LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu các điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Nêu các điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng? Phân tích từng điều kiện đó 
4 trả lời
Hỏi chi tiết
51
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi có các điều kiện sau:

1. Mối quan hệ hôn nhân: Nghĩa vụ cấp dưỡng thường phát sinh giữa các thành viên trong một mối quan hệ hôn nhân, bao gồm cả vợ chồng, cha mẹ và con cái. Mối quan hệ hôn nhân là cơ sở pháp lý để xác định nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Khả năng cung cấp cấp dưỡng: Người có khả năng cung cấp cấp dưỡng cho người khác phải thực hiện nghĩa vụ này. Khả năng cung cấp cấp dưỡng có thể bao gồm thu nhập, tài sản, và các nguồn lực khác.

3. Nhu cầu cần cấp dưỡng: Người được cấp dưỡng phải có nhu cầu cần được cấp dưỡng, bao gồm chi phí sinh hoạt, giáo dục, y tế, và các nhu cầu cơ bản khác.

4. Không thể tự lo tự chăm sóc: Người được cấp dưỡng không thể tự lo tự chăm sóc bản thân hoặc không có khả năng tự cung cấp cấp dưỡng cho bản thân.

Từ các điều kiện trên, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ phát sinh khi có sự kết hợp giữa mối quan hệ hôn nhân, khả năng cung cấp cấp dưỡng, nhu cầu cần cấp dưỡng và không thể tự lo tự chăm sóc. Điều này giúp đảm bảo rằng người có khả năng cung cấp cấp dưỡng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với việc cung cấp hỗ trợ cho người có nhu cầu.
1
0
+5đ tặng
1. Cấp dưỡng là gì?

Cấp dưỡng là việc một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Cấp dưỡng còn là biện pháp chế tài đối với người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu; giữa vợ và chồng (Điều 107).


Hình minh họa. Cấp dưỡng là gì? Khi nào phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng?
2. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình phát sinh khi có các điều kiện sau:

– Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng;

– Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu;

– Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là người đã thành niên, có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.


3. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng?

Thông thường, quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con phát sinh từ thời điểm con được sinh ra. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ không đơn thuần là vấn đề mang tính pháp lý, mà thực chất còn là nhu cầu rất đỗi bản năng của mỗi người. Khi không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con, cha, mẹ sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng để thay thế. Việc cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn thường được thể hiện thông qua bản án, quyết định giải quyết ly hôn. Trong trường hợp này, thời điểm quan hệ cấp dưỡng phát sinh được xác định theo sự thoả thuận của các bên hoặc theo quyết định của Toà án.

Pháp luật chưa có quy định chi tiết về việc cấp dưỡng cho con khi cha, mẹ sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng. Nếu rơi vào trường hợp cấp dưỡng cho con khi bị hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên thì quan hệ cấp dưỡng sẽ chính thức đặt ra khi có quyết định hạn chế quyền của Toà án. Thực chất, trong cả hai trường hợp: cấp dưỡng khi ly hôn và cấp dưỡng khi cha, mẹ bị hạn chế quyền đều có sự chuyển hoá giữa quyền nuôi dưỡng sang quyền cấp dưỡng. Dưới góc độ pháp lý, hai khoảng thời gian này được thực hiện tiếp nối nhau mà không có sự gián đoạn. Tuy vậy, thực tế cho thấy, cũng không ít những trường hợp một bên cha, mẹ hoàn toàn không thực hiện trách nhiệm của mình trong cả việc nuôi dưỡng lẫn cấp dưỡng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của con, mà còn gây khó khăn cho đời sống của người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ. Trong một số vụ việc, một bên đã yêu cầu bên vợ/ chồng còn lại trả chi phí nuôi con trong thời gian họ không chung sống với nhau và một người không thực hiện nghĩa vụ đối với con.

Nếu như đối với cả hai trường hợp kể trên, quan hệ cấp dưỡng phát sinh một cách mặc nhiên trên cơ sở sự tồn tại mối quan hệ cha, mẹ – con, thì quan hệ cấp dưỡng khi cha mẹ không tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp lại là một điều khác biệt. Việc cấp dưỡng giữa các chủ thể chỉ có thể diễn ra (dưới góc độ pháp lý) khi có phán quyết của Toà án thừa nhận mối quan hệ cha – con / mẹ – con. Điều này đã đặt ra vấn đề về thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Việc đóng góp tài sản để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng con là những quyền và nghĩa vụ rất đỗi tự nhiên giữa cha mẹ, con. Dù pháp luật không có quy định cụ thể nhưng có thể hiểu rằng, quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con phát sinh từ thời điểm trẻ được sinh ra. Tuy vậy, cũng không ít những trường hợp con được sinh ra một khoảng thời gian rồi mới được xác định cha hoặc mẹ. Vấn đề đặt ra là việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giữa người được xác định là cha, mẹ và con phát sinh kể từ thời điểm trẻ được sinh ra hay từ thời điểm có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận quan hệ cha mẹ con.

Ví dụ, trong một vụ việc, Toà án đã xác định: “riêng số tiền cấp dưỡng nuôi con từ khi trẻ sinh ra đến nay là 33 tháng (từ 06/11/2007 đến 11/8/2010) bị đơn phải cấp dưỡng một lần ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật để trả một phần các chi phí mà nguyên đơn đã bỏ ra để nuôi con”. Tương tự như vậy, ở một vụ việc khác, Toà án đã ra phán quyết xác định là cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con từ trước thời điểm bản án xác định quan hệ cha, con phát sinh hiệu lực pháp luật.

Có thể thấy hướng giải quyết chung của Toà án trong trường hợp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là căn cứ theo thời điểm trẻ được sinh ra để xác định thời điểm cấp dưỡng. Phán quyết vì vậy có thể buộc một người cấp dưỡng ngay cả trước khi bản án thừa nhận quan hệ cha mẹ, con phát sinh hiệu lực (quan hệ cấp dưỡng phát sinh từ khi con được sinh ra). Điều này giúp bảo vệ lợi ích của người con và quyền lợi của người trực tiếp nuôi dưỡng con.

Tuy vậy, điều này đặt ra một vấn đề: liệu rằng khi có yêu cầu xác định cha, mẹ cho con khi con đã thành niên, người được xác định có phải thực hiện cấp dưỡng một lần cho toàn bộ thời gian từ khi con sinh ra đến khi con đủ 18 tuổi hay không. Hơn nữa, về bản chất, số tiền này được hiểu là tài sản của con (cấp dưỡng cho con) hay “chi trả một phần chi phí nuôi con”.

Vấn đề yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đi cùng việc xác định cha, mẹ cho con (trong trường hợp cha mẹ không tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp) là điều diễn ra khá phổ biến ở Hoa Kỳ. Pháp luật liên bang cấm áp dụng hiệu lực hồi tố với những trường hợp xác định công nhận cha, mẹ sau khi con được sinh ra. Điều này có nghĩa rằng đương sự không thể yêu cầu người được xác định cha hoặc mẹ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng từ khi con được sinh ra cho đến khi bản án công nhận quan hệ cha, mẹ con có hiệu lực. Điều này được thể hiện khá rõ nét thông qua quy định 45 CFR 303.106 – quy trình cấm hồi tố yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Theo đó, việc sửa đổi yêu cầu cấp dưỡng mang tính hồi tố chỉ có thể diễn ra từ ngày bản án xác định nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh hiệu lực.

Chúng tôi cho rằng, không nên buộc bên cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ trước khi có yêu cầu xác định quan hệ cha mẹ, con – cấp dưỡng cho khoảng thời gian diễn ra trong quá khứ. Quan hệ cấp dưỡng được đặt ra nhằm tạo điều kiện và sự hỗ trợ cho trẻ được cấp dưỡng, đồng thời san sẻ gánh nặng về tài chính đối với bên trực tiếp nuôi dưỡng con. Mặc dù quan hệ cấp dưỡng và nuôi dưỡng mặc nhiên phát sinh từ khi con được sinh ra, tuy nhiên, nếu trong vụ việc cụ thể người con vẫn có thể phát triển thể chất và tinh thần mà không cần có sự hỗ trợ này thì việc cấp dưỡng có tính hồi tố không nên được đặt ra. Hơn nữa, với một số phán quyết của toà án như nói trên, chúng ta rất khó xác định được bản chất và mục đích của số tiền “cấp dưỡng” bù đắp cho khoản thời gian chưa được xác định quan hệ cha – con. Số tiền này nên được xác định là tài sản của con hay tài sản hỗ trợ cho bên trực tiếp nuôi con? Nếu việc không được cấp dưỡng gây sự khó khăn trong đời sống, người có quyền và lợi ích bị xâm hại nên có sự chủ động để bảo vệ quyền lợi của mình một cách nhanh chóng, kịp thời. Việc cấp dưỡng mang tính hồi tố cho khoảng thời gian đã diễn ra chỉ nên được áp dụng cho trường hợp bên có quyền lợi liên quan đã nỗ lực (trong khả năng có thể) yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng bên còn lại trốn tránh thực hiện. Đối với những trường hợp còn lại, quan hệ cấp dưỡng chỉ nên đặt ra khi người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết sự việc.

Trong một số trường hợp đã nêu, người vợ đã yêu cầu chồng “hoàn trả chi phí nuôi con trong thời gian ly thân”. Đây cũng được xem là giải pháp buộc một bên phải thực hiện trách nhiệm với con và bên vợ/chồng còn lại. Đối với những hoàn cảnh khác, khi nam nữ không tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp, giữa họ không có nhiều sự ràng buộc (đặc biệt là khi họ không chung sống với nhau như vợ chồng). Tuy vậy, nếu giữa họ có con chung thì cả hai đều có nghĩa vụ như nhau đối với con. Việc một bên không thực hiện trách nhiệm với con gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ và tạo gánh nặng đối với người còn lại. Theo chúng tôi, không nên đặt ra vấn đề cấp dưỡng cho cả thời gian trước khi một người được xác định tư cách cha/ mẹ. Bản chất của cấp dưỡng là việc cung cấp vật chất để đáp ứng cho những nhu cầu cần thiết, giúp trẻ phát triển một cách ổn định và đầy đủ. Khi thời gian trôi qua nhưng trẻ vẫn có thể phát triển bình thường mà không cần đến khoản tiền cấp dưỡng thì nghĩa vụ này không cần thiết phải đặt ra với khoảng thời gian trong quá khứ. Tuy nhiên, với người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, việc yêu cầu hoàn trả một phần chi phí nuôi con là điều có thể. Khi đó, khoản tiền này được xác định một cách cụ thể nhằm chi trả cho bên trực tiếp nuôi con (tương ứng với thời gian phải một mình nuôi dưỡng con và được tính toán dựa trên những chi phí thực tế để nuôi con – chi phí này có thể lớn hơn với mức cấp dưỡng mà Toà án tuyên).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
anh dang
29/04 23:10:44
+4đ tặng
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ

Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em

Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

– Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng.

– Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột

– Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.

– Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

1
0
+3đ tặng

- Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng;
=> người cáp dưỡng và người có nghĩa vụ là quan hệ bố mẹ với con, vợ chồng

- Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
=> ví dụ như vợ chồng ly hôn, nếu con ở với bố thì mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng ngược lại là bố cấp dưỡng -> đều phải có trách nhiệm với con cái

- Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu;
=> khi vợ chồng ly hôn, con chưa đủ 18 tuổi thì chưa thể kiếm tiền hoặc con bị tật, không đi làm được thì bố mẹ phải có trách nhiệm nuôi nấng, cấp dưỡng

- Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là người đã thành niên, có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
=> vợ chồng ly hôn thì 2 vợ chồng đều đã trưởng thành ( do khi kết hôn đã phải trên 18 tuổi là tuổi trưởng thành )-> có khả năng lao động, kiếm tiền -> có khả năng cấp dưỡng

0
0
Lưu Quỳnh
29/04 23:40:14
+2đ tặng
Câu trả lời 1. Người được cấp dưỡng là người không có khả năng tự cung cấp cho mình một phần hoặc toàn bộ nhu cầu cơ bản của mình.
2. Người cung cấp dưỡng là người có khả năng và đủ điều kiện để cung cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng.
3. Có một mối quan hệ pháp lý giữa người được cấp dưỡng và người cung cấp dưỡng, như quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng.
4. Người được cấp dưỡng không có khả năng tự cung cấp cho mình một phần hoặc toàn bộ nhu cầu cơ bản của mình do tuổi tác, sức khỏe hoặc tình trạng kinh tế.
5. Người cung cấp dưỡng có khả năng và đủ điều kiện để cung cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng, và có trách nhiệm pháp lý đối với người được cấp dưỡng.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư