Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
tên là Triệu Thị Trinh, sinh năm Bính Ngọ (226) tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người. Khi cha bà hỏi về chí hướng mai sau, tuy còn ít tuổi, bà đã rằn rỏi thưa: “lớn lên con sẽ đi đánh giặc như bà Trưng Trắc, Trung Nhị”. Triệu Thị Trinh là một phụ nữ xinh đẹp, giỏi võ, có tướng mạo kỳ lạ, người cao lớn, có chí lớn.
Khi nhà Ngô xâm lược đất nước, chế độ áp bức và bóc lột của nhà Ngô trên nước ta hồi bấy giờ vô cùng tàn bạo. Khi được vua Ngô cử sang làm thứ sử nước ta, Chu Phù và bọn tay chân của hắn ngang ngược hoành hành, thẳng tay cướp bóc tài sản của nhân dân Việt Nam. Nhân dân ta bị cưỡng bức phải đi kiếm các thứ như hương thơm, hạt trai, ngọc lưu ly, ngà voi,.. nộp cho vua Ngô. Mùa nào thức ấy, nhân dân ta còn phải nộp các thứ quả lạ như chuối tiêu, dứa, nhãn… để cung đốn cho bọn quan lại nhà Ngô. Chế độ bóc lột này làm cho tài sản người Việt Nam ngày càng kiệt quệ, đời sống ngày càng điêu đứng.
Triệu Thị Trinh và anh trai là Triệu Quốc Đạt vô cùng căm giận bọn quan lại nhà Ngô ngày từ khi còn trẻ tuổi. Bà đã quyết định hy sinh hạnh phúc cá nhân cho sự nghiệp cứu nước. Họ hàng khuyên bà lấy chống, bà khảng khái nói: “Tôi chỉ muốn cười cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.
Với chí lớn ấy, từ năm 19 tuổi, Bà đã cùng anh trai tập hợp nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, ngày đêm mài gươm, luyện tập võ nghệ để chuẩn bị khởi nghĩa.
Cuộc khởi nghĩa của bà Triệu và Triệu Quốc Đạt bùng nổ vào năm 248 và được nhân dân trong quận Cửu Chân hưởng ứng nhiệt liệt và nhanh chóng lan tỏa ra quận Giao Chỉ. Bà làm hịch truyền đi khắp nơi, kể tội nhà Ngô và kêu gọi mọi người đứng dậy đánh đuổi quân Ngô. Từ núi rừng Ngàn Nưa, nghĩa quân Bà Triệu tấn công thành Tư Phố và đã mau chóng giành thắng lợi trọn vẹn. Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền để xây dựng căn cứ địa.
Triệu Thị Trinh chỉ huy chiến đấu vô cùng gan dạ. Mỗi khi ra trận, Bà thường cưỡi voi, đi guốc ngà, mặc áo giáp vàng, chit khăn vàng. Câu ca dao: “Có coi lên núi mà coi,Coi bà quản tượng cưỡi voi bành vàng” đã vẽ lên hình ảnh oai hùng của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh khi bà ra trận. Bà đã đánh cho quân Ngô nhiều trận thất điên bát đảo.
Khi Triệu Qốc Đạt tử trận, Triệu Thị Trinh lãnh đạo toàn bộ quân khởi nghĩa chiến đấu chống quân Ngô. Bà Triệu tư xưng là Nhụy Kiều tướng quân (Vị tướng yêu kiều như nhụy hoa). Nghĩa quân chiếu đấu liên tiếp nhiều trận, thế lực ngày càng mạnh, quân số có tới hàng vạn người. Nghĩa quân của Bà đánh thắng quân Ngô nhiều trận, giết chế viên thứ sử Châu Giao.
Cuộc khởi nghĩa đã giành được nhiều thắng lợi, làm “chấn động Giao Châu”, là nỗi khiếp sợ của giặc, uy danh của Bà Triệu và nghĩa quân đã khiến giặc Ngô phải thốt lên rằng: “Vung tay đánh cọp xem còn dễ, đối diện Bà Vương mới khó sao”.
Trước sự lớn mạnh của nghĩa quân, triều Đông Ngô đã phải cử viên tướng Lục Dận – người có nhiều kinh nghiệm chiến trường, giữ chức Thứ Sử Giao Châu chỉ huy một đạo quân hùng mạnh gồm 8.000 quân sĩ, có cả chiến thuyền yểm trợ tiến vào nước ta để đối phó với khởi nghĩa Bà Triệu.
Sau nhiều tháng vây hãm căn cứ chỉ huy cuộc khởi nghĩa tại núi Tùng ở thôn Bồ Điền (nay thuộc làng Phú Điền, xã Triệu Lộc huyện Hậu Lộc) với hàng chục trận đánh đã diễn ra, nhưng giặc Ngô vẫn không đánh bại được nghĩa quân. Cuối cùng quân Ngô đã dùng mưu kế thâm hiểm để đối phó nghĩa quân, để giữ khí tiết anh hùng, Bà Triệu đã tuẫn tiết hy sinh trên đỉnh núi Tùng. Sau khi mất, tương truyền Bà đã hiển thánh để phù dân, giúp nước.
Mặc dù cuộc khởi nghĩa do nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh làm chủ tướng lãnh đạo không thành công nhưng đây là mốc son – đỉnh cao khẳng định sự nổi dậy mạnh mẽ của nhân dân ta ở thế kỷ thứ II – III, hàm chứa đầy ý chí quật cường của dân tộc ta với quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược.
Cuộc khởi nghĩa do Bà Triệu lãnh đạo đã góp lửa hồng qua nhiều thế kỷ, tạo ra chiến công rực sáng tại các chiến thắng lịch sử của Ngô Quyền năm 938 trước quân Nam Hán giành lại chủ quyền độc lập hoàn toàn cho dân tộc. Trước công đức to lớn của Bà Triệu đối với đất nước, nhân dân ta đã lập đền thờ dưới chân núi Gai, xây lặng mộ trên đỉnh núi Tùng để chăm lo thờ phụng, nhân dân làng Phú Điền tôn Bà là Thần Hoàng Làng, thờ tại ngôi đình cổ của làng.
Bà Triệu là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử dân tộc được chính quyền nhà nước phong kiến phong tặng. Hình ảnh người nữ tướng anh hùng Triệu Thị Trinh khi ra trận mặc giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng ra trận và câu nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng song giữ, chém cá Kình ở biển Đông, làm cho trời yên biển lặng, cứu vớt dân lành, chứ đâu giống như người đời cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho người ta” đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.
Nữ tướng Triệu Thị Trinh đã đi vào tâm thức dân gian như một nhân vật huyền thoại với lòng tôn thờ và ngưỡng mộ.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |