Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận về câu nói "chỉ cần học lý thuyêt không cần học thực hành"

viết bài văn nghị luận về câu nói "chỉ cần học lý thuyêt không cần học thực hành"
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.031
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học lý thuyết và thực hành đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập và phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có một số người cho rằng chỉ cần học lý thuyết mà không cần học thực hành cũng đủ để thành công. Tuy nhiên, tôi tin rằng câu nói "chỉ cần học lý thuyết không cần học thực hành" là không chính xác và không đem lại lợi ích cho cá nhân.

Trước hết, việc học lý thuyết và thực hành là hai khía cạnh không thể tách rời trong quá trình học tập. Lý thuyết giúp chúng ta hiểu rõ về kiến thức cơ bản, cơ sở và nguyên lý hoạt động của một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, chỉ biết lý thuyết mà không áp dụng vào thực tế sẽ khiến kiến thức trở nên lý thuyết và không mang lại giá trị thực tiễn. Thực hành giúp chúng ta áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế, rèn luyện kỹ năng và tạo ra kinh nghiệm thực tế.

Thứ hai, việc học lý thuyết mà không học thực hành sẽ khiến cho kiến thức trở nên cạn kiệt và không cập nhật. Xã hội hiện đại đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, kiến thức mới được tạo ra và cập nhật liên tục. Việc học thực hành giúp chúng ta tiếp cận với những kiến thức mới, những công nghệ mới và phát triển kỹ năng thích ứng với môi trường mới.

Cuối cùng, việc học lý thuyết và thực hành đều quan trọng và không thể thiếu trong quá trình học tập và phát triển cá nhân. Chỉ cần học lý thuyết mà không học thực hành sẽ khiến cho kiến thức trở nên lạc hậu và không mang lại giá trị thực tiễn. Do đó, chúng ta cần kết hợp cả hai khía cạnh này để đạt được thành công và phát triển bền vững trong cuộc sống.

Tóm lại, câu nói "chỉ cần học lý thuyết không cần học thực hành" là không chính xác và không đem lại lợi ích cho cá nhân. Việc kết hợp cả hai khía cạnh này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về kiến thức, phát triển kỹ năng và có thể áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả. Hãy luôn đặt mình vào tình huống thực tế và rèn luyện kỹ năng thực hành để đạt được thành công trong cuộc sống.
4
0
Chou
25/03 17:59:56
+5đ tặng
Học tập vốn là một quá trình lâu dài và nhiều gian nan, vất vả. Bên cạnh sự chăm chỉ, cần cù, có một phương pháp học tập đúng đắn cũng là yếu tố giúp chúng ta đi đến thành công. Bàn về phương pháp học, mỗi người lại có một phương pháp khác nhau, phương pháp nào cũng đúc kết những kinh nghiệm quý báu hỗ trợ chúng ta trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Trong số đó, học đi đôi với hành là phương pháp đã có từ lâu nhưng lúc nào cũng đem lại kết quả cao.


Trước hết chúng ta cần hiểu: học và hành có nghĩa là gì? Học là hoạt động tiếp thu tri thức đã có từ sớm của con người. Lúc nhỏ ta học đi, học nói. Lớn hơn, ta dần dần tiếp cận với biển tri thức mênh mông của nhân loại. Chúng ta có thể học qua sự chỉ dạy của thầy cô giáo, học từ sách vở, bạn bè, học từ thực tế. Học bao giờ cũng là công việc khó khăn, vất vả để làm giàu tri thức, nâng cao hiểu biết, làm chủ bản thân và làm chủ cuộc sống. Còn hành là việc áp dụng những kiến thức học được vào thực tế, vào công việc cụ thể.

Học và hành có mối quan hệ mật thiết trong cuộc sống, luôn đi đôi với nhau. Chúng ta không thể có học mà không có hành hay ngược lại. Học là quá trình tích lũy tri thức, là nền tảng của mọi công việc, vấn đề trong cuộc sống. Có thể coi việc học như gốc rễ của một cái cây, rễ có vững chắc thì cây mới phát triển tốt, đâm cành đẻ nhánh, mạnh mẽ, cứng cáp trước sóng gió cuộc đời. Học sẽ là ngọn đèn soi sáng cho thực hành. Nhưng chỉ học thôi mà không áp dụng vào thực tế thì những kiến thức ấy sẽ trở thành vô ích, tốn công sức, tiền bạc, thời gian. Có câu nói: “Mọi lí thuyết đều là màu xám, còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”. Thực hành sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện cho kiến thức. Nhất là trong thời đại khoa học công nghệ ngày nay, thực hành tốt là một yêu cầu quan trọng đối với người lao động.

Bác Hồ đã từng khẳng định: Lí luận phải đi đôi thực tiễn, lí luận mà không có thực tiễn chỉ là lí thuyết suông. Bác đã áp dụng sáng tạo và hiệu quả chủ nghĩa lí luận Mác- Lênin vào thực tế đấu tranh của dân tộc ta, dẫn dắt nhân dân ta ra khỏi vũng bùn nô lệ, thoát khỏi xiềng xích của áp bức bóc lột, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. UNESCO cũng đã đề xướng phương pháp: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Vì thế, chúng ta cần phối hợp hiệu quả, nhịp nhàng giữa học và hành để đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc, chứng minh được năng lực của bản thân và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Một thực tế đáng buồn hiện nay là nền giáo dục nước ta còn coi trọng lí thuyết mà kém tính thực hành. Điều này làm cho nền giáo dục chưa phát triển, chưa đáp được nhu cầu của xã hội. Nguyên nhân của hiện trạng này là do học sinh chưa ý thức được cặn kẽ vai trò giữa học và hành. Mặt khác, nước ta còn nghèo nàn, chưa thể đầu tư nhiều dụng cụ, phòng thí nghiệm chất lượng cho các môn học.

Để thực hiện được phương pháp học đi đôi với hành, mỗi người học sinh cần xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn. Có một mục đích học tập, học sinh sẽ chăm chỉ học hành, say mê tìm tòi kiến thức mới. Từ cơ sở kiến thức có sẵn, chúng ta cũng cần linh hoạt, khéo léo để áp dụng những kiến thức ấy vào thực tế, trong công việc.

Học và hành là hai phần không thể tách rời trong học tập cũng như trong bất cứ công việc nào của cuộc sống. Là người học sinh, chúng ta nên áp dụng học đi đôi với hành ngay trên ghế nhà trường, bao gồm cả kiến thức, văn hóa lẫn những kinh nghiệm từ thực tế đời sống.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
+4đ tặng

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển đòi hỏi mỗi người phải có sự hiểu biết và có trình độ. Tuy nhiên nhiều học sinh, sinh viên hiện nay lại quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành. Điều đó đã cho ta biết tầm quan trọng của việc học phải đi đôi với hành.

Vậy thì trước tiên học là gì? Học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ. Học là tiếp thu, đón nhận những kiến thức, kinh nghiệm trong sách vở và ngoài cuộc sống. Còn “hành” nghĩa là thực hành, là vận dụng những kiến thức mình đã được học vào đời sống thực tiễn. Hành là để cho quen tay, để có kỹ năng thành thạo. Và hành cũng chính là sự luyện tập của mỗi người chúng ta sau khi tiếp nhận tri thức từ sách vở, thực tế muôn màu muôn vẻ kia. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống. Như vậy “học đi đôi với hành” có nghĩa là phải kết hợp giữa kiến thức đã học với việc áp dụng những kiến thức đó vào học tập, cuộc sống và công việc.

Học với hành tuy hai mà một , học với hành không thể tách rời nhau. Đã có học thì phải có hành, muốn thực hành giỏi, vận dụng giỏi vào thực tế thì trước hết phải học. Những người biết “học đi đôi với hành” là những người luôn biết học hỏi, và tích cực vận dụng kiến thức của mình vào đời sống.

Học phải đi đôi với hành vì khi ta đã tiếp thu kiến thức mà lại không thực hành, không vận dụng thì những kiến thức đó dần sẽ bị mờ nhạt. Học nhiều, học mãi thì cũng trở nên hiểu biết, tài giỏi nhưng chỉ là hiểu biết suông, không có hành thì chưa thể nào xác thực điều mình hiểu là đúng hay sai. Tức là chỉ giỏi lý thuyết, hiểu biết sách vở nhưng không có thực hành thì cũng chỉ là giỏi lý thuyết suông mà thôi. Học mà không hành thì xem như vô nghĩa. Chỉ có thực hành mới có thể biến những kiến thức được học thật sự là của mình. Chỉ có thực hành, áp dụng mới giúp ta nhớ lâu hơn và thậm chí sẽ không bao giờ quên những gì mình đã học. Học hành không những cho ta mở mang kiến thức, mà còn giúp ta trau dồi đạo đức và những phẩm chất tốt đẹp. Những con người học hành tốt, là những con người đẹp đẽ và đáng được tôn trọng.

Biểu hiện của việc học cần đi đôi với hành như khi học về một bài học nào đó trong môn hóa học, chẳng hạn như về cách điều chế khí Hidro trong phòng thí nghiệm. Ta nên mua những dụng cụ cần thiết để tiến hành điều chế thử cho biết. Chứ nếu chỉ học theo sách giáo khoa chúng ta chưa cần thí nghiệm đã biết là phải dùng dung dịch axit tác dụng với kim loại mạnh để tạo ra dung dịch muối và giải phóng khí Hidro. Nếu như vậy thì làm sao xác định thực hư thật giả thế nào? Hay một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mỹ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận.Hay khi học tiếng anh chỉ là lí thuyết trên sách vở nhưng nếu ta giao tiếp với người nói tiếng anh ta sẽ nói 1 cách trôi chảy. Ngay cả qua bài tấu: “ Bàn luận về phép học”, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Chính vì vậy, Bác Hồ là 1 minh chứng cho việc học đi đôi với hành, Bác đã rút kinh nghiệm thất bại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, trên con đường đó Bác đã phải học rất nhiều thứ tiếng, làm nhiều ngành nghề, cuối cùng chính nhờ sự học hỏi, Bác đã tìm đến con đường Chủ nghĩa Mác LêNin và Bác đã tìm ra được con đường giải phóng dân tộc, ngay cả việc Bác học nhiều thứ tiếng Bác cũng đã vận dụng vào viết báo điều này cũng là nhân tố làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam bởi những bài viết đó đã khơi gợi lên lòng yêu nước và được sự ủng hộ của các nước trên thế giới.

Bên cạnh những cách học tốt, thì lại có những cách học rất đáng phê phán như Học qua loa, học cho có, học đối phó, rồi học vẹt… là những cách học của một số người hiện nay. Liệu họ có nhận ra được rằng, với những cách học ấy, thì những kiến thức mà họ vừa tiếp thu xem như trống rỗng. Nếu vẫn duy trì những cách học như thế thì họ sẽ chẳng bao giờ thật sự có kiến thức cho riêng mình. Và những cách học ấy là nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực trong thi cử, là yếu tố gây nên những tật xấu.

Là một học sinh, cần phải nghiêm túc trong việc học. Học là phải hiểu, và hiểu là phải thực hành. Không học vẹt, học tủ, học qua loa cho có. Khi học xong thì cần phải ôn lại bài và làm lại các bài tập vận dụng để có thể nhớ được những bài vừa học. Và một điều không thể thiếu là cần phải sáng tạo, mạnh dạn nói lên kiến thức và suy nghĩ của mình để góp phần cho việc học thêm tốt và thành công hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×