* Núi
- Khái niệm: Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
- Đặc điểm
+ Thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển.
+ Núi có phần đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
+ Dưới chân núi là thung lũng - nơi tích tụ các sản phẩm bị xâm thực.
- Phân loại
+ Dựa vào độ cao: núi thấp, núi trung bình và núi cao.
+ Dựa vào thời gian hình thành: núi già và núi trẻ.
* Đồng bằng
- Đổng bằng là dạng địa hình thấp.
- Đặc điểm
+ Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.
+ Độ cao thường dưới 200m so với mực nước biển.
+ Đồng bằng cao: có độ cao từ 200m đến 500m.
- Phân loại
+ Đồng bằng bóc mòn phần lớn là do băng hà.
+ Đồng bằng bồi tụ do phù sa sông hoặc phù sa biển.
* Cao nguyên
- Cao nguyên là vùng rộng lớn.
- Đặc điểm
+ Địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.
+ Độ cao từ 500m đến 1.000 m so với mực nước biển.
+ Cao nguyên thường có ít nhất một sườn dốc đổ xuống vùng đất thấp hơn.
* Đồi
- Đồi là dạng địa hình nhô cao.
- Đặc điểm
+ Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
+ Độ cao không quá 200m.
+ Nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi.
+ Thường tập trung thành vùng lớn.
* Địa hình cac-xtơ
- Địa hình cac-xtơ là dạng địa hình độc đáo.
- Hình thành do các loại đá bị hoà tan bởi nước tự nhiên (đá vôi và một số loại đá dễ hòa tan).
- Phân bố: Địa hình cacxtơ rất phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.
- Giá trị: Có giá trị du lịch, nghiên cứu khoa học,…