Mỗi tác phẩm hay sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều cảm xúc. Để tạo nên một tác phẩm các yếu tố tạo nên cũng vô cùng quan trọng như: cốt truyện, bối cảnh, nghệ thuật, nội dung, nhân vật,... Trong đó một nhân vật truyền cảm hứng sẽ giúp cho chúng ta thêm yêu và ghi dấu sâu đậm trong lòng chúng ta.
Một nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc đó là cụ Bơ- men trong tác phẩm “ chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mỹ O Hen-ri. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ.
Cụ Bơ- men là một người họa sĩ nghèo, ông thường phải làm mẫu vẽ cho những họa sĩ khác để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống. Suốt bao nhiêu năm cuộc đời ông cũng chỉ luôn ao ước để làm có sao có thể tạo nên một kiệt tác cho đời. Cụ sống là muốn cống hiến cho nghệ thuật, có thể thấy cụ chính là một nghệ sĩ thực thụ, nghệ thuật hướng đến con người
Để tạo nên một nhân vật truyền cảm hứng, hướng tới lối sống tích cực nhà văn O Hen- ri đã đặt cụ Bơ- men bên cạnh những nhân vật khác trong đó có Giôn-xi. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy, mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu, “nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Khi Giôn-xi đang mất niềm tin vào cuộc đời, và sự sống, cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm gió bão bập bùng với hy vọng nó có thể níu kéo lại niềm hi vọng muốn sống của cô bé. Lòng vị tha, sống vì người khác ở cụ thật đáng trân trọng. Cụ đã dùng cả tính mạng của mình để đổi lấy sự sống cho một cô gái trẻ, kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” đã cứu sống được Giôn-xi nhưng cũng đã cướp đi sinh mạng của cụ. Một mạng đổi một mạng, nhưng với cụ, Giôn-xi còn trẻ và cô còn tương lai, cô đáng được sống hơn một người già đã “gần đất xa trời” như cụ. Sự hy sinh cao cả ấy xuất phát từ tấm lòng của một nghệ sĩ chân chính, của một con người vị tha, nhân hậu.
Chiếc lá mà cụ Bơ- men vẽ là dành cả tấm lòng, sự hy sinh quên mình cho sự sống và chính nhờ chiếc lá đó đã giúp cho Giôn- xi một cô gái mà cụ không hề quen biết nhiều đã được sống, đã có niềm tin hơn vào cuộc sống này.