Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 bài văn thuyết minh thuật lại một lễ hội cosplay hoặc lễ hội ẩm thực. xin cảm ơn

viết 1 bài văn thuyết minh thuật lại một lễ hội cosplay hoặc lễ hội ẩm thực.
xin cảm ơn
1 trả lời
Hỏi chi tiết
108
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Lễ hội Cosplay - Khi ảo tưởng trở thành hiện thực

Mỗi năm, trên khắp thế giới, hàng triệu người yêu thích Cosplay lại hân hoan chào đón một lễ hội đặc biệt - một sự kiện nơi mọi người có thể biến thành những nhân vật hư cấu mà họ yêu thích. Lễ hội Cosplay không chỉ là nơi để các tín đồ của trò chơi, anime, manga và phim ảnh thể hiện tình yêu và sự sáng tạo của mình, mà còn là một cơ hội để họ tìm thấy sự tự do và sự chấp nhận từ cộng đồng.

Lễ hội Cosplay thường diễn ra trong một ngày hoặc một chuỗi ngày, thu hút hàng nghìn người tham gia và khách tham quan. Điểm đặc biệt của lễ hội này chính là việc mọi người có thể mặc trang phục và trang điểm theo những nhân vật mà họ yêu thích. Các cosplayer thường dành nhiều thời gian và công sức để tạo ra những bộ trang phục chân thực và chi tiết, từ việc may đến việc trang điểm và tạo kiểu tóc. Họ cũng không quên những phụ kiện nhỏ như vũ khí giả, phụ kiện trang trí và các chi tiết nhỏ khác để hoàn thiện hình ảnh của nhân vật mình đang hóa thân.

Lễ hội Cosplay không chỉ là nơi để các cosplayer trình diễn trang phục của mình, mà còn là một nền tảng để họ thể hiện tài năng và sáng tạo của mình. Các cuộc thi cosplay thường diễn ra trong lễ hội, nơi các cosplayer có thể thi đấu và tranh tài với nhau. Các cuộc thi này không chỉ đánh giá trang phục và trang điểm, mà còn đánh giá khả năng diễn xuất và khả năng tái hiện nhân vật một cách chân thực. Điều này tạo ra một không gian thú vị và đầy kịch tính, nơi mọi người có thể thấy được sự đam mê và tình yêu của các cosplayer dành cho nhân vật mà họ hóa thân.

Lễ hội Cosplay không chỉ thu hút các cosplayer, mà còn thu hút rất nhiều khách tham quan. Mọi người đến để chiêm ngưỡng những bộ trang phục độc đáo và tận hưởng không khí sôi động của lễ hội. Họ có thể chụp ảnh với các cosplayer, tham gia các hoạt động và trò chơi liên quan đến Cosplay, và thậm chí mua những món đồ liên quan đến các bộ phim, trò chơi và anime mà họ yêu thích.

Lễ hội Cosplay không chỉ là một sự kiện giải trí, mà còn là một cộng đồng đầy tình yêu và sự chấp nhận. Tại đây, mọi người có thể tìm thấy những người bạn cùng sở thích, chia sẻ niềm vui và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ. Lễ hội Cosplay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những người yêu thích trò chơi, anime, manga và phim ảnh, và nó cũng là một cách để họ thể hiện sự sáng tạo và cá nhân hóa của mình.

Trên thực tế, lễ hội Cosplay không chỉ là một sự kiện, mà còn là một cách để biến ảo tưởng thành hiện thực. Nó mang lại niềm vui, sự sáng tạo và sự kết nối giữa các tín đồ của Cosplay trên khắp thế giới. Với sự phát triển không ngừng của trò chơi, anime, manga và phim ảnh, lễ hội Cosplay sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, mang lại niềm vui và sự thỏa mãn cho những người yêu thích nghệ thuật này.
1
0
Tiến Dũng
30/01 22:18:19
+5đ tặng

Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là hội xuống đồng, là một lễ hội truyền thống của dân tộc Tày. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào những ngày đầu tháng giêng, kéo dài đến đầu tháng hai âm lịch. Đây là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.

Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 10 tháng giêng. Lồng Tồng theo tiếng Tày – Nùng hay Lồng Tồng theo tiếng Dao có nghĩa là xuống đồng. Đây là một lễ hội mang đậm dấu ấn của nền sản xuất nông nghiệp từ phần nghi lễ khi hội, các nghi thức, sản vật dân cúng đến các trò chơi trong lễ hội. Lễ hội Lồng Tồng đã có từ rất lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng người dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và một số tỉnh Tây Bắc.

Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Vào ngày lễ xuống đồng, ngoài đồng của Bản, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng. Mang hàm ý phô bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh giầy, chè lam, bánh bỏng... Trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc. Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả còn được làm bằng vải màu, trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ.

Lễ hội lồng tồng thường có hai phần là phần lễ và phần hội. Lễ hội bắt đầu khi chiêng trống nổi lên, rồi các bô lão và tráng đinh rước Thần Nông và Thành Hoàng từ đình ra ruộng, còn các gia đình thì rước cỗ bày ra trên bãi hội. Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cỗ. Gia đình nào có cỗ thịnh soạn và mời được nhiều khách dự hội đến thưởng thức cỗ nhà mình thì xem đó là điều may mắn cho cả năm. Có nơi các vị bô lão được mời đi thưởng cỗ, có thanh niên gái trai đi theo múa hát, chúc cho từng gia đình vạn sự tốt lành.

Hội được tổ chức trên một thửa ruộng lớn gọi là ruộng xuống đồng. Vẫn theo lệ từ ngàn xưa, Hội chia thành hai phần: Phần lễ có tạ thiên địa, cầu thần Nông, thần Phục Hy độ trì cho mưa thuận gió hoà, gia súc, gia cầm sinh sôi, bản làng bình yên no ấm... Chủ trì hội là ông Thoại đinh (người coi đình) hay người coi việc thờ cúng Thần Nông của bản. Tất cả gia đình tham dự hội đều mang theo cỗ để làm lễ vật cúng thần đất, thần núi, Thần Nông và Thành Hoàng: đó là những mâm cỗ thịnh soạn, trình bày đẹp. Mâm lễ thường có xôi nếp, thịt lợn, rượu trắng và các loại bánh như khẩu sli, khẩu select, bánh khảo, bánh dày, chè lam...Ở một số hội qui mô lớn, người chủ trì còn cho tổ chức lễ hiến tam sinh (trâu, heo, gà hay heo, dê, gà). Trên thửa ruộng xuống đồng đàn tế Thần Nông và các thần khác được trần thiết. Lễ hội bắt đầu khi chiêng trống nổi lên, rồi các bô lão và tráng đinh rước Thần Nông và Thành Hoàng từ đình ra ruộng, còn các gia đình thì rước cỗ, bày ra trên bãi hội. Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cỗ . Gia đình nào có cỗ thịnh soạn và mời được nhiều khách dự hội đến thưởng thức cỗ nhà mình thì xem đó là điều may mắn cho cả năm. Có nơi các vị bô lão được mời đi thưởng cỗ, có thanh niên gái trai đi theo múa hát, chúc cho từng gia đình vạn sự tốt lành. Ăn cỗ xong, mọi người tiếp tục ca hát và tham gia các trò chơi dân gian như: ném còn, kéo co, đẩy gậy, đánh quay, đánh đu, múa kỳ lân, múa sư tử, múa võ, múa giáo, bịt mắt bắt dê, hát giao duyên (hát lượn), thi sản vật địa phương, cờ tướng …

Sau phần lễ là phần hội, mở đầu là những tiết mục văn nghệ đặc sắc như hát Then, hát Cọi...Trong phần hội còn có nhiều hoạt động thể thao dân tộc và trò chơi dân gian khác như: Ném còn, leo cột, bịt mắt đánh trống, kéo co, đẩy gậy, thi cày ruộng... tất cả đều tạo cho người xem vui vẻ, háo hức chuẩn bị cho một năm mới với những vụ mùa mới năng suất, hiệu quả cao.

Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa giàu giá trị nhân văn. Với ý nghĩa cùng nét đặc sắc của mình, những ngày lễ hội diễn ra luôn thu hút đông đảo sự tham quan của du khách bốn phương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo