Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hoàng đế Minh Mệnh luôn chăm lo đời sống nhân dân, chú trọng phát triển kinh tế, khao khát cho dân giàu, nước mạnh. Ông đã áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy kinh tế phát triển như khuyến khích khai hoang lấn biển; đẩy mạnh thuỷ lợi đào sông thoát lũ; hoàn chỉnh hệ thống đê điều ở Bắc bộ; tiếp tục đo đạc, hoàn thiện sổ ruộng đất (địa bạ) trong toàn quốc; quy định lại chế độ thu thuế đinh, điền, thuế muối, thuế khai thác mỏ, thuế sản vật, thuế buôn bán tại các cửa quan, bến chợ, thuế cảng cho các thuyền buôn nước ngoài; khai mở nhiều ngành sản xuất mới…
Hoàng đế Minh Mệnh là người rất quan tâm đến quân sự quốc phòng, vì vậy quân đội dưới thời ông được tổ chức khá hùng mạnh. Nhà vua nhiều lần thân hành ra thao trường chứng kiến việc luyện tập của quân sĩ và đặt chế độ định kỳ duyệt tuyển. Ngay từ năm Minh Mệnh thứ nhất (1820) nhà vua đã cho tổ chức lại quân đội thành các binh chủng gồm bộ binh, thuỷ binh, kỵ binh, tượng binh và pháo thủ binh. Trong đó bộ binh là chủ chốt được phân làm 2 loại kinh binh và cơ binh. Kinh binh là lính của triều đình đóng chủ yếu ở kinh thành và một số tỉnh trọng yếu. Tổ chức bên trong của kinh binh khá chặt chẽ được phân thành các doanh (gồm 4 doanh Thần cơ, Tiền phong, Long vũ, Hổ uy), mỗi doanh lại chia làm 5 vệ, mỗi vệ có 10 đội, mỗi đội có 50 lính; đứng đầu có các Đội trưởng và Suất đội cai quản. Cơ binh là lính riêng của từng tỉnh, cũng được chia thành các cơ, đội; đứng đầu có các Quản cơ và Suất đội cai quản. Các loại binh khác được tổ chức gần giống bộ binh, cũng chia thành các vệ, đội nhưng có đặc thù riêng của từng loại.
Hoàng đế Minh Mệnh luôn chăm lo đời sống nhân dân, chú trọng phát triển kinh tế, khao khát cho dân giàu, nước mạnh. Ông đã áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy kinh tế phát triển như khuyến khích khai hoang lấn biển; đẩy mạnh thuỷ lợi đào sông thoát lũ; hoàn chỉnh hệ thống đê điều ở Bắc bộ; tiếp tục đo đạc, hoàn thiện sổ ruộng đất (địa bạ) trong toàn quốc; quy định lại chế độ thu thuế đinh, điền, thuế muối, thuế khai thác mỏ, thuế sản vật, thuế buôn bán tại các cửa quan, bến chợ, thuế cảng cho các thuyền buôn nước ngoài; khai mở nhiều ngành sản xuất mới…
Hoàng đế Minh Mệnh là người rất coi trọng học vấn, khoa cử, bản thân nhà vua cũng là một học giả từng làm thơ, soạn sách, luôn khuyến khích quần thần chăm chỉ đọc sách, biên soạn sách vở và mong muốn trọng dụng người có kiến thức. Vua từng dụ rằng: Đạo trị nước chép ở sách vở, không xem rộng xét kỹ không thể biết hết được
Đối với việc học hành khoa cử nhà vua đặc biệt chăm lo, năm 1821 cho xây dựng nhà Quốc tử giám, ở giữa làm Giảng đường, phía trước là Di luân đường, hai bên tả hữu làm phòng ở cho tôn sinh, giám sinh; lại đổi đặt các chức Tế tửu, Tư nghiệp đứng đầu. Cũng năm đó mở ân khoa thi Hương đầu tiên dưới triều Minh Mệnh, năm sau mở khoa thi Tiến sĩ đầu tiên dưới triều Nguyễn, đồng thời cũng định lại quy chế thi cử. Trước đây 6 năm tổ chức một khoa nay quy định thành 3 năm một khoa, năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội và thi Đình; lại đổi đặt danh hiệu học vị những người trúng tuyển, Hương cống đổi thành Cử nhân, Sinh đồ đổi thành Tú tài; không lấy Tiến sĩ Đệ nhất giáp chỉ lấy Đệ nhị giáp và Đệ tam giáp; ngoài ra vua Minh Mệnh cho lấy đỗ thêm những người có số điểm gần sát với hạng Đệ tam giáp gọi là Phó bảng. Chỉ tính riêng các khoa thi Tiến sĩ, triều Minh Mệnh tổ chức được 6 khoa vào các năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Minh Mệnh thứ 7 (1826), Minh Mệnh 10 (1829), Minh Mệnh 13 (1832), Minh Mệnh 16 (1835), Minh Mệnh 19 (1838), lấy đỗ được 56 Tiến sĩ và 20 Phó bảng
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |