Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường

viết bài văn phân tích nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
462
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường", nhân vật người thợ mộc được miêu tả là một người có tâm hồn cao thượng, tận tụy và tận tâm với nghề nghiệp của mình. Nhân vật này không chỉ đại diện cho một người thợ mộc thông thái, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tận tụy và đam mê trong công việc.

Người thợ mộc trong truyện được miêu tả là một người có tay nghề cao cường, khéo léo và tài ba. Ông ta đã dành cả đời mình để trau dồi kỹ năng và kiến thức trong nghề mộc. Nhờ vào sự tận tụy và đam mê của mình, ông đã trở thành một người thợ mộc tài giỏi, được người khác ngưỡng mộ và tôn trọng. Ông không chỉ làm việc để kiếm sống mà còn để thể hiện đam mê và tài năng của mình.

Tuy nhiên, điểm đặc biệt của nhân vật này không chỉ nằm ở tay nghề mà còn ở tâm hồn cao thượng của ông. Người thợ mộc không chỉ đơn thuần là một người làm việc với gỗ mà còn là một người có tầm nhìn xa, biết cách nhìn nhận và đánh giá mọi vấn đề từ một góc nhìn khác biệt. Ông ta không chỉ tạo ra những sản phẩm đẹp mắt mà còn mang trong mình một thông điệp sâu sắc về cuộc sống và con người.

Người thợ mộc trong truyện cũng là một người tận tâm với công việc của mình. Ông ta không chỉ đơn thuần làm việc để kiếm tiền mà còn để thỏa mãn niềm đam mê và sự sáng tạo của mình. Ông ta không ngại bỏ công sức và thời gian để tạo ra những sản phẩm hoàn hảo nhất. Điều này cho thấy ông ta có trách nhiệm và cam kết với công việc của mình.

Từ những đặc điểm trên, người thợ mộc trong truyện "Đẽo cày giữa đường" không chỉ là một nhân vật đơn thuần mà còn mang trong mình ý nghĩa sâu sắc về sự tận tụy và đam mê trong công việc. Nhân vật này là một nguồn cảm hứng cho chúng ta, nhắc nhở rằng để thành công và đạt được mục tiêu, chúng ta cần có tâm hồn cao thượng, tận tụy và tận tâm với công việc mình đang làm.
1
1
heart
01/02/2024 20:47:09
+5đ tặng

Trong học tập, công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, khi làm việc mà chúng ta không có kiến thức, không có bản lĩnh vững vàng sẽ dễ rơi vào tình trạng hay thay đổi ý kiến và thấy ý kiến nào cũng đúng. Anh thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường là một nhân vật tiêu biểu.

Trước hết người đọc thấy được trong truyện là một người ham làm giàu, có chí lớn. Điều đó được thể hiện ở việc anh đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, chí lớn của anh ta lại không tương xứng với tầm hiểu biết. Vốn kiến thức hạn hẹp của anh đã khiến anh thay đổi hành động liên tục. Khi đẽo cày được ông cụ góp ý, anh thấy phải liền nghe theo và làm ra rất nhiều sản phẩm nhưng không có ai mua. Những lần về sau cũng vậy, ai góp ý anh cũng thấy phải, nghe theo và kết thúc là vốn liếng của anh đi đời nhà ma cùng đống gỗ vụn. Giá như trước khi bắt tay vào thực hiện, anh nghiên cứu kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm cũng như khảo sát thực tế tình hình khu vực thì anh sẽ bảo vệ được chính kiến của mình và không khiến người khác buồn cười.

Không chỉ thiếu hiểu biết mà anh thợ mộc cũng không có bản lĩnh. Khi anh làm việc ở trung tâm người qua lại, ai nhìn vào thấy góp ý cũng là đương nhiên. Có người góp ý tốt nhưng cũng có người góp ý không tốt, nhưng anh không đủ bản lĩnh phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Cho nên anh nhậ lại kết quả quá đắt. Hành động đẽo cày của anh không sai, và lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác là tốt, tuy nhiên anh lắng nghe và tiếp thu thái quá, không có bản lĩnh nên gây nên hậu quả khôn lường.

Thông qua nhân vật anh thợ mộc, truyện ngụ ngôn đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội: thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh nên dễ thay đổi chính kiến của mình và kết quả không được như ý muốn. Qua đây, chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn, kết hợp giữa lời góp ý với ý kiến của bản thân để có một kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên trong tập thể, ý kiến cá nhân là cần thiết nhưng không được đề cao cái tôi cá nhân quá, mà cần lắng nghe, cùng nhau xây dựng tập thể vững mạnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Candy
01/02/2024 20:47:43
+4đ tặng

Trong cuộc sống, sẽ có lúc con người ta phải đưa ra các lựa chọn, quyết định của riêng mình. Những lựa chọn, quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Vì vậy phải nghĩ cho kĩ càng và có chính kiến không phải là dễ. Tôi nhớ đến nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Đó là một người không có chính kiến, có phần ba phải để rồi khi nhận được bài học cho bản thân thì đã quá muộn.

Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường cũng có những tính chất tốt đẹp. Trước khi anh chọn nghề đẽo cày thì cũng đã có cả một gia sản. Không ai biết gia sản của anh do đâu mà có. Nhưng có thể thấy, anh đã dám bỏ ra cả gia sản để chọn một cái nghề và hy vọng vào sự thành đạt ngày sau. Nói cách khác, anh là một người có chí tiến thủ, có chí làm ăn. Anh ta đã chọn cái nghề đẽo cày phù hợp với danh xưng "thợ mộc" của mình. Ở đây, ta thấy được hai đặc điểm tốt ở anh. Anh thợ mộc là một người có tay nghề đồng thời đã biết chọn công việc phù hợp là đẽo cày.

Tuy đã có quyết định đúng đắn bước đầu, nhưng các quyết định phía sau của anh lại là những sai lầm. Năm lần bảy lượt anh đều nghe theo ý kiến của những người qua đường. Cả gia sản trong tay mà anh lại dùng nó thiếu tính toán kỹ lưỡng để rồi những gia sản ấy đi đời nhà ma. Có thể thấy ở đây, không những anh thợ mộc là người ba phải, mà còn cho thấy anh có mong muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại.

Truyện Đẽo cày giữa đường hướng đến đặc điểm một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi, thiếu chủ kiến và quá bị động. Nhan đề của truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã trở thành một thành ngữ. Đó có lẽ là một cách để con người thận trọng hơn trong việc lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác, phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn.

1
0
Nam Phong
01/02/2024 20:48:19
+3đ tặng

Một trong những truyện ngụ ngôn mà tôi cảm thấy yêu thích nhất là “Đẽo cày giữa đường”. Nổi bật trong truyện là nhân vật người thợ mộc được xây dựng với đặc điểm của một nhân vật trong truyện ngụ ngôn.

Nội dung của truyện kể về một người thợ mộc. Anh ta đã dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường. Nhiều người thường ghé vào xem. Có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Một lần, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Tất cả vốn liếng của người thợ mộc đều mất hết.

Ở đây, nhân vật người thợ mộc được xây dựng không có tên tuổi, lai lịch hay được miêu tả qua ngoại hình mà chủ yếu khắc họa qua hành động, ngôn ngữ. Từ đó, tác giả dân gian muốn làm nổi bật lên nét tính cách của người thợ mộc. Anh ta là một người không có chính kiến, thiếu hiểu biết. Bởi vậy dù người thợ mộc cũng có chí làm ăn, tự dùng vốn liếng của bản thân để tự mở cửa hàng đẽo cày. nhưng kết quả đạt được lại không như mong muốn. Mỗi khi có người ghé vào cửa hàng, đưa ra một ý kiến nào đó, người thợ mộc đều cho lại phải, không biết suy xét đúng sai mà đã quyết định làm theo.

Qua nhân vật người thợ mộc, tác giả dân gian cũng muốn đưa ra lời khuyên, khi làm việc gì cũng cần phải có chính kiến, nếu không sẽ gặp phải thất bại. Anh chàng thợ mộc trong truyện chỉ vì thiếu hiểu biết mà nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được. Cuối cùng, mọi vốn liếng, của cải đều “đi đời nhà ma”.

Có thể khẳng định rằng, nhân vật người thợ mộc đã được khắc họa trong truyện nhằm gửi gắm bài học giá trị cho mỗi người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×