Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn An Ninh sinh ngày 15 tháng 9 năm 1900 tại xã Long Thượng, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An) trong một gia đình Nho giáo. Cha là Nguyễn An Khương, giỏi chữ Hán và Quốc ngữ, làm nghề thầy thuốc, dạy học, dịch sách. Mẹ là Trương Thị Ngự, con một gia đình giàu có[3].
Lúc nhỏ, ông sống tại quê ngoại (xã Long Thượng), đến năm 10 tuổi theo cha lên ở hẳn tại khách sạn Chiêu Nam Lầu, nơi cha ông vừa kinh doanh, vừa làm nơi quy tụ, giúp đỡ những nhà yêu nước đương thời đến ẩn trú hoặc tìm đường xuất dương. Được tiếp xúc với những người này và chịu ảnh hưởng của cha, ông đã được hun đúc "tinh thần yêu nước" ngay từ thời thơ ấu.
Nguyễn An Ninh là nhà Tây học đầu tiên của Sài Gòn và Việt Nam đã đấm cho Khổng giáo mấy quả đấm kinh hồn.[12]
Người anh Ninh, tóc chấm vai, mắt sáng như sao, tiếng trong như chuông. Ở đất Sài Gòn mà mặc bà ba, đi guốc, bán báo Chuông rè của mình viết. Hình ảnh đó tự nó đủ gây cảm tình sâu sắc với đồng bào... Một thuở, Nguyễn An Ninh là thần tượng của đồng bào lục tỉnh, của học sinh chúng tôi... Con người sôi nổi, đại chúng đó, hùng hồn ở diễn đàn, bén nhọn trên cột báo, không chút sợ Tây, tà, vào tù như về quê, con người ấy đồng thời là một người trầm tư, mặc tưởng...
Nguyễn An Ninh là một chính khách, học giả, một nhà chính trị hoạt động. Trước hết, anh là một con người của quần chúng, là con người của nhân dân... Trong mắt, trong lòng người Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, chí sĩ Nguyễn An Ninh là một người cách mạng, xứng đáng được lưu danh bằng bia đá, tượng đồng". Từ một sinh viên của Đại học Đông Dương, Nguyễn An Ninh trở thành một chiến sĩ, một lãnh tụ có uy tín lớn và có ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào yêu nước Việt Nam trong suốt gần 2 thập kỷ (từ 1923 đến 1943). Ông còn là nhà tư tưởng, nhà văn hoá và nhà báo lớn. Những tác phẩm của ông về tư tưởng chính trị, về tôn giáo và về văn hoá có ảnh hưởng sâu rộng đối với diễn trình lịch sử văn hoá - tư tưởng Việt Nam cận đại. Ông là một trong những người tiêu biểu nhất của lớp trí thức "Tây học" đầu tiên, dũng cảm dấn thân, xả thân, đem hết tài năng, dũng khí và tính mạng cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |