Đôi vai mẹ đã thành chai từ bao giờ con không biết. Trên đôi vai ấy ai để chiếc bánh dày vào. Bánh dày màu nâu sẫm, có lúc nứt ra. Cái năm mẹ leo lên núi gánh đá xuống thuyền cho người ta chở lên tỉnh, ấy là cái năm vai mẹ nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu, dính cả vào đòn gánh. Con hỏi, mẹ bảo: “Không đau, nó ê ra rồi”. Mẹ cởi trần, mặc yếm mà gánh. Lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi. Mẹ gánh củi đi bán. Mẹ gánh thóc từ đâu về suốt đêm xay giã để bán. Tháng nào mẹ cũng gánh gạo đi một ngày đường ròng rã đến nơi con trọ học. Đôi vai ấy, con tin rằng suốt đời mẹ, không bao giờ trở lại lành lặn…Nhưng chính đôi vai xương xẩu, bé nhỏ, mỏng manh ấy lại gánh được bao thứ mà người thường không thể gánh nổi.
(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng, NXB Kim Đồng, 1996, tr.59)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Hãy nêu những hình ảnh chi tiết cho thấy sự vất vả, cực nhọc của người mẹ?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên?
Câu 4. Dấu ba chấm kết thúc câu văn “Đôi vai ấy, con tin rằng suốt đời mẹ, không bao giờ trở lại lành lặn…” có tác dụng gì?
Câu 5. Đặt nhan đề cho đoạn văn. Lí giải vì sao em đặt như vậy.
Câu 6. Qua đoạn văn trên tác giả muốn nói gì với người đọc?
Viết: Viết một bài văn biểu cảm về hình ảnh người mẹ trong đoạn trích trên.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |