Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Biểu cảm về tết

biểu cảm về tết
 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
61
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tết là một dịp lễ trọng đại và đặc biệt trong năm, nó mang đến cho mỗi người những cảm xúc khác nhau. Dưới đây là một số biểu cảm phổ biến về Tết:

1. Hồi hộp: Trước khi Tết đến, mọi người thường cảm thấy hồi hộp và háo hức vì chuẩn bị cho những ngày nghỉ dưỡng và sum họp cùng gia đình và bạn bè.

2. Vui mừng: Tết là dịp để gặp gỡ, chia sẻ và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ cùng người thân. Vì vậy, nhiều người cảm thấy vui mừng và hạnh phúc khi được sum họp và trò chuyện với nhau.

3. Bồi hồi: Trong những ngày Tết, có thể có những căng thẳng và áp lực về việc chuẩn bị, làm đẹp, mua sắm và nấu nướng. Do đó, một số người có thể cảm thấy bồi hồi và lo lắng về việc hoàn thành các công việc này.

4. Thư thái: Tết cũng là dịp để nghỉ ngơi và thư giãn sau một năm làm việc vất vả. Nhiều người cảm thấy thư thái và yên bình khi được nghỉ ngơi và tận hưởng không gian gia đình.

5. Hối tiếc: Với những người không thể về quê hoặc gặp gỡ người thân trong dịp Tết, họ có thể cảm thấy hối tiếc và buồn vì không thể tham gia vào không khí vui tươi và ấm áp của ngày lễ này.

6. Tự hào: Tết cũng là dịp để tự hào về truyền thống và văn hóa dân tộc. Nhiều người cảm thấy tự hào khi có cơ hội thể hiện và duy trì những giá trị truyền thống trong gia đình và cộng đồng.

Tuy nhiên, biểu cảm về Tết có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người và hoàn cảnh cụ thể.
2
0
Tr Hải
01/01 10:36:21
+5đ tặng

Khi mà sự lạnh giá của mùa đông đang dần được sưởi ấm thêm bằng những tia nắng mai cũng là lúc mùa xuân tới - báo hiệu ngày Tết Nguyên Đán đang ngày một đến gần. Từ biết bao đời nay, ngày Tết cổ truyền chính là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa đối với mọi người dân Việt Nam.

Những ngày Tết thực sự sẽ chỉ được tính từ sau đêm giao thừa đến hết ngày mùng 3 tháng Giêng, thế nhưng không khí ngày Tết cổ truyền có lẽ đã hòa quyện vào khắp các nẻo đường, các gia đình và trong tâm trí mọi người từ ngày 23 tháng Chạp - cúng tiễn ông Táo về trời. Dường như từ lúc đó, mọi hoạt động hằng ngày của con người cũng thấm đượm cái hương vị đặc trưng của Tết Nguyên Đán.

Ngay từ những ngày giáp Tết ấy, chúng ta chắc hẳn ai cũng cảm nhận được có vẻ dòng chảy của thời gian đang vội vàng, trôi qua nhanh hơn bình thường. Mọi người ai cũng tất bật giải quyết hết những công việc của năm cũ, rồi lại tranh thủ thời gian để chuẩn bị, sửa soạn để có một cái Tết ấm áp, đủ đầy nhất. Những ngày này có vẻ đi tới đâu chúng ta cũng nghe được những câu nói cửa miệng: "Chết rồi, nhà tôi vẫn chưa dọn dẹp được tí nào", "Ôi thôi, tôi còn chưa mua sắm được gì cho ngày Tết" hay những câu hỏi thăm năm nay nhà bạn có về quê ăn Tết không, đã chuẩn bị được gì cho Tết chưa.... Thế nhưng chính những lời than, những câu hỏi thăm ấy lại tạo nên nét đặc trưng của Tết bởi dù có tất bật hơn ngày thường nhưng ai ai cũng háo hức, cũng mong chờ tới ngày được quây quần bên gia đình.

Càng sát Tết, cảnh vật lại càng sinh động, lại càng nhiều màu sắc hơn. Trên khắp các nẻo đường, cờ hoa được treo tung bay rực rỡ, những bảng đèn led rực rỡ sắc màu cũng được thắp lên khiến cho sự háo hức, rạo rực lại càng tăng thêm trong mỗi người. Hoà chung với không khí náo nức ấy là những hoạt động quen thuộc của mỗi gia đình: dọn dẹp nhà cửa, đi sắm đồ Tết, mua cây cảnh về trưng... Đến ngày ba mươi Tết, dường như mọi sự bận rộn, tất bật cũng đã dừng lại để dành lại cho mọi người thời gian quây quần bên nhau. Trên bàn tiếp khách đã bày biết bao loại bánh kẹo với vỏ ngoài sặc sỡ, các loại mứt Tết ngọt ngào như tình cảm mọi người dành đến cho nhau trong những ngày này. Trong cái tiết trời lành lạnh, cùng những mùi hương ngày Tết hoà vào khiến mọi thứ trở nên thật đặc trưng, thật gần gũi đến lạ thường.

Suốt ba ngày Tết, tất cả mọi người đều tạm gác lại những bộn bề, lo toan ngoài kia để đoàn tụ với gia đình, với người thân. Đã từ rất lâu rồi, ngày Tết như một khoảng lặng để thắt chặt thêm sợi dây tình cảm gia đình bởi gần như chỉ có Tết mọi người mới có thể thong thả để trải qua những ngày bình yên với gia đình, mới có thể cùng nhau ngồi lại kể những câu chuyện cũ, cùng nói cười với nhau.

Ngày nay, cuộc sống của chúng ta đã ngày càng phát triển, nhịp sống cũng nhanh hơn trước nhiều. Ngày Tết cũng đã có ít nhiều thay đổi nhưng nó vẫn là những ngày quan trọng trong năm, là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa với mỗi người. 

Hy vọng bài viết trên của Luật Minh Khuê đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Lộc
01/01 10:36:35
+4đ tặng

Tết là gì? Tết là niềm vui của con trẻ ngập tràn trong hạnh phúc. Nào là kẹo, nào bánh, nào bóng bay, pháo hoa, nào tiền lì xì, nào những lời chúc lời khen “năm nay lớn quá”. Ấy là những ký ức con trẻ mỗi lần nhớ đến Tết. Chả cần hiểu Tết là cái gì, trẻ thơ chỉ quan niệm một điều: Tết là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất, là tình yêu thương mà bao nhiêu người thân giành cho nó.

Tết không phải là mùng 1, mùng 2, mùng 3, mà chính là những ngày 28, 29, 30 tháng chạp. Cứ mỗi khi được nghỉ Tết, là cả nhà lao vào những công việc chuẩn bị cho Tết. Con thì nhận phần công việc lau chùi, quét dọn nhà cửa... bố thì làm những công việc phải leo trèo, sửa chữa... còn mẹ thì tất bật chợ búa, nấu nướng và quán xuyến gia đình. Ai cũng mệt cũng bận nhưng đều vui cả, vì mọi người đều hăng hái chuẩn bị cho ngày Tết trọng đại nhất trong năm của người Việt.

Tôi còn nhớ màu xanh của lá dong, hình ảnh mà bố mẹ ngồi lau lá, gói bánh. Trông cái bánh vuông vức, xanh và rất đẹp và rồi cái giờ phút ngồi trông bánh chưng rất ấm áp và có cái gì đó đang reo trong lòng. Bây giờ đã lớn, tôi cũng tranh phần trông bánh với bố mẹ. Có năm tôi rủ mấy đứa bạn thân cùng ngồi vây quanh bếp để trông bánh chưng chín. Và ngồi bán tán về những sự kiện diễn ra năm sắp qua và những dự định cho một năm mới nhiều niềm vui và hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười và có những thành công trên con đường học tập của năm tới. Tôi có cảm giác rất vui và hạnh phúc. Gần Tết công việc tất bật và bộn bề, ai cũng muốn giải quyết cho xong những công việc còn đang dở dang.

 

Ai mà chưa đi chợ Tết thì đã bỏ phí một nửa cái Tết rồi, chợ Tết mang hết cái hồn của nơi đây, trù phú hưng thịnh: nào hoa, nào hàng, cả người nữa hòa vào dòng nhộn nhịp vui tươi, có khi chả mua cái gì đâu thế mà người ta vẫn cứ đi, chủ yếu là muốn hít cái không khí vui tươi.

Đến khoảng 28 - 29 là trong nhà lại dọn chỗ cho một cây đào: năm cây to, cây nhỏ, năm nhiều hoa nhiều lộc, cũng có năm chả có nụ nào nhưng Tết nào cũng có đào Tết. Đèn nháy, đèn màu cũng được treo lên khắp nhà.

Tết có thể trôi qua đến vù nhưng ngày 30 là ngày dài nhất, mấy ngày Tết có thể chỉ đọng lại chút gì đó mờ nhạt cùng lắm là chút hương rau mùi rửa mặt cho sáng mùng 1. Bữa cơm tất niên ấm cúng quây quần cả nhà vui vẻ, đầm ấm. Có thể do ngày 30 có giao thừa nên đáng nhớ chăng? Từ chiều bố, mẹ và tôi đã tất bật chuẩn bị cho giao thừa: xếp mâm ngũ quả, bày bánh kẹo, nấu mâm cơm cúng, nấu chè (món này bây giờ được cắt giảm rùi, bận lắm).

Cuối cùng thời khắc giao thừa cũng đã đến, cảm giác ấm áp và hạnh phúc, khi thời khắc giao thừa đến cả nhà cũng ra ngoài sân xem bắn pháo hoa (Nhưng chẳng biết có phải mấy năm gần đây nhà nước cấm pháo hay không mà chỗ mình không còn cái khoản đốt pháo đón giao thừa nữa. Sau đó thì cả nhà cùng bước vào trong nhà chờ bố thắp hương cũng gia tiên, bố mẹ sẽ gửi những lời chúc tốt đẹp và trân thành cho năm mới tới cả gia đình và lì xì. Rồi các con cũng gửi những lời chúc Tết đến bố mẹ mình. Cả nhà cùng ngồi ăn bánh kẹo đủ màu sắc.

Thế là một năm cũ đã qua, một năm mới đã đến, mọi người cùng chúc nhau những lời chúc tụng cho một năm mới nhiều may mắn, an lành và hạnh phúc... Cứ thế mấy ngày Tết đã trôi qua, cuộc sống lại trở lại thường nhật, có người còn chưa kịp hưởng thụ xong cái không khí Tết mà Tết đã qua rồi.

0
0
hmn
01/01 10:36:45
+3đ tặng

việc lưu giữ những nét đẹp truyền thống của quê hương.

Cảm nghĩ về ngày tết cổ truyền ngắn gọn

Tết đến, tôi cảm thấy vô cùng háo hức. Quê hương như khoác lên một chiếc áo mới. Các khu phố được trang hoàng rực rỡ. Những con đường tấp nập phương tiện giao thông. Khu chợ nhộn nhịp, đông đúc. Rất nhiều mặt hàng Tết được bày bán. Mọi người thi nhau đi mua sắm. Gần Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa. Công việc dù bận rộn nhưng tôi cảm thấy rất vui vẻ. Tôi thích nhất là được ngồi xem ông bà, bố mẹ gói bánh chưng. Chiều ba mươi Tết, mọi người quây quần bên mâm cơm Tất niên ấm cúng. Buổi tối, tôi ngồi xem chương trình Táo Quân. Sau đó, tôi sẽ đi xem bắn pháo hoa cùng với chị gái. Sáng mùng một Tết, tôi thức dậy thật sớm để mặc quần áo mới. Sau đó, tôi xuống chúc Tết ông bà, bố mẹ và nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và yêu thích Tết

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư