đi chơi, tắm biển, đến việc chơi trò chơi, tìm hiểu về tình yêu và những mối quan hệ xã hội. Những chi tiết nhỏ nhặt và hài hước trong truyện đã tạo nên sự gần gũi và thân thiết với độc giả.

Thứ hai, nghệ thuật miêu tả trong truyện cũng là một điểm đặc sắc. Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi và dễ hiểu. Tuy nhiên, nhà văn cũng không quên sử dụng những hình ảnh tươi sáng, màu mỡ để tạo nên sự sống động cho câu chuyện. Bằng cách miêu tả chi tiết về cảnh vật, nhân vật và tâm trạng của nhân vật, tác giả đã giúp độc giả hình dung và cảm nhận được mọi thứ trong truyện một cách rõ ràng và chân thực.

Cuối cùng, nội dung nghệ thuật của "Những ngày mới" còn được thể hiện qua việc xây dựng nhân vật đa chiều và sự phát triển của họ trong suốt câu chuyện. Nhà văn đã khéo léo tạo nên những nhân vật có tính cách riêng biệt, từ những người hài hước, đáng yêu đến những người nghiêm túc và trầm tư. Những thay đổi trong tâm trạng và suy nghĩ của các nhân vật chính đã tạo nên sự phức tạp và hấp dẫn cho câu chuyện.

Tổng kết lại, truyện ngắn "Những ngày mới" của Nguyễn Nhật Ánh đã thành công trong việc phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nội dung nghệ thuật. Từ cách xây dựng nội dung, miêu tả và phát triển nhân vật, tác giả đã tạo nên một câu chuyện sống động và gần gũi với độc giả. Điều này đã giúp truyện trở thành một tác phẩm văn học đáng đọc và đáng nhớ.
0
0
sos noob
24/12/2023 19:43:24
+5đ tặng

Được mệnh danh là nhà văn của sự tinh tế, của những khám phá nhỏ nhặt trong cuộc sống - Thạch Lam đã trở thành một biểu tượng của văn học hiện đại Việt Nam. Những sáng tác của ông có thể kể tới như Nhà mẹ Lê hay Hà nội băm sáu phố phường… Nhưng truyện ngắn Buổi sớm lại mang tới cho độc giả những trải nghiệm ấn tượng, cùng với những suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc về cuộc sống.

Ông quan niệm rằng: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Những sáng tác của ông thường hướng tới cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo, cũng như tôn vinh vẻ đẹp bình dị của cuộc sống thường nhật. Nhưng dù có ở trong hoàn cảnh cơ cực, bần hàn họ vẫn nhìn thấy được hi vọng sống, nhìn thấy được ánh sáng nơi cuối đường. Khác với những sáng tác của Nam Cao hay Ngô Tất Tố, tác phẩm của Thạch Lam cho chúng ta thấy được niềm tin vào tương lai. Cũng như, dù có ở trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, thì chúng ta cũng thấy được sự nhân ái tràn ngập trong tác phẩm.

Truyện ngắn “Buổi sớm” cũng là một truyện ngắn như vậy của ông. Truyện không có cốt truyện rõ ràng, cũng như không có những tình huống gay cấn, cao trào. Giống như một bản nhạc nhẹ nhàng nhưng lại thổi vào tâm trí con người những suy nghĩ, những cảm xúc thật sâu sắc, thật lắng đọng.Câu truyện vừa là hành trình nhận thức lại cuộc đời của nhân vật chính, cũng vừa như là lời nhắc nhở đối với mỗi người chính ta. Đọc xong tác phẩm, ta lại dường như càng cảm thấy yêu thương cuộc đời này hơn, trân trọng cuộc đời mà mình đang sống, cũng như biết quý trọng từng phút giây mà mình đã trải qua.

Câu truyện được lấy bối cảnh xoay quanh cuộc đời của Bính - cũng là nhân vật chính của câu truyện. Từ khi cha mất, cậu lao mình vào những chốn ăn chơi, quên mất đi luôn cả khái niệm thời gian hằng ngày. Cuộc sống của Bính được tác giả khắc hoạ diễn ra vào buổi đêm - khi mà vạn vật đã ngủ say. Điều đó như thể hiện cho chúng ta thấy sự mất phương hướng, không tìm thấy lối thoát của anh. Tưởng chừng như là những thú vui giải trí, nhưng thực chất lại là gông cùm đang kìm hãm lại bản thân anh. Anh cũng chẳng còn nhận ra bản thân mình của ngày trước nữa, anh cuốn theo những cuộc vui, thả mình vào cái không gian đen tối, bao trùm lên cả cuộc đời trước mắt. Dường như, sự bí bách của gian phòng, của cái không gian tối đen ấy đã khiến cho Bính cũng cảm thấy khó khăn.

Thế rồi, may mắn thay, anh lại tìm được cho mình ánh sáng nơi cuối con đường. Tưởng chừng như đã không còn lối thoát cho bản thân, ngày hôm ấy, anh lại dậy sớm. Anh ngỡ ngàng khi được ngắm nhìn lại buổi sáng bình dị mà anh đã quên từ lâu. Anh ngồi im lặng để thưởng thức, để ngắm trọn lấy cảnh đẹp mà lâu nay anh đã quên. “Một cái yên tĩnh mát hay một cái mát yên tĩnh”, là những cái mát của cuộc sống đời thường. Nhưng đối với người bước từ bóng tối, từ sự ngột ngạt ra như anh, thì cái mát đó lại làm anh như bừng tỉnh. Rồi anh lại nhìn ra những cảnh vật quen thuộc, nhớ tới những thói quen mà khi còn sống cha anh vẫn thường hay làm. Cảnh vật giờ đây như dần trở nên quen thuộc, dần khiến anh nhớ lại những điều đã gắn liền với cuộc sống của anh. Anh như bừng tỉnh khỏi những giấc mê man kéo dài. Trước đây, anh chỉ “tồn tại” với cuộc đời, nhưng giờ đây anh như được “sống lại” đúng nghĩa, làm một con người đúng nghĩa. Những kỉ niệm khi còn trẻ, của cái mát lạnh buổi sớm đã khiến cho một con người lầm đường lạc lối như tìm lại được chính bản thân mình. Câu truyện chính là lời nhắc nhở về cách sống, về nhận thức của chúng ta với cuộc đời. Hãy sống để cảm nhận những vẻ đẹp bình dị nhất của cuộc đời, của những điều thân yêu với chúng ta trong cuộc sống. Cuối cùng, câu nói “Sao dậy sớm thế,con?...” cũng như đã khép lại trái tim thổn thức của nhân vật cũng như độc giả.

Thạch Lam đã rất xuất sắc khi miêu tả tâm lí nhân vật, cũng như là sự thay đổi không gian theo nhận thức của nhân vật. Khi anh vẫn còn đang chìm trong những cuộc ăn chơi không gian được miêu tả tối tăm, chật hẹp, cảm tưởng như không có lối thoát. Khi anh được đánh thức tâm hồn, khung cảnh trở nên bừng sáng, đầy sức sống. Còn cuối cùng, khi đã hiểu ra được vẻ đẹp thật sự của cuộc sống không gian trở nên nhẹ nhàng, mộc mạc cũng như thật gần gũi và bình dị. Cùng với lối viết mà như tâm tình của tác giả đã khiến cho tác phẩm trở nên thật thành công.

Tuy không nổi tiếng như những tác phẩm khác, thế nhưng “Buổi sớm” là một tác phẩm hết sức thành công của tác giả Thạch Lam. Tác phẩm sẽ là một ánh sao sáng, mang đầy những ý nghĩa nhân văn tỏa sáng mãi trên nền trời văn học Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K