Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý cho bài văn nói về hiện tượng học sinh thiếu tập trung trong giờ học

Lập dàn ý cho bài văn nói về hiện tượng học sinh thiếu tập trung trong giờ học
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
286
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
I. Giới thiệu về tình trạng học sinh thiếu tập trung trong giờ học
1. Số lượng học sinh thiếu tập trung ngày càng tăng
2. Nguyên nhân của hiện tượng này

II. Những hậu quả của việc học sinh thiếu tập trung trong giờ học
1. Hiệu suất học tập giảm sút
2. Gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh
3. Gây phiền toái cho giáo viên và các bạn học

III. Cách giải quyết vấn đề học sinh thiếu tập trung trong giờ học
1. Tạo điều kiện học tập thuận lợi
2. Sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của học sinh
3. Tăng cường tương tác giữa giáo viên và học sinh
4. Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa để giảm căng thẳng và tăng cường sự tập trung trong giờ học

IV. Kết luận
1. Tóm tắt vấn đề
2. Khuyến khích học sinh và giáo viên cùng nhau giải quyết vấn đề này để tạo ra môi trường học tập tích cực và hiệu quả.
1
1
+5đ tặng

I. Mở bài

Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều trang bị cho con em mình điện thoại di động để liên lạc, hoặc truy cập mạng Internet tìm tư liệu học tập.
Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.
II. Thân bài

1. Giải thích

- Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà điện thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.

- Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mang tên Motorola Dynatac, phát minh bởi nhà sáng chế John F. Mitchell và Martin Cooper. Motorola Dynatac mang hình dáng gần giống điện thoại di động ngày nay mặc dù vẫn còn khá cồng kềnh (nặng khoảng 1kg) và không phổ biến. Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động phát triển không ngừng phát triển theo hướng nhỏ gọn hơn rất nhiều tổ tiên của nó và ngày càng được tích hợp nhiều chức năng hơn chứ không còn đơn thuần là nghe và gọi.

2. Bàn luận

a) Thực trạng

- Điện thoại thông minh đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường học:

Sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…
Sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)...
b) Nguyên nhân

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại thông minh trở thành vật không thể thiếu đối với con người
Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình
Học sinh lười học, ý thức chưa tốt.
Thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại
c) Hậu quả

Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức, sử dụng trong các giờ kiểm tra: tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại…
Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.
d) Biện pháp khắc phục

Bản thân học sinh cần có ý thức tự giác trong học tập; cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật.
Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em…
Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí.
3. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức: Nhận thức được những ưu, nhược mà điện thoại thông minh mang lại cho con người để sử dụng chúng một cách hiệu quả, đem lại ích lợi cho cuộc sống, công việc cũng như trong học tập.

- Hành động:

Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị những kỹ năng sống cần thiết.
Sử dụng điện thoại đúng mục đích.
Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.
Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.
III. Kết bài

Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá.
Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng.
Tương lai của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó - Đừng để điện thoại huỷ hoại cuộc sống của mình.
cho minh 10 diem nha ban iu:333

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
nhjki
16/04 23:04:18
+4đ tặng

1. Mở bài

Nhận định việc nói chuyện riêng trong giờ học là vấn đề còn tồn tại ở môi trường sư phạm Việt Nam hiện nay.

Nói chuyện riêng trong giờ là thói quen không tốt cần bỏ.

2. Thân bài

a. Biểu hiện, Thực trạng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh hiện nay

Tuổi học sinh là tuổi đẹp nhất bởi lúc này, chúng ta vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, được học tập và vui chơi cùng bạn bè, thầy cô. Người ta nói: “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, bởi đẹp nhất là tuổi học trò nhưng nghịch nhất cũng là học trò. Không khó bắt gặp những cô cậu học trò xúm nhau nói chuyện trong giờ, thì thầm to nhỏ rồi cười khúc khích trong khi thầy cô giáo đang giảng bài.

Nói chuyện riêng trong giờ đôi khi không chỉ là nói bằng miệng, nhiều khi là những dòng viết tay trên trang giấy xé vội mà các học sinh lén truyền cho nhau. Có khi là ám hiệu bằng tay mà họ đã thống nhất từ trước để giao tiếp.

Nói chuyện riêng thì lớp học nào cũng có, điều này gây nhiều rắc rối cho chính học sinh cũng như giáo viên.

b. Nguyên nhân dẫn đến việc nói chuyện riêng trong giờ của học sinh

  • Do bản thân học sinh không thích học hoặc cảm thấy những câu chuyện riêng cùng bạn bè thích hơn là nghe giảng bài. Có nhiều trường hợp là học sinh không muốn nghe giảng vì không nhận thấy được mục đích của việc học những kiến thức thầy cô đang giảng dạy.
  • Do thời gian học quá nhiều dẫn đến học sinh mệt mỏi, khó tiếp thu thêm kiến thức trên nhà trường nên nói chuyện riêng trong giờ như một “phương pháp” để giải tỏa.
  • Do bài giảng quá khô khan, không gây được sự chú ý, tò mò, muốn lắng nghe từ học sinh.

c. Tác hại của việc nói chuyện riêng trong giờ

  • Với học sinh: không tiếp thu được bài giảng; làm ảnh hưởng đến những bạn khác học tập; gián đoạn bài giảng của thầy cô.
  • Với thầy cô: Gây cảm giác khó chịu vì cảm thấy thầy cô giảng dạy nhưng không được học sinh lắng nghe; mất cảm hứng dạy học, đứt “mạch” bài giảng.

d. Bài học nhận thức và hành động

  • Đối với học sinh: cần biết tôn trọng thầy cô hơn, hạn chế tối đa việc nói chuyện riêng trong giờ; chăm chú nghe giảng để tiếp nhận thêm kiến thức.
  • Đối với giáo viên, nhà trường: Cần thay đổi cách truyền đạt để hấp dẫn học sinh học tập hơn; cho học sinh cảm thấy sự quan trọng của việc học đối với cuộc sống sau này của các em.
  • Đối với gia đình: Phụ huynh cần động viên con em học tập; không chỉ trích mà cần lắng nghe con mình.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k