ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 MÔN KHTN 6
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Bệnh sốt rét lây truyền qua đường nào?
A. Đường máu. B. Đường tiêu hóa.
C. Đường hô hấp. D. Tiếp xúc trực tiếp.
Câu 2: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?
A. Nấm rơm B. Nấm linh chi.
C. Nấm men. D. Nấm mèo.
Câu 3. Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?
A. Nấm mốc B. Nấm đơn bào
C. Nấm độc D. Nấm ăn được
Câu 4. Loại nấm nào sau đây được sử dụng làm thức ăn cho người?
A. Nấm than. B. Nấm 2.
C. Nấm sò. D. Nấm đỏ.
Câu 5. Thực vật nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật Hạt kín?
A. Dương xỉ B. Cây thông
C. Rêu D. Cây lúa
Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở dương xỉ mà không có ở rêu?
A. Sinh sản bằng bào tử B. Thân có mạch dẫn
C. Có lá thật D. Chưa có rễ chính thức
Câu 7. Thủy tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây:
A. Ruột khoang B. Giun chỉ
C. Thân mềm D. Chân khớp
Câu 8. Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình:
A. Mối B. Rận C. Ốc sên D. Bọ chét
Câu 9. Đặc điểm phân biệt động vật có xương sống với động vật không xương sống là
A. Số loài đông.
B. Đẻ nhiều trứng
C. Có bộ lông dày, rậm.
D. Có xương cột sống chứa tủy sống.
Câu 10. Động vật có xương sống bao gồm:
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
B. Cá, chân khớp, bò sát, chim
C. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
D. Cá, lưỡng cư, ruột khoang, thú
Câu 11: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Câu 12: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?
A. Vì chúng có hệ mạch.
B. Vì chúng có hạt nằm trong quả.
C. Vì chúng sống trên cạn.
D. Vì chúng có rễ thật.
Câu 13 : Nhóm các loài chim có ích là?
A. Chim sâu, chim cú, chim ruồi.
B. Chim sẻ, chim nhạn, chim vàng anh.
C. Chim bồ câu, chim gõ kiến, chim yểng.
D. Chim cắt, chim vành khuyên, chim công.
Câu 14: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Đốt rừng làm nương rẫy.
B. Xây dựng nhiều đập thủy điện.
C. Trồng cây gây rừng.
D. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp.
Câu 15: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:
A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
B. Số lượng loài và môi trường sống.
C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.
Câu 16: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?
A. Mặt dưới của lá.
B. Mặt trên của lá.
C. Thân cây.
D. Rễ cây.
Câu 17. Lực của lực sĩ cử tạ tác dụng lên quả tạ, đưa quả tạ lên cao là một … .
A. Lực kéo B. Lực nâng C. Lực đẩy
D. Lực nén
Câu 18. Hành động nào dưới đây không là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Đốt rừng làm nương rẫy.
B. Xây dựng các khu bảo tồn.
C. Cải tạo đất nông nghiệp.
D. Trồng cây gây rừng.
Câu 19. Đơn vị của lực là
A. niutơn. B. mét. C. giờ. D. gam.
Câu 20. Việc làm nào dưới đây không cần dùng tới lực?
A. Cầm bút viết bài B. Chơi nhảy dây
C. Bế em bé D. Đọc một trang sách
TỰ LUẬN
Câu 1 Lấy ba ví dụ về tác dụng của lực trong đó có trường hợp:
+ Vật thay đổi vận tốc
...............................................................................................................................................................
+ Vật thay đổi hướng chuyển động;
...............................................................................................................................................................
+ Vật bị biến dạng.
................................................................................................................................................................
Câu 2 : Em hãy trình bày vai trò của thực vật đối với đời sống con người?
Câu 3:
a) Vì sao cần bảo vệ tính đa dạng sinh học?
b) Hãy kể tên các loài sinh vật ở địa phương em và vai trò của chúng?
c) Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.
d) - Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như: lương thực, thực phẩm, dược liệu,…
e) → Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |