Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ "Nói với con"

Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ "Nói với con"
1 trả lời
Hỏi chi tiết
75
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Khổ thơ cuối của bài thơ "Nói với con" của nhà thơ Tố Hữu là:

"Con ơi, con hãy nhớ mãi
Mẹ yêu con, mẹ yêu con nhiều lắm!"

Trong khổ thơ này, nhà thơ Tố Hữu muốn truyền đạt thông điệp yêu thương và quan tâm của mẹ đối với con. Bằng cách nhấn mạnh vào tình cảm yêu thương chân thành của mẹ dành cho con, nhà thơ muốn khuyến khích con phải nhớ mãi và trân trọng tình yêu của mẹ. Đồng thời, thông điệp này cũng thể hiện sự quan trọng của tình mẹ đối với con trong cuộc sống, và khuyến khích con phải biết trân trọng và ghi nhớ điều đó. Đây là một cách thể hiện tình cảm gia đình và giáo dục con cái của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ.
1
0
Hưng
16/05 13:01:07
+5đ tặng

Tác giả Y Phương là một nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, ông sinh ra và lớn lên tại tỉnh Cao Bằng- cái nôi văn hóa của người Tày. Có lẽ chính vẻ đẹp của non nước Cao Bằng hùng vĩ, nên thơ cũng như bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Tày đã thấm sâu vào tâm hồn nhà thơ, góp phần làm nên chất nghệ sĩ trong ông.

Với quan niệm nghệ thuật đa chiều cùng cảm quan tinh tế của người nghệ sĩ, ông đã để lại cho văn học nước nhà nhiều bài thơ hay. Một trong số đó phải kể đến thi phẩm Nói với con- một bông hoa trong sáng và tinh khôi viết về cuộc sống và con người nơi miền Đông Bắc của Tổ Quốc. Khổ cuối bài thơ đã tập trung khắc họa vẻ đẹp của “người đồng mình”.             

Với người cha, tâm hồn con không chỉ được nuôi dưỡng bởi văn hóa độc đáo của quê hương, được bao bọc, chở che bởi thiên nhiên thơ mộng, hữu tình mà hơn thế con còn được sống trong tình cảm nồng hậu, nghĩa tình của người quê hương. Cơ thể con, tiếng nói con, sức sống của con được bồi đắp bao vẻ đẹp phẩm chất của “người đồng mình”:

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”

“Người đồng mình” là cách gọi gần gũi, thân thiết chỉ những người cùng sinh sống trên một mảnh đất, vùng quê. “Người đồng mình” – nghe sao thân thương đến lạ!, thật gần gũi, thật tự nhiên biết bao. Ở đây, mọi người đều sống chung trong một gia đình lớn, luôn bảo vệ và chia sẻ với nhau, thấu hiểu cả những nhọc nhằn vất vả, những mong ước và chí nguyện của nhau.

Người đồng mình “thương lắm ”, “thương” bởi cuộc sống còn nhiều gian khó, “thương” bởi những nhẫn nại, âm thầm, “thương” cả ý chí, bản lĩnh của người đồng mình trên mảnh đất quê hương. “Thương” ở đấy chính là sự cảm thông, thấu hiểu và sẻ chia. 

Tác giả đã sử dụng các tính từ “cao”, “xa”- những tính từ đặc tả không gian địa lý của vùng đất Cao Bằng, nơi mà “người đồng mình” đang sống. Một chốn không gian xa phố thị phồn hoa, nơi đây chỉ có núi cao hiểm trở. Tính từ “cao”, “xa” còn để chỉ nỗi buồn và chí lớn của con người nơi đây. Người đồng mình nén “nỗi buồn”  ở lại để “chí lớn” đi xa. Tác giả đã mượn chiều kích của không gian để thể hiện tâm hồn rộng mở, phóng khoáng, thể hiện sự bền gan, vững chí của “người đồng mình”.

Lời thơ giản dị thấm đẫm lòng tự hào của người cha khi kể về “người đồng mình”, qua đó, ta còn thấy được một trái tim nhạy cảm, một tâm hồn đồng điệu của tác giả với nhân dân mình, hiểu và thương cuộc sống của nhân dân mình. Từ tiếng thơ tự hào ấy, tác giả cất tiếng lòng mình gửi gắm mong muốn đến con, rằng con hãy sống một cuộc đời bản lĩnh, sống ân nghĩa, thủy chung, tiếp nối những giá trị vĩnh cửu của “người đồng mình:

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
….
Không lo cực nhọc”.

Ba tiếng “dẫu làm sao” chất chứa cả những nhọc nhằn, vất vả của cuộc sống, chứa đựng cả những đấu tranh tâm lý bên trong người cha. “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn” là một nốt lặng thiết tha nhưng cũng là một tiếng nói đầy quyết liệt, mong muốn con hãy gìn giữ và phát huy những giá trị làm người cao quý của “người đồng mình”.

Hình ảnh so sánh độc đáo “sống như sông như suối’ mang trong đó cả một lời khuyên ý vị của cha cho con, rằng con hãy sống một cuộc đời tự do, rộng mở, dẫu bao thác ghềnh vẫn vượt qua, tưới mát đời bằng những giọt trong xanh.

Người đồng mình thô sơ da thịt
…..
Còn quê hương thì làm phong tục.”

“Người đồng mình” được tiếp tục sử dụng khẳng định sự gắn kết thiêng liêng của con với con người quê hương mình. Biện pháp tương phản qua hai hình ảnh “thô sơ da thịt” và “chẳng mấy ai nhỏ bé” đầy mộc mạc, giản dị  càng tô đậm ý chí, nghị lực phi thường của người lao động nơi đây. Ở họ luôn khao khát được vươn ra biển lớn, luôn sống với những ước mơ, hoài bão của mình khát khao vươn đến những điều tốt đẹp.

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” – câu thơ khắc họa rõ nét tinh thần tự lực, tự cường, dựng xây quê hương giàu đẹp, bằng bàn tay và khối óc của mình họ hun đúc nền văn hóa độc đáo  cho chính dân tộc mình. Quê hương cũng vậy, càng giàu đẹp, thịnh vượng thì đời sống con người càng thay đổi, vui tươi và hạnh phúc. Những câu thơ cuối khổ là khúc hát lên đường cũng là lời nhắn nhủ đầy tâm tình của cha:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”

Giọng diệu thiết tha, trìu mến, chất chứa tin yêu của cha trên hành trình con đi phía trước. “Lên đường” – hành động ấy con phải thực hiện trong tư thế chủ động, lấy phẩm chất của “người đồng mình” để vượt gian khó trên mỗi bước đường con đi. Chúng ta có thể còn “thô sơ” còn nghèo khó, còn cực khổ, còn vất vả, còn thiếu thốn nhưng không bao giờ “nhỏ bé”.

Chúng ta sống trên đá, mang vóc hình của núi đá, vì vậy hãy mang cả ý chí mạnh mẽ,  sự cứng cỏi và kiên cường của đá núi để tự tin bước vào đời. Hãy sống một cuộc đời đường hoàng, bản lĩnh, tự tin để xứng đáng với gia đinh đình, với quê hương mình. 

Bằng thể thơ tự do, giọng điệu thiết tha, trìu mến, những hình ảnh giản dị, mộc mạc, mà chân thực, giàu chất thơ, Y Phương đã viết nên những vần thơ đầy đẹp đẽ. Đoạn thơ đã gợi nhắc trong mỗi chúng ta tình cảm gắn bó với con người, với truyền thống đẹp đẽ của quê hương, dân tộc mình và nuôi dưỡng ý chí vượt lên khó khăn để vững bước vào đời. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k