Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc xong bài thơ "Mùa thu đầu tiên" của Nguyễn Bình Phương

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc xong bài thơ "Mùa thu đầu tiên" của Nguyễn Bình Phương. .. giúp e vs
1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.402
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Sau khi đọc xong bài thơ "Mùa thu đầu tiên" của Nguyễn Bình Phương, tôi cảm thấy nhẹ nhàng và ấm áp trong lòng. Bài thơ mang đến cho tôi cảm giác bình yên và hạnh phúc khi nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào của một mùa thu đầu tiên trong tình yêu. Tôi cảm thấy như được đắm chìm trong không gian lãng mạn của bài thơ, cảm nhận được sự ấm áp và ngọt ngào của tình yêu. Bài thơ đã làm cho tôi nhớ về những khoảnh khắc đẹp đẽ và ngọt ngào trong cuộc sống, và tôi cảm thấy biết ơn vì có những khoảnh khắc đáng nhớ như vậy trong cuộc đời.
0
1
+5đ tặng

Hữu Thỉnh là một trong số những gương mặt nhà thơ tiêu biểu thuộc tầng lớp các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Với cảm xúc tinh tế, lãng mạn cùng những hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, những sáng tác của Hữu Thỉnh luôn nhẹ nhàng đi vào lòng người đọc. Bài thơ “Sang thu” - sáng tác vào năm 1977 là một trong số những sáng tác xuất sắc và tiêu biểu cho phong cách thơ Hữu Thỉnh.

Trước hết, bài thơ đã gợi nên những tín hiệu giao mùa đầy tinh tế của thiên nhiên, đất trời.

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Có thể thấy, Sang thu là một khoảnh khắc thật đặc biệt của thiên nhiên bởi đó là lúc hạ chưa qua mà hương vị của mùa thu đâu đó đã về. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã khéo léo lựa chọn “hương ổi” làm tín hiệu đầu tiên cho khoảnh khắc giao mùa tuyệt vời ấy. “Hương ổi” kết hợp với tình thái từ “bỗng “ đặt ở câu thơ đã gợi lên cảm giác bất ngờ, đột ngột, ngỡ ngàng của chủ thể trữ tình. Cùng với đó, “hương ổi” lại đi liền với động từ “phả” ở phía sau đã diễn tả một làn hương ngọt ngào, sâu đậm khắp mọi nẻo không gian. Và có lẽ “hương ổi” chính là cái điệu hồn riêng của thơ Hữu Thỉnh. Cùng với “hương ổi”, “gió se” chính là tín hiệu thứ hai tác giả lựa chọn để diễn tả khoảnh khắc giao mùa. “Gió se” chính là loại gió rất riêng, đặc trưng cho mùa thu miền Bắc, đó là thứ gió khô xen lẫn chút se lạnh. Chính những làn này đã làm dịu bớt đi cái gay gắt, oi ả của cái nắng mùa hè và làm cho “hương ổi” trở nên ngọt ngào và sâu đậm hơn. Song có lẽ với tác giả, “hương ổi” và “gió se” chưa đủ để lột tả hết thiên nhiên lúc giao mùa, bởi vậy, tác giả đã gợi thêm một tín hiệu khác nữa, đó chính là những giọt sương. Nghệ thuật nhân hóa “sương chùng chình” đã gợi dáng vẻ lãng đãng như đợi chờ, đầy lưu luyến của màn sương. Cụm từ “qua ngõ” gợi liên tưởng đến đường làng, ngõ xóm hay cũng là cửa ngõ của thời gian thông giữa hai mùa xuân và mùa hạ. Để rồi, trước khoảnh khắc giao mùa ấy, tác giả đã phải giật mình bối rối. Sự kết hợp hàng loạt các từ ngữ “bỗng”, “phả”, “hình như” đã thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, vui mừng, hạnh phúc của tác giả trong giây phút giao mùa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo