Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao trong cùng thời điểm lịch sử, cuộc cải cách ở Xiêm thành công những cuộc cải cách ở Việt Nam như

vì sao trong cùng thời điểm lịch sử, cuộc cải cách ở Xiêm thành côn nhưng cuộc cải cách ở Việt Nam như: cải cách của Nguyễn Trường Tộ, cải cách Phan Chu Trinh.... lại thất bại?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
361
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Có nhiều yếu tố có thể giải thích tại sao cuộc cải cách ở Xiêm (nay là Thái Lan) thành công trong khi cuộc cải cách ở Việt Nam thất bại trong cùng thời điểm lịch sử. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể được xem xét:

1. Đặc điểm văn hóa và lịch sử: Xiêm có một truyền thống lâu đời của việc cai trị tập trung và quyền lực tập trung trong tay của vua. Điều này đã tạo ra một nền tảng tốt cho việc thực hiện các cải cách từ trên cao. Trong khi đó, Việt Nam có một truyền thống lịch sử phân quyền và tự chủ, với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các gia tộc và quan lại. Điều này đã tạo ra một khó khăn lớn trong việc thực hiện các cải cách từ trên cao.

2. Sự ảnh hưởng của các thế lực bảo thủ: Trong thời điểm lịch sử này, có nhiều thế lực bảo thủ ở Việt Nam, bao gồm các quan lại, gia tộc và các lực lượng phản động, đã chống lại các cải cách và duy trì trạng thái hiện tại của họ. Trong khi đó, ở Xiêm, vua Rama V đã có sự ủng hộ mạnh mẽ từ các quan lại và tầng lớp thượng lưu, giúp ông thực hiện các cải cách một cách hiệu quả.

3. Sự ảnh hưởng của các thế lực ngoại vi: Trong thời điểm lịch sử này, Việt Nam đang chịu sự áp đặt của các thế lực ngoại vi, bao gồm Pháp và Trung Quốc. Sự can thiệp và áp đặt của các thế lực này đã làm cho việc thực hiện các cải cách ở Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, Xiêm đã giữ được độc lập tương đối và không chịu sự can thiệp mạnh từ các thế lực ngoại vi, cho phép vua Rama V thực hiện các cải cách một cách tự do hơn.

4. Sự khác biệt trong quyết tâm và khả năng lãnh đạo: Vua Rama V của Xiêm được biết đến là một nhà cải cách quyết tâm và có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ. Ông đã thực hiện các biện pháp quyết liệt để đẩy mạnh cải cách và đối mặt với sự chống đối. Trong khi đó, các nhà cải cách ở Việt Nam, như Nguyễn Trường Tộ và Phan Chu Trinh, mặc dù có ý chí và ý thức cải cách, nhưng không có đủ quyền lực và ủng hộ để thực hiện các biện pháp cải cách một cách hiệu quả.

Tóm lại, sự khác biệt trong văn hóa, lịch sử, sự ảnh hưởng của các thế lực bảo thủ và ngoại vi, cùng với khả năng lãnh đạo và quyết tâm của các nhà cải cách, đều có thể giải thích tại sao cuộc cải cách ở Xiêm thành công trong khi cuộc cải cách ở Việt Nam thất bại trong cùng thời điểm lịch sử.
1
0
Thu Huyen
12/01 20:20:47
+5đ tặng

- Thứ nhất, khác biệt về vị thế, tiềm lực của vương triều Chakri (ở Xiêm) và triều Nguyễn (ở Việt Nam)

+ Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Xiêm đã được xây dựng và củng cố từ giữa thế kỷ XVIII. Nhìn chung, trong thời gian trị vì của vua Rama I đến Rama V, tình hình chính trị - xã hội ở Xiêm tương đối ổn định.

+ Ở Việt Nam, nhà Nguyễn ra đời vào đầu thế kỉ XIX; tình hình chính trị - xã hội của đất nước không ổn định do triều Nguyễn thường xuyên phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Tính chung từ đầu thời Gia Long (năm 1802), đến thời Tự Đức (1862), ở Việt Nam đã diễn ra khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại triều đình.

- Thứ hai, khác biệt về tiền đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

+ Những cơ sở chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục của vương quốc Xiêm so với Việt Nam vào thế kỷ XIX có nhiều thuận lợi hơn cho việc hình thành, phát triển và thực hiện các chủ trương cải cách.

+ Mặc dù cả Xiêm và Việt Nam đều là chế độ phong kiến trung ương tập quyền, nhưng so với Việt Nam, xã hội Xiêm là một xã hội thống nhất, cởi mở hơn. Tuy nền kinh tế của cả hai nước đều lấy canh tác nông nghiệp làm cơ sở phát triển, nhưng yếu tố hàng hoá, thị trường ở Xiêm phát triển mạnh hơn nhiều so với Việt Nam.

=> Nói tóm lại, ở Xiêm, những tiền đề cho xu hướng cải cách được định hình và phát triển đầy đủ hơn.

- Thứ ba, khác biệt về lực lượng tiến hành cải cách

+ Ở Xiêm: các nhà vua Thái Lan và các quan chức cao cấp trong bộ máy hành chính, vừa là những người chủ xướng đưa ra ý tưởng cải cách, canh tân đất nước, vừa là những người có quyền lực để thực thi những chủ trương đó.

+ Ở Việt Nam: lực lượng đề xướng cho trào lưu cải cách, canh tân đất nước là một số ít quan lại, nho sĩ tiến bộ, thức thời. Những nhà cải cách ở Việt Nam không phải là người nắm giữ quyền lực tối cao của đất nước. Bên cạnh đó, trào lưu cải cách ở Việt Nam cũng không nhận được sự ủng hộ của triều Nguyễn (đứng đầu là vua Tự Đức).

- Thứ tư, sự khác biệt trong thái độ ứng phó với thực dân phương Tây

+ Ở Xiêm: triều đình Xiêm đã có nhận thức đúng đắn về tình hình khu vực và quốc tế, biết tận dụng một cách triệt để thời cơ, biết khai thác mâu thuẫn giữa các đối thủ, biết hy sinh những lợi ích trước mắt, phục vụ cho những mục tiêu lâu dài. Trên cơ sở đó, họ đã đề ra đường lối đối ngoại phù hợp, cởi mở, thực dụng (Xiêm nhận thức được vị trí “vùng đệm” của mình và những mâu thuẫn, sự kình địch giữa thực dân Anh và Pháp, trên cơ sở đó, chính phủ Xiêm đã khôn khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình).

+ Ở Việt Nam: trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm kháng chiến; phạm nhiều sai lầm trong đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao. Mặt khác, trước sức mạnh quân sự vượt trội của Pháp, nội bộ triều Nguyễn đã có sự phân hóa thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến (phái chủ hòa lại chiếm ưu thế trong triều đình).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Huy Anh
12/01 20:26:33
+4đ tặng

Bối cảnhSửa đổi

Năm 1767, sau khi xưng hùng xưng bá ở Đông Nam Á trong gần 400 năm, vương quốc Ayutthaya đã bị quân Myanma đánh bại.

Mặc dù thất bại hoàn toàn của trước cuộc xâm lược của Myanma, nước Xiêm sau đó đã phục hồi nhanh chóng. Taksin - một quý tộc người gốc Hoa có tài năng lãnh đạo quân sự - đã lãnh đạo cuộc khàng chiến chống Myanma đi đến thắng lợi hoàn toàn. Vương quốc Ayutthaya được tái lập với thủ đô ở Thonburi bên bờ tây của sông Chao Phraya, 20km so với bờ biển. Năm 1768, ông lên ngôi vua Taksin (nay chính thức được gọi là Taksin Đại đế). Ông nhanh chóng tái thống nhất vùng đất miền trung Thái Lan dưới sự cai trị của mình, và năm 1769 ông cũng đã chiếm phía tây Campuchia. Ông sau đó hành quân về phía nam và tái cai trị bán đảo Mã Lai xa về phía nam như Penang và Terengganu. Sau khi củng cố vị trí ở Xiêm, Taksin tấn công người Myanma ở phía bắc năm 1774 và chiếm Chiang Mai năm 1776, thống nhất vĩnh viễn Xiêm và Lan Na. Vị tướng hàng đầu của Taksin trong chiến dịch này là Thong Duang, mang tước hiệu Chao Phraya, còn được gọi là chúa Chakri. Năm 1778, Chakri dẫn một đội quân Xiêm chiếm Viêng Chăn, Luang Phrabang, và cuối cùng thiết lập sự thống trị của vương quốc Xiêm khắp xứ Lào. Chakri trở thành nhân vật quyền lực thứ hai trong Triều Thonburi, chỉ sau vua Taksin.

Năm 1782, vua Taksin bị thuộc hạ giết. Hiện chưa rõ thuộc hạ của ông mưu hại ông vì ông cuối đời mắc bệnh điên như chính sử Thái Lan ghi hay đây là kết quả của kế hoạch đảo chính của Chakri. Dù sao, ngay sau khi vua Taksin bị hại, Chakri kéo quân trở về Thonburi và được các tướng lĩnh ủng hộ lên làm vua, khai sáng Triều Chakri và lập nên vương quốc Xiêm (Rattanakosin).


Thời kỳ dựng nướcSửa đổi

Chakri làm vua, xưng là Ramathibodi. Đời sau quen gọi ông là Rama I. Ông quyết định dời đô từ Thonburi về Bang Makok, nay chính là Bangkok. Hoàng cung đặt ở khu vực Rattanakosin bốn phía là sông và kênh rạch tạo thành những hào nước phòng thủ tự nhiên. Sử gia phương Tây gọi vương quốc của Rama I là vương quốc Rattanakosin chính vì lý do này.

Rama I khôi phục lại chế độ chính trị xã hội Ayutthaya, nhưng ban hành và áp dụng chế độ pháp luật mới. Ông không áp dụng chế độ tể tướng, mà thay vào đó là chế độ 6 đại thần do 6 người trong hoàng gia nắm giữ. Có 1 phó vương kiêm chỉ huy quân đội do em trai của Rama I giữ chức. Về đối ngoại, Rama I vẫn giữ vững sự cai trị của Xiêm đối với Campuchia. Song có 2 sự kiện đối ngoại đáng chú ý trong thời Rama I. Năm 1785, chiếm giữ một số nơi ở Bắc và Nam Thái Lan. Quân Xiêm đẩy lui được quân Myanma ở phía tây. Sự kiện thứ hai là việc quân Xiêm lấy cớ giúp Nguyễn Ánh, tiến công Việt Nam vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhưng bị quân Tây Sơn đánh cho thảm bại. Rama I mất năm 1809. Thời Rama I, Xiêm La hòa hiếu với nhà Nguyễn Việt Nam, nhưng các nước Lào (vương quốc Viêng Chăn, vương quốc Champasak, vương quốc Luang Phrabang) và Campuchia (Cao Miên) hoàn toàn thuộc quyền bảo hộ của Xiêm.

15 năm tiếp theo dưới sự cai trị của Rama II là thời kỳ ổn định và hòa bình. Vì vua Rama I có 42 người con, em của ông (phó vương) có 43 người con, và bản thân Rama II có 73 người con, nên hoàng gia có đủ người của mình để nắm giữ mọi vị trí quan trọng trong chính quyền và tôn giáo. Năm 1810, Xiêm cử 1 sứ đoàn tới Thanh. Năm 1818, sứ đoàn Bồ Đào Nha từ Ma Cao tới Xiêm. Đây là lần đầu tiên có sứ đoàn phương Tây tới Xiêm. Giai đoạn 1813-1834, triều đinh Cao Miên của Ang Chan II dù vẫn nằm trong tầm ảnh hưởng của Xiêm, nhưng đã nhờ sự bảo hộ của nhà Nguyễn Việt Nam để cân bằng với Xiêm.

Giữa năm 1824, Rama III nối ngôi vua. Dưới thời ông, Xiêm tích cực tiến hành chiến tranh với Lào, Campuchia, Đại Nam, và với Myanma (theo yêu cầu của Anh). Khi Mengrui, lúc đó thuộc Xiêm nhưng nay của Myanma, bị quân Anh tấn công, Rama III cho sơ tán toàn bộ người Xiêm khỏi đây, và ra lệnh tránh đụng độ với quân Anh. Năm 1826, Xiêm và Anh ký Hòa ước Burney, theo đó Xiêm mở cửa cho Anh buôn bán và công nhận Penang nằm dưới sự cai trị của Anh. Đổi lại, Anh chỉ ghi nhận đòi hỏi của Xiêm ở Kedah, Kelantan, Perlis và Terengganu. Năm 1827, Xiêm trấn áp thành công cuộc nổi dậy định giành lại tự chủ của vua Anuvong vương quốc Viêng Chăn, tàn phá kinh đô Viêng Chăn, bắt rất nhiều người Lào tới Isan để giảm sức kháng cự của Viêng Chăn. Năm 1833-1834, nhân cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, Xiêm La đưa quân xâm lược Nam Kỳ thuộc Đại Nam, qua ngả vịnh Thái Lan và Cao Miên. Sau thất bại ở Thuận Cảng An Giang, Xiêm mất kiểm soát với phần lớn Cao Miên vào tay Đại Nam cho tới năm 1840. Năm 1840, Xiêm giành lại được quyền kiểm soát Cao Miên, đưa Ang Duong về làm vua Cao Miên, và quấy rối Nam Kỳ của Đại Nam năm 1841-1842. Dẫn tới cuộc Chiến tranh Việt–Xiêm (1841-1845) ở trên đất Nam Kỳ (1841-1842) và sau đó trên lãnh thổ Campuchia (năm 1845), kết thúc cuộc chiến bằng việc bảo hộ song phương của cả Đại Nam (Việt Nam) lẫn Xiêm La (Thái Lan) lên Cao Miên năm 1847. Trước sức ép của các cường quốc phương Tây đòi mở cửa cho thương mại, Xiêm phải hạn chế chiến tranh với Myanma và Việt Nam, cự tuyệt các đề nghị mở cửa. Thay vào đó, Rama III lại tăng cường trao đổi thương mại với nhà Thanh. Từ thời còn là bộ trưởng thương mại khi cha mình ở ngôi, Rama III đã có quan hệ mật thiết với thương nhân người Hoa và từ đó chịu ảnh hưởng lớn của Trung Quốc. Xiêm thời Rama III đã chào đón người Hoa di cư từ Trung Quốc sang. Nhiều người gốc Hoa được trọng dụng làm quan lại. Nhiều tác phẩm Trung Quốc được biên dịch sang tiếng Thái.

Năm 1851, Rama IV (Mongkut) lên ngôi. Trái với vua anh (Rama III), Rama IV có thái độ cởi mở hơn với phương Tây. Năm 1855, Xiêm ký với Anh Hòa ước Bowring, theo đó thuế nhập khẩu các loại vào Xiêm giảm xuống chỉ còn 3%, các độc quyền thương mại của hoàng gia bị loại bỏ, một số lãnh thổ hải ngoại phải nhường cho Anh. Các cường quốc phương Tây khác cũng lập tức yêu cầu tương tự và đều được chấp nhận. Rama IV cho rằng đe dọa thực sự đối với sự tồn vong của Xiêm không phải là từ Anh mà từ Pháp vì Anh thích chiếm ưu thế thương mại còn Pháp thì thích xây dựng đế chế thuộc địa. Rama IV nhượng bộ Anh vì muốn Anh sẽ ủng hộ Xiêm nếu Pháp tấn công Xiêm. Thực tế thì Anh cũng muốn biến Xiêm làm vùng đệm giữa xứ Myanma thuộc Anh với xứ Đông Dương thuộc Pháp. Trước những sức ép từ phương Tây, Rama IV muốn cải cách thể chế chính trị trong nước. Song ông không làm được nhiều vì sự phản đối của hoàng gia và quan lại. Dù sao, những nỗ lực của ông đã cho phép những cải cách sau đó phát triển.


Đại chiến Hồ-Minh và quyết định sai lầm của Chu Đệ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×