LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Làm tiếp bài kể về một câu chuyện truyền thuyết bằng cách vẽ sơ đồ tư duy hoặc powerpoint

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Văn: Làm tiếp bài kể về một câu chuyện truyền thuyết bằng cách
vẽ sơ đồ tư duy hoặc powerpoin
1 trả lời
Hỏi chi tiết
118
0
0
Hang Nguyen
07/02 14:58:10

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” (vị trí, thể loại, giá trị nội dung, nghệ thuật). 

II. Thân bài

1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ và bảo vệ đất nước

*Xây thành

- Thành đắp tới đâu lại lở tới đó. 

- Lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. 

- Lắng nghe cụ già, mời sứ Thanh Giang giúp đỡ.

→ Có lòng kiên trì quyết tâm, có ý thức đề cao cảnh giác.

*Chế nỏ

- Nhà vua băn khoăn: “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”.

- Rùa Vàng cho vuốt làm lẫy nỏ.

→ Được giúp đỡ vì có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ đất nước.

*Bảo vệ đất nước: Dùng nỏ thần đánh bại quân Đà.

Sự trợ giúp của thần linh: nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về những thành quả và các chiến công.

→ An Dương Vương là 1 vị vua tài trí, anh minh, sáng suốt, có trách nhiệm được thần linh và nhân dân ủng hộ.

→ Bài học: Dựng nước phải đi liền với giữ nước (dựng nước đã khó, giữ nước lại càng khó hơn).

- An Dương Vương chiến thắng quân xâm lược do:

+ Có thành ốc kiên cố.

+ Có nỏ thần kì diệu trăm phát trăm trúng.

+ Đặc biệt là có tinh thần cảnh giác cao độ, ý thức trách nhiệm cao với đất nước.

2. Cảnh nước mất nhà tan 

- Nguyên nhân:

+ Nhận lời cầu hòa, gả con gái cho con trai kẻ thù.

+ Cho Trọng Thủy ở rể ngay trong Loa Thành.

→ Tỏ ra mơ hồ về bản chất ngoan cố và âm mưu thâm độc của kẻ thù.

+ Khi giặc đến chân thành: vẫn mãi lo chơi cờ, cười nhạo kẻ thù.

→ Chủ quan, ỷ lại vào vũ khí mà không lo phòng bị.

 Tự chuốc lấy thất bại do tự phạm nhiều sai lầm.

- Nhờ tiếng thét lớn của Rùa Vàng → Lời kết tội đanh thép của công lý, nhà vua tỉnh ngộ và rút gươm chém đầu con gái → Hành động quyết liệt, dứt khoát, nghiêm khắc.

- Kết cục: cầm sừng tê giác rẽ nước đi xuống biển  Sự bất tử của An Dương Vương.

Thể hiện lòng kính trọng, tôn thờ và biết ơn của nhân dân.

- Ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật:

+ Thể hiện lòng kính trọng của nhân dân đối với thái độ dũng cảm, kiên quyết đặt nghĩa nước (cái chung) lên trên tình nhà (cái riêng) của An Dương Vương.

+ Là lời giải thích cho lí do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước của một dân tộc yêu nước nồng nàn nay lần đầu tiên bị mất nước (Nhân dân ta khẳng định dứt khoát rằng An Dương Vương và dân tộc Việt mất nước không do kém cỏi về tài năng mà bởi kẻ thù quá nham hiểm, dùng thủ đoạn hèn hạ (lợi dụng một người con gái ngây thơ, cả tin) và vô nhân đạo (lợi dụng tình yêu nam nữ).

+ Rùa Vàng - hiện thân của trí tuệ sáng suốt, là tiếng nói phán quyết mạnh mẽ của cha ông.

 Những chi tiết hư cấu thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử: luôn luôn cảnh giác với kẻ thù, sáng suốt trong mối quan hệ riệng - chung, nước – nhà.
 

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư