Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phương pháp làm nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí

Phương pháp làm nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
64
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Để làm nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

1. Xác định tư tưởng đạo lí cụ thể mà bạn muốn nghiên cứu và phân tích. Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ về tư tưởng này và các nguyên lý cơ bản của nó.

2. Thu thập thông tin và tài liệu liên quan đến tư tưởng đạo lí đó từ các nguồn đáng tin cậy như sách, bài báo, nghiên cứu, và trang web chính thống.

3. Xác định các vấn đề xã hội mà tư tưởng đạo lí đó có thể ảnh hưởng đến, cũng như những ưu điểm và nhược điểm của tư tưởng đó trong việc giải quyết các vấn đề đó.

4. Xây dựng cấu trúc cho nghị luận của bạn, bao gồm phần giới thiệu, phần trình bày các ý chính, và phần kết luận.

5. Trình bày các lập luận của bạn một cách logic và có căn cứ, sử dụng dữ liệu và thông tin cụ thể để minh chứng cho quan điểm của mình.

6. Đưa ra nhận định và suy luận cuối cùng về tư tưởng đạo lí đó và tác động của nó đối với xã hội.

7. Kiểm tra lại nghị luận của bạn để đảm bảo rằng không có sai sót ngữ pháp, chính tả và logic.

Nhớ rằng, việc làm nghị luận xã hội đòi hỏi sự tỉ mỉ, logic và cẩn thận trong việc phân tích và trình bày quan điểm của mình.
1
0
Ngoc Trinh
05/04/2024 22:21:17
+5đ tặng

Cách làm bài Nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý chi tiết như sau:

Bước 1: Giải thích vấn đề

Ở bước này học sinh cần đưa ra câu trả lời cho câu hỏi là gì, như thế nào… liên quan đến các khái niệm về tư tưởng đạo lý trong đề bài đưa ra. Tiếp theo là giải thích về nghĩa đen, nghĩa bóng của các khái niệm có trong đề bài. Sau khi phân tích từ khóa và ý nghĩa của nó đặt trong các hoàn cảnh cụ thể thì đưa ra nhận xét, quan điểm cá nhân. Đúc rút ý nghĩa nhân văn của tư tưởng đạo lý đề cập đến, nêu quan điểm của tác giả thể hiện qua tư tưởng đạo lý trong đề bài và nêu ra nhận xét cá nhân.

Bước 2: Phân tích vấn đề

Ở bước này học sinh cần trả lời cho câu hỏi tại sao. Đưa ra sự phân tích, chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng đạo lý trong đời sống xã hội và trong nhận thức của mỗi cá nhân trong xã hội, đưa ra tính phù hợp hoặc không thông qua chứng minh và dẫn chứng từ thực tiễn. Mang đến các bình luận, lập luận thuyết phục sâu sắc. Đưa ra dẫn chứng cụ thể hoặc dẫn chiếu đến những tư tưởng đạo lý có liên quan. Bằng các phân tích cần thể hiện rõ ý nghĩa của tư tưởng đạo lý và ý nghĩa được thể hiện qua thông điệp của đề bài.

Bước 3: Bác bỏ vấn đề.

Để một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý được đánh giá cao, thì người viết nên có thêm bước này trong bài làm của mình. Dựa vào những lý lẽ, dẫn chứng đã đưa ra ở trên, người viết có thể bác bỏ vấn đề bằng cách lật ngược lại vấn đề vừa bàn luận. Đây được coi là bước làm khó nhất, thể hiện tính tư duy đa chiều và hướng tiếp cận mới mẻ, sáng tạo của người viết. Từ đó, chất lượng của bài viết và điểm số sẽ được nâng cao và cải thiện rõ rệt.

Bước 4: Bình luận, đánh giá vấn đề

Sau khi bác bỏ vấn đề người viết cần đáng giá tính đúng sai của vấn đề, ý nghĩa của vấn đề  với thời đại ngày nay. Bên cạnh đó là các giá trị của bài học có sâu sắc và gìn giữ hay không. Tác động của vấn đề này đến cá cá nhân trong xã hội, đến nhận thức chung của toàn xã hội. 

Bước 5: Bài học nhận thức và hành động rút ra từ vấn đề

Đây là bước cuối cùng và đóng quan trọng trong một bài nghị luận về tư tưởng đạo lý bởi mục đích của của bài viết này là rút ra những kết luận về tính đúng sai, bài học của vấn đề liên hệ đến cuộc sống. Từ vấn đề nêu trên mỗi cá nhân sẽ rút ra bài học cho bản thân và đưa ra những luận điểm, luận cứ mang tính khuyên nhủ, răn đe, giáo dục cho xã hội

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Kiên Quốc
05/04/2024 22:21:58
+3đ tặng

Học sinh cần dựa vào dàn ý chung của kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí để xác định các luận điểm cho bài viết. Thông thường, bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí sẽ có những luận điểm chính sau:

Luận điểm 1: Giải thích tư tưởng đạo lí

Luận điểm 2: Bình luận, chứng minh tư tưởng đạo lí, phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề

Luận điểm 3: Bài học rút ra

Để thuyết minh cho luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ. Một bài văn có thể có nhiều luận điểm lớn, mỗi luận điểm lớn lại được cụ thể hoá bằng nhiều luận điểm nhở hơn. Tuỳ vào từng đề bài, học sinh có thể triển khai những luận điểm nhỏ hơn.

Ví dụ minh hoạ:

Đề bài: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. (Trích Đường đến ngày vinh quang – nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập)
Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên.

Bài văn trên có những luận điểm sau:

Luận điểm 1: Giải thích ý nghĩa thông điệp của tác giả. Tác giả muốn khẳng định chân lí: Muốn có hạnh phúc và thành công trên đường vinh quang mỗi người bắt buộc phải biết “chịu đau” khi gặp những “mũi gai” và “đi qua muôn ngàn sóng gió”.

Luận điểm 2: Bàn luận

Vì sao tác giả khẳng định như thế? Lấy dẫn chứng để chúng minh vấn đề

Luận điểm 3: Nêu bài học rút ra: để thành công trong cuộc sống, mỗi người chúng ta cần suy nghĩ và hành động như thế nào?

Khi xây dựng lập luận, điều quan trọng nhất là phải tìm cho được các luận cứ có sức thuyết phục cao.Luận cứ là những ý nhỏ, triển khai cho luận điểm. Luận cứ có thể là dẫn chứng, lí lẽ làm sáng tỏ cho luận điểm. Luận cứ phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

+ Trước hết, luận cứ phải phù hợp với yêu cầu khẳng định của luận điểm. Nội dung của luận cứ phải thống nhất với nội dung của luận điểm.

+ Thứ hai, luận cứ phải xác thực, tức là nó phải đúng đắn. Khi nêu luận cứ, người viết cần biết chính xác về nguồn gốc, các số liệu, các sự kiện, tiểu sử nhân vật,… Biết không chắc chắn thì chưa vội sử dụng. Tuyệt đối không được bịa đặt luận cứ.

+ Thứ ba, luận cứ phải tiêu biểu.

+Thứ tư, luận cứ phải vừa đủ, đáp ứng yêu cầu chứng minh toàn diện cho luận điểm.

Học sinh cần trích dẫn chính xác. Nhớ nguyên văn thì đặt trong ngoặc kép, nhớ đại ý thì chuyển thành lời gián tiếp.

1
0
Tiến Dũng
05/04/2024 22:22:00
+2đ tặng

Bước 1: Giải thích (là gì)

Phần này thường trả lời cho câu hỏi là gì, như thế nào... Trước hết, người viết cần tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa; nếu đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể trong cả câu nói thì nó biểu hiện ý nghĩa gì. Qua đó rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lý, quan điểm của tác giả thể hiện thế nào qua câu nói.

Bước 2: Phân tích (tại sao)

Học sinh trả lời câu hỏi tại sao vấn đề này lại đúng hoặc không đúng, không phù hợp, đồng thời dùng dẫn chứng thực tiễn để chứng minh lập luận của mình, giúp phần bàn luận sâu sắc và thuyết phục người đọc, người chấm thi.

Bước 3: Bác bỏ (nếu không như vậy thì thế nào)

Đây là thao tác khó nhưng thể hiện bản lĩnh của người viết và quyết định nhiều đến điểm số bài thi. Bác bỏ bằng cách lật ngược vấn đề vừa bàn luận, nếu vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề. Ngược lại, nếu vấn đề sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.

Bước 4: Bình luận, đánh giá (có giá trị gì, tác động ra sao)

Đánh giá xem vấn đề đó đúng hay sai, còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không, có tác động thế nào đến cá nhân người viết, ảnh hưởng thế nào đến xã hội nói chung.

Bước 5: Bài học nhận thức và hành động (tích cực)

Đầu tiên là bài học rút ra cho bản thân người viết (rút ra bài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được...). Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.

"Tuân thủ các bước, thẳng thắn nhìn nhận vấn đề và đưa ra dẫn chứng thực tế, kết hợp sử dụng thêm câu châm ngôn, tục ngữ, ca dao để cho thấy kinh nghiệm sống phong phú, có hiểu biết sâu rộng cả trong quá khứ và hiện tại, bài viết của các em sẽ được đánh giá tốt và đạt điểm cao", cô Khánh Phượng chia sẻ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×