Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề xuất 1 số giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nông hộ

đề xuất 1 số giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nông hộ
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
140
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. Sử dụng phương pháp chăn nuôi hữu cơ: Sử dụng phân bón hữu cơ thay vì phân bón hóa học, giảm lượng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học sử dụng trong chăn nuôi.

2. Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi sạch: Sử dụng hệ thống xử lý chất thải hiệu quả, giảm thiểu lượng chất thải sinh học và hóa học thải ra môi trường.

3. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo: Sử dụng năng lượng mặt trời, gió hoặc năng lượng sinh học để giảm lượng khí thải và ô nhiễm từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch.

4. Thúc đẩy việc tái chế và tái sử dụng: Tái sử dụng chất thải từ chăn nuôi để sản xuất phân bón hữu cơ, hoặc tái chế các vật liệu để giảm lượng rác thải sinh ra từ chăn nuôi.

5. Hợp tác với các tổ chức và cộng đồng địa phương: Xây dựng mô hình chăn nuôi bền vững, hạn chế ô nhiễm môi trường và tạo ra lợi ích cho cả cộng đồng địa phương.
1
1
muadonglanh
07/03/2024 11:01:45
+5đ tặng

 

  1. Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại: Đảm bảo vị trí xây dựng chuồng trại không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Diện tích chuồng nuôi, mật độ và bố trí cũng cần được xem xét để giảm tối đa tác động tiêu cực.

  2. Xử lý chất thải: Xây dựng công trình xử lý chất thải như bể chứa chất thải, ủ phân hữu cơ, đệm lót sinh học. Điều này giúp giảm ô nhiễm môi trường từ các nguồn chất thải rắn và lỏng.

  3. Vệ sinh chuồng trại và trồng cây xanh: Đảm bảo vệ sinh chuồng trại thường xuyên để giảm tác động của chất thải. Trồng cây xanh cũng giúp hấp thụ khí CO2 và cải thiện môi trường xung quanh

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ngọc
07/03/2024 11:02:31
+4đ tặng

1.Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại:

Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại, diện tích chuồngnuôi, mật độ và bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi , xây dựng công trình xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại , trồng cây xanh, . . .. Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO 2và thải khí O 2rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng, . . ..

2.Xây dựng hệ thống hầm biogas:

Hai biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường được đánh giá có nhiều ưu điểm, là sử dụng công nghệ khí sinh học (Biogas) và sử dụng chế phẩm sinh học EM. Việc xây dựng các hầm Biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là một biện pháp mang lại tác dụng lớn. Nguồn phân thải sau khi đưa vào bể chứa được phân huỷ hết, giảm mùi hôi, ruồi nhặng và kí sinh trùng hầu như bị tiêu diệt trong bể chứa này. Bên cạnh đó, sử dụng hầm Biogas còn có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch từ phế thải chăn nuôi, tạo ra khí CH4 phục vụ việc đun nấu, thắp sáng .

3.Ủ phân bằng phương pháp sinh học cùng với việc che phủ kín:

Phân chuồng sau khi được lấy ra khỏi chuồng nuôi cần đánh thành đống. Trong quá trình đánh đống, phân được rải từng lớp một (mỗi lớp khoảng 20 cm) rồi rải thêm một ít (một lớp mỏng) tro bếp hoặc vôi bột), cứ làm như vậy cho đến hết lượng phân có được. Sau cùng, sử dụng bùn ao hoặc nhào đất mịn với tạo thành bùn để trát kín, đều lên toàn bộ bề mặt củ đống phân. Cũng có thể sử dụng các tấm (ny long, bạt, . . .) để phủ kín đống phân. Làm được như vậy, trong quá trình ủ sẽ giảm thiểu các loại khí sinh ra (CO 2, NH 3, CH 4, . . .) thoát ra môi trường. Đồng thời, trong quá trình ủ đống phân sẽ có hiện tượng sinh nhiệt, do vậy các mầm bệnh (trứng, ấu trùng, vi khuẩn, nấm, . . .) sẽ bị tiêu diệt, nhờ vậy các mầm bệnh sẽ bị hạn chế phát tán, lây lan.

4. Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh:

Cây muỗi nước (còn gọi cây cần tây nước), cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản): Nước thải từ các trại chăn nuôi chứa rất nhiều nitrogen, phosphorus và những hợp chất vô cơ có thể hoà tan được. Rất khó tách những chất thải này khỏi nước bằng cách quét rửa hay lọc thông thường. Tuy nhiên một số loại cây thủy sinh như bèo lục bình, cỏ muỗi nước có thể xử lý nước thải, vừa ít tốn kinh phí lại thân thiện với môi trường. Cây muỗi nước (còn gọi cây cần tây nước), cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản) là các loại bản địa của vùng Đông Nam Á, thân và lá của nó có thể ăn sống hoặc chín như một loại rau. Nó sinh sản theo cách phân chia rễ và sinh trưởng tốt trong môi trường nước nông cho tới 20cm. Cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản) có nguồn gốc Nam Mỹ, sinh trưởng và phát triển nhanh, khỏe và nổi trên mặt nước.

Nước thải từ các chuồng gia súc trước tiên cho chảy vào bể lắng, để chất thải rắn lắng xuống đáy. Sau vài ngày cho nước thải trong chảy vào bể mở có bèo lục bình hoặc cỏ muỗi nước. Mặt nước trong bể được cây che phủ (mật độ khoảng 400 cây/bể). Nếu là bèo lục bình, bể có thể làm sâu tùy ý, đối với cỏ muỗi nước thì để nước nông một chút, độ sâu bể xử lý khoảng 30cm. Cỏ muỗi nước cần thời tiết mát mẻ, còn bèo lục bình phù hợp với thời tiết ấm. Kích cỡ của bể tùy thuộc vào lượng nước thải cần được xử lý. Ví dụ, chất thải của 10 con gia súc vào khoảng 456 lít, sẽ cần bể mỗi cạnh 6m, sâu 0,5m. Bể phải có tổng khối lượng 18m 3và diện tích bề mặt 36m 2. Bể có thể chứa nước thải chuồng nuôi khoảng 30 ngày. Nước thải được giữ trong bể xử lý 10 ngày. Trong thời gian này, lượng phosphotrong nước giảm khoảng 57-58%, trong khi 44% lượng nitơ được loại bỏ BOD 5(là phương pháp xác định mức độ vật chất hữu cơ trong nước). Trong thời gian giảm xử lý 10 ngày, BOD 5giảm khoảng 80-90%. Những biện pháp xử lý nước thải theo cách này đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu. Nước thải ra sông hồ, suối một cách an toàn mà không cần xử lý thêm.Ngoài ra, các cây thuỷ sinh này có thể thu hoạch và dùng làm phân hữu cơ. Bản thân chúng có thể trực tiếp làm phân xanh hoặc phân trộn.

5.Sử dụng Zeolit, dung dịch điện hoạt hóa Anolit, các chế phẩm sinh học (EM):

- Zeolit là loại vật liệu không gây độc đối với người và vật nuôi có ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, chăn nuôi, bảo vệ môi trường... được nghiên cứu và sản xuất thành công bởi các chuyên gia bộ môn Hóa hữu cơ, Khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội. Zeoliteđược sản xuất dưới dạng bột hoặc dạng viên xốp từ cao lanh tự nhiên sẵn có ở Việt Nam. Nhờ cấu trúc của cao lanh bị phá vỡ hoàn toàn và tự chúng sắp xếp lại tạo thành lỗ rỗng, nên nó có khả năng hấp phụ các ion kim loại, amoni, chất hữu cơ độc hại lơ lửng trong nước và tự chìm xuống đáy. Khi cải tạo ao, đầm, người sản xuất có thể khai thác chúng để tái chế làm phân bón phục vụ cho việc trồng trọt.Ngoài ra, người ta còn có thể dùng loại sản phẩm này trộn lẫn với phân bón để tạo ra một loại phân bón phân huỷ chậm, vừa có tác dụng tiết kiệm lượng phân bón, giữ độ ẩm mà còn có tác dụng điều hòa độ pH cho đất. Chế phẩm zeolite làm phụ gia thức ăn cho lợn và gà vì khi được trộn vào thức ăn chế phẩm sẽ hấp phụ các chất độc trong cơ thể vật nuôi, tăng khả năng kháng bệnh, kích thích tiêu hóa và tăng trưởng.

0
0
buon
07/03/2024 11:31:18
+3đ tặng
Một số phương pháp hạn hế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nông hộ:
-áp dụng kĩ thuật chăn nuôi sạch.
-thúc đẩy việc tái chế và tái sử dụng.
-hợp tác với các tổ chức địa phương.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×