LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu những lần đổi tên của Đảng ( tên và thời gian), so sánh luận cương chính trị với cương lĩnh chính trị

Tìm hiểu những lần đổi tên của Đảng ( tên và thời gian), so sánh luận cương chính trị với cương lĩnh chính trị.
4 trả lời
Hỏi chi tiết
82
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã trải qua nhiều lần đổi tên trong quá trình phát triển của mình. Dưới đây là danh sách các lần đổi tên của Đảng và thời gian tương ứng:

1. Đảng Cộng sản Đông Dương (1930-1945): Đây là tên gọi ban đầu của Đảng, được thành lập vào năm 1930 tại Hong Kong. Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoạt động trong thời gian từ năm 1930 đến năm 1945, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Nhật Bản.

2. Đảng Lao động Việt Nam (1945-1976): Sau khi chiến thắng cuộc kháng chiến chống Pháp và Nhật Bản, Đảng đã đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam vào năm 1945. Đây là thời kỳ xây dựng và phát triển Đảng trong giai đoạn cách mạng dân tộc.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976-nay): Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1976, Đảng Lao động Việt Nam đã đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó đến nay, Đảng đã tiếp tục lãnh đạo và quản lý đất nước, tham gia vào quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ sở lý thuyết và hướng dẫn cho hoạt động của Đảng và nhà nước. Luận cương chính trị của Đảng được thể hiện qua các tài liệu quan trọng như Hiến pháp, Nghị quyết Đại hội Đảng, các văn kiện chính sách và các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng.

Cương lĩnh chính trị của Đảng là nguyên tắc và mục tiêu chính trị mà Đảng đề ra và theo đuổi. Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện qua các mục tiêu cơ bản như xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh cho độc lập, tự do, dân chủ, công bằng xã hội và tiến bộ văn minh.

Luận cương chính trị và cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đều phản ánh tư tưởng Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với thực tế và yêu cầu phát triển của đất nước.
2
0
Tiến Dũng
14/01 20:49:45
+5đ tặng

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Ðảng (tháng 2/1930) thảo luận, thông qua. Tuy ngắn gọn, chỉ có 282 chữ, nhưng Chánh cương đã xác định rõ ràng nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.

Chánh cương chỉ rõ, về chính trị: Ðánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông.

Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu hết các sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng...) của tư bản Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu ruộng đất của tư bản Pháp và đại địa chủ để làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang phát triển công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ.

Về xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, thực hiện phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

Cùng với Chánh cương vắn tắt, Bác còn soạn thảo và được Hội nghị thành lập Ðảng thông qua Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt, Ðiều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Ðảng. Tất cả những tài liệu này đã trở thành những văn kiện quan trọng có tính kinh điển của Ðảng ta, xác lập đường lối chiến lược, sách lược cơ bản của cách mạng Việt Nam và tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ðảng Cộng sản Việt Nam.

* Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10 năm 1930)

Tháng 10/1930, sau 8 tháng Đảng ra đời, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời có ý nghĩa như một Đại hội cũng tổ chức tại Hương Cảng do điều kiện trong nước bị đế quốc đàn áp khủng bố gắt gao phong trào cách mạng. Hội nghị (họp từ ngày 14/10 đến 31/10/1930) thông qua bản Luận cương chánh trị, án nghị quyết của Trung ương toàn thể Đại hội nói về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, Điều lệ Đảng, hợp thành nội dung Cương lĩnh thứ hai của Đảng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Chou
14/01 20:49:50
+4đ tặng

Giống nhau:

Về phương hướng chiến lược của cách mạng: Cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản.

Về phương pháp làm cách mạng: Đứng trước hoàn cảnh của đất nước đang bị áp bức, bóc lột bởi sức mạnh của thực dân và phong kiến cả hai bản cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị đều nhận thấy cách mạng không còn con đường nào khác là bằng con đường bạo lực cách mạng.

Về quan hệ quốc tế: Cả hai bản cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị đều chỉ ra vị trí của cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới và phải không ngừng liên lạc với cách mạng thế giới để mở rộng mối quan hệ đối ngoại.

Về giai cấp lãnh đạo: Cả cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị đều chỉ ra được giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội ngũ là giai cấp công nhân những người có kinh nghiệp và là đầu đưa cách mạng Việt Nam đi đến chiến thắng.

Khác nhau:

Về tầm ảnh hưởng thì cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 xây dựng đường lối cách mạng của Việt Nam, còn đối với bản luận cương tháng 10/1930 xây dựng đường lối của không chỉ trong phạm vi cách mạng Việt Nam mà còn cả khối Đông Dương lúc bấy giờ.

Về nhiệm vụ và xác định kẻ thù: Ở hai văn kiện này có sự khác nhau về nhiệm vụ.

Đối với cương lĩnh chính trị đầu tiên nhiệm vụ quan trọng nhất của cách mạng là phải đánh đổ đế quốc Pháp hung tan sau đó mới đánh đổ phong kiến (đẩy nhiệm vụ dân tộc lên trước nhiệm vụ giai cấp) để làm cho Việt nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông.

Đối với Luận cương chính trị tháng 10/1930 lại có nhiệm vụ khác với cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 khi xác định nhiệm vụ quan trọng trước mắt của cách mạng không phải là đánh đổ đế quốc trước mà là đánh đổ phong kiến trước sau đó mới đánh đổ đế quốc Pháp, (đặt nhiệm vụ giai cấp lên trên nhiệm vụ dân tộc) làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Đây là một điểm hạn chế nghiêm trọng của bản luận cương tháng 10/1930 khi không xác định được đúng kẻ thù dẫn đến nhiều phong trào cách mạng của nhân dân ta bị tổn thất nặng nề như kể đến đó là phong trào Xô Viết – Nghệ tĩnh.

Về lực lượng cách mạng: Hai cương lĩnh có sự đánh giá khác nhau về lực lượng cách mạng. Cụ thể:

Đối với cương lĩnh chính tháng 2/1930 xác định lực lượng làm cách mạng là khối đại đoàn kết dân tộc, mọi giai cấp tầng lớp xã hội trong đó nòng cốt là giai cấp công nhân và nông dân. Không có sự phân biệt, hễ ai có lòng yêu nước tận tâm giành lại độc lập cho đất nước thì đều là người của cách mạng.

Đối với luận cương tháng 10/1930 xác định lực lượng của cách mạng là giai cấp vô sản hay giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và giai cấp nông dân là sức mạnh của cách mạng còn những giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội không phải là lực lượng của cách mạng và có thể theo Pháp bất cứ lúc nào; chính vì những phán đoán sai lầm này mà trong suốt một quá trình dài cách mạng Việt Nam đã mất đi một lực lượng lớn của cách mạng.

Nhìn chung, hai bản cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị có nhiều điểm tương đồng do xuất phát từ cùng một góc nhìn về thời đại lúc bấy giờ; tuy nhiên xét về hoàn cảnh áp dụng thì có nhiều điểm khác nhau; đặc biệt là đối với bản luận cương chính trị tháng 10/1930 đã thể hiện rõ nhiều yếu điểm, hạn chế so với cương lĩnh chính trị tháng 2/1930. Để phù hợp thì luận cương tháng 10/1930 đã được sửa đổi, bổ sung vào các kỳ họp trung ương đảng tiếp theo.

    1
    0
    Phạm Huy
    14/01 20:51:46
    +3đ tặng

    Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là văn bản trình bày tóm tắt mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh chính trị được coi là văn bản có giá trị cao nhất trong hệ thống các văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có năm cương lĩnh:

    - Cương lĩnh chính trí đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930);

    - Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930);

    - Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (2-1951);

    - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam (6-1991);

    - Cương lĩnh xây dựng đất nưỡ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

    2
    0
    ko có tên
    14/01 20:54:20
    +2đ tặng
    Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Ðảng (tháng 2/1930) thảo luận, thông qua. Tuy ngắn gọn, chỉ có 282 chữ, nhưng Chánh cương đã xác định rõ ràng nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. Chánh cương chỉ rõ, về chính trị: Ðánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông. Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu hết các sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng...) của tư bản Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu ruộng đất của tư bản Pháp và đại địa chủ để làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang phát triển công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ. Về xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, thực hiện phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

    Bạn hỏi - Lazi trả lời

    Bạn muốn biết điều gì?

    GỬI CÂU HỎI
    Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
    Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

    Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

    Vui Buồn Bình thường

    Học ngoại ngữ với Flashcard

    ×
    Trợ lý ảo Trợ lý ảo
    ×
    Gia sư Lazi Gia sư