Đời sống vật chất:
+ Nguồn lương thực chính của cộng đồng cư dân Văn Lang – Âu Lạc là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có các loại củ như khoai, sắn. Thức ăn bấy giờ đã khá phong phú, gồm các loại rau củ, các sản phẩm của nghề đánh cá, chăn nuôi, săn bắt như cá, tôm, gở, lợn…
+ Trong lao động và sinh hoạt, nam thường đóng khố, cởi trần; nữ mặc vấy, áo. Vào các ngày lễ hội, CƯ dân Việt cổ đã biết mặc đẹp hơn. Đồ dùng trong gia đình có nhiều loại như nôi, bát, chậu… bằng gô”m và đồng thau. Nhà ở của họ là những nhà sởn được làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
– Đời sống tinh thần:
+ Cư dân Việt cổ có tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình. Cả nam, nữ đều thích đeo đồ trang sức làm bằng đá, đồng thau, vỏ các loại nhuyễn thể.
+ Tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sùng bái tự nhiên như thờ thần Mặt Trời, thần Sống, thần Núi và tục phồn thực với những lễ nghi cầu mùa, mong mưa thuận gió hòa, giống nòi phát triển. Nét đặc sắc của cư dân Việt cổ là tục thờ cúng, sùng kính những người có công với làng nước. Tục lệ cưới xin, ma chay, lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.
– Sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đã mở ra thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc, hình thành nền văn minh Việt Nam đầu tiên – văn minh sông Hồng.