Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Năm 944, Ngô Quyền mất, lợi dụng sự suy yếu của triều đình trung ương, thế lực cát cứ ở các địa phương nổi dậy, mỗi người hùng cứ một phương gây ra loạn mười hai sứ quân.
Đinh Bộ Lĩnh quê ở sách Văn Bông (Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình). Vùng này đến nay vẫn còn nhiều người họ Đinh dòng gốc từ Đinh Bộ Lĩnh. Ông là người có chí lớn và mưu lược. Ông nêu cao ngọn cờ thống nhất quốc gia, phù hợp với yêu cầu của lịch sử dân tộc và được nhân dân ủng hộ, đã đánh dẹp được các sứ quân, được tôn là “Vạn Thắng Vương”.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, xưng là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình, tổ chức triều đình theo kiểu phong kiến tập quyền, xây dựng quân đội theo hệ thống đạo, quân, lữ, tốt, ngũ, mỗi bậc từ dưới lên trên đều gấp mười lần: mỗi ngũ là 10 người, 10 ngũ là một tốt, cho đến mỗi đạo quân tương đương mười đạo đơn vị hành chính. Như vậy, theo biên chế, tính ra đến một triệu quân. Chắc rằng đây là theo số quân như phép “ngụ binh ư nông” sau này; còn số quân thường trực chắc ít hơn nhiều. Nhờ có lực lượng quân sự mạnh và chính trị, kinh tế ổn định, phát triển nên nhà Tống không dám xâm lược Đại Cồ Việt.
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại. Theo luật lệ phong kiến, Đinh Toàn mới có 6 tuổi lên ngôi vua, triều đình suy yếu.
Nhân dịp đó, nhà Tống quyết định xuất quân xâm lược nước ta. Vua Tống Thái Tông điều động quân tướng ở Quảng Đông, Quảng Tây và vùng Kinh Hồ, chia làm ba đạo quân tiến đánh nước ta. Một đạo do Hầu Nhân Bảo chỉ huy từ Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây) vào châu Ngân Sơn (Cao Bằng, Bắc Kạn); một đạo do Tôn Toàn Hưng và Trần Khâm Tộ chỉ huy từ vùng Kinh Hồ vào Lạng Sơn; một đạo thủy quân do Lưu Trừng chỉ huy từ Quảng Đông theo đường biển qua vịnh Hạ Long, rồi vào sông Bạch Đằng. Kế hoạch của quân Tống là theo ba hướng cùng hợp quân phía bắc thành Đại La để đánh chiếm Đại La và vùng Bắc Bộ, sau đó đánh vào kinh đô Hoa Lư; đồng thời vua Tống gửi thư đe dọa đòi phải thuần phục.
Trước nguy cơ của đất nước, vua Đinh còn nhỏ không thể lãnh đạo tổ chức cuộc kháng chiến, triều đình và quân sĩ được sự sáng suốt đồng tình của Thái hậu Dương Vân Nga đã suy tôn Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn (Tổng chỉ huy quân đội) lên làm vua.
Lê Hoàn lên ngôi năm 980, lập ra triều Tiền Lê thay triều Đinh và gấp rút chuẩn bị kháng chiến. Lê Hoàn cho xây dựng trận địa kiên cố ở Bình Lỗ (bên bờ sông Cà Lồ) nhằm chặn cánh quân lớn do Hầu Nhân Bảo chỉ huy từ hướng Cao Bằng, Thái Nguyên xuống. Trên hướng Lạng Sơn - Bắc Ninh, ông cũng cho quân chủ lực phối hợp với dân binh chuẩn bị chặn đánh địch. Hướng Đông Bắc, ông bố trí trận địa cọc ngầm ở cửa sông Bạch Đằng để chặn đánh đoàn thủy quân Tống tương tự như trận địa cọc của Ngô Quyền gần nửa thế kỷ trước đây.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |