Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn khoảng 15 - 20 dòng ghi lại cảm xúc, cảm nhận của em khi đọc bài "Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy

Viết đoạn văn khoảng 15-20 dòng ghi lại cảm xúc, cảm nhận của em khi đọc bài "Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.066
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Khi đọc bài "Tre Việt Nam" của Nguyễn Duy, tôi cảm nhận được sự mạnh mẽ và sự kiên cường của người dân Việt Nam trong cuộc sống khắc nghiệt. Bài thơ mang đến cho tôi một cảm giác tự hào về quê hương và những người dân Việt Nam.

Nguyễn Duy đã miêu tả tre Việt Nam như một biểu tượng của sự bền bỉ và kiên nhẫn. Tre không chỉ là một loại cây mà còn là một biểu tượng của sự sống và sự vươn lên. Dù trong những điều kiện khắc nghiệt như gió bão, tre vẫn đứng vững và không bị gãy đổ. Điều này cho thấy sự kiên cường và sức mạnh của người dân Việt Nam trong cuộc sống.

Bài thơ còn đề cập đến việc tre được sử dụng để làm nhiều đồ vật hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Tre được dùng để làm nhà, làm cầu, làm ghe, làm nón và nhiều vật dụng khác. Điều này cho thấy sự thông minh và sáng tạo của người dân Việt Nam trong việc tận dụng tài nguyên tự nhiên để phục vụ cuộc sống.

Đọc bài thơ, tôi cảm nhận được tình yêu và lòng tự hào của Nguyễn Duy dành cho quê hương. Ông đã miêu tả tre Việt Nam như một biểu tượng của sự bền bỉ và sức mạnh của người dân Việt Nam. Bài thơ đã khơi dậy trong tôi niềm tự hào về quê hương và những người dân Việt Nam, cũng như khích lệ tôi trở nên kiên nhẫn và bền bỉ trong cuộc sống.

Tổng thể, khi đọc bài "Tre Việt Nam" của Nguyễn Duy, tôi cảm nhận được sự mạnh mẽ và sự kiên cường của người dân Việt Nam. Bài thơ đã khơi dậy trong tôi niềm tự hào và lòng yêu quê hương, cũng như khích lệ tôi trở nên kiên nhẫn và bền bỉ trong cuộc sống.
4
0
Hồng Anh
11/01/2024 12:32:41
+5đ tặng

Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam. Nó đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cây tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như con người. Tre còn gắn bó với cuộc sống của người nông dân Việt Nam. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Cây tre gắn bó với cuộc sống của con người Việt Nam như một người bạn tri kỷ. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Dù cuộc sống có hiện đại hơn, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình. Cây tre rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
gọi to la emyeuu
11/01/2024 17:45:38
+4đ tặng

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm. Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam. Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững. Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta. Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền. "Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai. Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau. Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.




 



 



 
Duy Hiếu Trịnh
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm. Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam: "Tre xanh, Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh". Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững: "Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm. Thương nhau, tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người." Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta: "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”. hay: "Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lự thường". hay: "Măng non là búp măng non Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre". Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền: "Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc, tre nhường cho con". "Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai. Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau: "Mai sau, Mai sau, Mai sau, Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh". Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. "Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm. Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam: "Tre xanh, Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh". Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững: "Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm. Thương nhau, tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người." Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta: "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”. hay: "Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lự thường". hay: "Măng non là búp măng non Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre". Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền: "Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc, tre nhường cho con". "Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai. Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau: "Mai sau, Mai sau, Mai sau, Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh". Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-cua-em-khi-doc-bai-tre-viet-nam-cua-nguyen-duy-c118a21198.html

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×