Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nội dung của bài bạch đằng hải khẩu của nguyễn trãi

Nội dung của bài bạch đằng hải khẩu của nguyễn trãi
2 trả lời
Hỏi chi tiết
93
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài bạch đằng hải khẩu là một bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Trãi, được viết vào thời kỳ chiến tranh chống quân Minh (1426-1427). Bài thơ này tả cảnh chiến trường tại Bạch Đằng, nơi quân Lê Lợi đã đánh bại quân Minh dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Trãi.

Trong bài thơ, Nguyễn Trãi mô tả cảnh chiến trường hùng tráng, sức mạnh của quân Lê Lợi và sự kiên định của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến chống quân Minh. Ông ca ngợi tinh thần đoàn kết, sự hy sinh và lòng yêu nước của người dân Việt Nam, đồng thời kêu gọi mọi người cùng nhau đoàn kết để bảo vệ đất nước.

Bài thơ Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi không chỉ là một tác phẩm văn học nổi tiếng mà còn là biểu tượng của tinh thần yêu nước và sự kiên định trong cuộc chiến tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam.
3
1
Vũ Đại Dương
19/02 21:40:38
+5đ tặng
Nhà thơ Nguyễn Trãi đến cửa biển Bạch Đằng thi hứng trào dâng, ông đã sáng tác bài thơ "Bạch Đằng hải khẩu" (Cửa biển Bạch Đằng) hào khí ngùn ngụt:
"Biển rung gió bấc thế bừng bừng,
Nhẹ cất buồm tha lướt Bạch Đằng.
Kình ngạc băm vàm non mấy khúc
Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng.
Quan hà hiểm yếu trời kia đặt
Hào kiệt công danh đất ấy từng.
Việc trước quay đầu ôi đã vắng
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng…"
Sức hấp dẫn của "Cửa biển Bạch Đằng" trước tiên là ở không gian, sông rộng, cửa biển mở ra bát ngát, gió biển lùa vào cửa sông, sóng lớn. Nhà thơ dong buồm dạo chơi trên cửa sông Bạch Đằng:
"Biển rung gió bấc thế bừng bừng
Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đàng."
Hình ảnh cánh buồm của nhà thơ kéo lên là nét cuối cùng hoàn mỹ bức tranh "Cửa biển Bạch Đằng". Cảnh vừa hùng vĩ với núi non, sông nước, cửa biển, vừa thơ mộng với hình ảnh mong manh của cánh buồm trước gió. Nhà thơ không nói lộ ra như Cao Bá Quát "núi non đã kỳ tuyệt, lại thêm ta đến đây", nhưng từng chi tiết, từng hình ảnh thơ khiến cho người đọc nghĩ đến lời của họ Cao.
Dạo thuyền trên sông nước, nhà thơ quan sát quang cảnh Bạch Đằng. Nhìn vào đâu nhà thơ cũng thấy dấu ấn của lịch sử:
"Kình ngạc băm vàm non mấy khúc,
Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng."
Những hình ảnh ẩn dụ "Kình ngạc băm vằm" vừa miêu tả được cảnh núi non hiểm trở vừa gợi lại những chiến tích chống xâm lăng của cha ông xưa. Quang cảnh như một bãi chiến trường với "Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng". Hình tượng thơ xứng với hào khí của người xưa, bộc lộ được niềm tự hào của tác giả đối với chiến tích Bạch Đằng.
Chuyển sang hai câu luận (5,6), tác giả suy tưởng về địa thế hiểm trở của núi non, về anh hùng hào kiệt của sông nước Bạch Đằng:
"Quan hà hiểm yếu trời kia đặt
Hào kiệt công danh đất ấy từng."
Từ "hiểm yếu" dịch thoát mà hay. Trong nguyên bản chữ Hán là "bách nhị", tác giả dùng chữ của Tư Mã Thiên khen địa thế của nước Tần là "bách nhị", nghĩa là địa thế hiểm trở, quân ít có thể chống lại kẻ địch nhiều (hai người có thể địch nổi trăm người). Tác giả còn suy tưởng một cách thiêng liêng:
"Quan hà hiểm yếu trời kia đặt"
Trong văn chương mỗi khi hình ảnh trời xuất hiện đều tạo ra không khí thiêng liêng. Trong bài "Nam quốc sơn hà", Lý Thường Kiệt cũng viết:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"
(Núi sông nước Nam vua Nam ở,
Cương giới đã ghi rõ trong sách Trời)
"Quan hà bách nhị do thiên thiết" này gắn liền với những anh hùng hào kiệt như Ngô Quyền (diệt quân Nam Hán thế kỉ IX), Trần Hưng Đạo (diệt quân Nguyên thế kỉ XIII). Từng chữ thơ thấm đẫm tinh thần tự hào của tác giả về non nước, về những bậc anh hùng hào kiệt đã có những chiến công lẫy lừng bảo vệ đất nước.
Từ cảm hứng lịch sử với giọng thơ hào hùng, nhà thơ chuyển sang dòng cảm nghĩ về thế sự với giọng bùi ngùi:
"Việc trước quay đầu ôi đã vắng
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng…"
Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện một cách kín đáo nhưng cũng không giấu được sự thất vọng của nhà thơ đối với xã hội bấy giờ. Theo ông, những chiến công oanh liệt bảo vệ đất nước của cha ông, những anh hùng hào kiệt chỉ còn là chuyện cũ, chuyện của lịch sử.
Còn thời đại của nhà thơ đang sống?. Một thời đại khởi đầu thật là oanh liệt, nhưng giờ đây chỉ còn một lũ quan bất tài, xiểm nịnh, ghen ghét người trung nghĩa. Nhà thơ viếng cảnh sông Bạch Đằng lòng bồi hồi khôn xiết:
"Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng…"
Nhiều nhà thơ đã đến cửa biển Bạch Đẳng lịch sử và đều có thơ để lại, nhưng có lẽ bài thơ "Bạch Đằng hải khẩu" (Cửa biển Bạch Đằng) của Nguyễn Trãi là bài thơ hay hơn cả. Quang cảnh Bạch Đằng được miêu tả vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ, tráng lệ.
Những chiến tích của Bạch Đằng vừa là của anh hùng hào kiệt lại vừa là của khí thiêng sông núi. Cảm hứng lịch sử hòa quyện với cảm hứng thế sự khiến cho từng câu thơ có sự xôn xao ở bên trong và rung động lòng người đọc.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Th Vinh
19/02 21:43:20
+4đ tặng

Nội dung chính Bạch Đằng hải khẩu

Vẻ đẹp không gian rộng lớn, kì vĩ của sông Bạch Đằng, nơi đã chứng kiến bao thay đổi vang dội, lịch sử của dân tộc cũng là nơi. Tác giả đứng trước dòng sông và hồi tượng lại những quá khứ, dĩ vãng một thời không khỏi nuối tiếc, xót xa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo