Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy khái quát chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
556
1
0
Kim Sang
26/11/2018 20:39:09
* Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam là:
- Tính truyền miệng
- Tính tập thể
- Tính thực hành
* Định nghĩa và ví dụ các thể loại văn học dân gian.
1. Thần thoại
+ Hình thức văn xuôi tự sự
+ Thường kể về các vị thần nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên; thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của người Việt cổ.
2. Sử thi
+ Hình thức văn xuôi tự sự (có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, kiểu văn xuôi, văn vần hoặc kết hợp cả hai).
+ Xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại; qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với cộng đồng.
3. Truyền thuyết
+ Hình thức văn xuôi tự sự
+ Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) cụ thể theo xu hướng lí tưởng hóa; qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng vừa đề cao, vừa phê phán các nhân vật lịch sử.
4. Cổ tích
+ Hình thức văn xuôi tự sự
+ Cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ đích, kể về số phận của những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan cảu nhân dân lao động.
5. Truyện cười
+ Hình thức văn xuôi tự sự (dung lượng ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ)
+ Kể về những sự việc, hiện tượng xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười, nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán xã hội.
6. Truyện ngụ ngôn
+ Hình thức văn xuôi tự sự (rất ngắn gọn, kết cấu rất chặt chẽ)
+ Truyện thông qua các ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó rút ra những kinh nghiệm và triết lí sâu sắc.
7. Tục ngữ
+ Hình thức: Câu/lời nói có tính nghệ thuật (ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp)
+ Đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.
8. Câu đố
+ Hình thức: Bài thơ hoặc câu nói có tính có vần
+ Mô tả vật bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về cuộc sống.
9. Ca dao
+ Hình thức: thơ trữ tình (thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng)
+ thể hiện thế giới nội tâm con người.
10. Vè
+ Hình thức: Văn vần có lời thơ mộc mạc.
+ Phần lớn nói về những sự kiện, sự việc của làng, nước mang tính thời sự, nhằm thông báo và bình luận.
11. Truyện thơ
+ Hình thức: thơ, văn vần
+ Phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng trong xã hội.
12. Chèo (Các hình thức diễn xướng dân gian)
+ Hình thức: kịch hát dân gian kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng
+ Ca ngợi những tấm gương đạo đức phê phán đả kích mặt trái của xã hội.
- Các thể loại sân khấu dân gian khác : tuồng, cải lương, múa rối, …
* Có thể tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian như sau:
- Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc:
+ Vốn tri thức này thuộc đủ mọi lĩnh vực trong đời sống : tự nhiên, xã hội và con người.
+ Vốn tri thức dân gian phần lớn là các kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tế, mang lại bài học cho thế hện sau.
- Văn học dân gian có giá trị sâu sắc về đạo lí làm người:
+ Những giá trị quan trọng nhất được biểu hiện ở văn học dân gian là tinh thần nhân đạo và lạc quan
+ Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp, tâm hồn, nhân cách cho con người Việt Nam.
- Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
+ VHDG là những bài học, kinh nghiệm quý giá được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian, trở thành những mẫu mực xứng đáng để học tập.
+ Giúp thế hệ sau hiểu biết thêm về đời sống tinh thần phong phú của cha ông.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phương Hoàng
26/11/2018 20:48:56
Nội dung:Mang tính nhân dân rõ rệt và sâu sắc,tư tưởng đúng đắn tiến bộ,tinh thần lạc quan ,yêu đời.
               Ý thức đấu tranh không khoan nhượng với cái ác;thể hiện làng yêu nước, yêu quê hương,..
               Thể hiện cuộc sống lao động chân thực với những ước mơ cao cả.Là tấm gương phản ánh tâm hồn dân tộc trong quá khứ.
Nghệ thuật:Kết tinh của ngôn từ nhân dân
                  Sự lặp lại của các hình ảnh, chi tiết có giá trị
                 Diễn đạt bằng một số công thức thuyền thống in đậm sắc thái dân gian

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×