Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong khổ 3, trong đoạn có sử dụng một câu bị động và thành phần khởi ngữ

Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong khổ 3, trong đoạn có sử dụng một câu bị động và thành phần khởi ngữ
1 trả lời
Hỏi chi tiết
50
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong bài thơ "Trăm năm không quên" của nhà thơ Huy Cận, hình ảnh người bà trong khổ thơ thứ ba đã khiến em cảm thấy rất xúc động. Người bà được miêu tả như một người phụ nữ già, đầy nước mắt và nỗi buồn. Bà có mái tóc bạc phơ, gương mặt nhăn nheo và đôi mắt lấp lánh những giọt nước mắt. Bức tranh về người bà như một hình ảnh của thời gian và tuổi già, nơi mà nỗi buồn và nước mắt trở thành biểu tượng cho những khổ đau và nỗi niềm trong cuộc sống. Bằng cách miêu tả chi tiết về ngoại hình và cảm xúc của người bà, nhà thơ đã tạo nên một bức tranh sâu sắc về sự đau buồn và cô đơn của người già. Điều này khiến em cảm thấy như mình đang đồng cảm và chia sẻ cùng với người bà, nhận ra rằng tuổi già không chỉ là sự yếu đuối mà còn là nơi chứa đựng nhiều cảm xúc và trải nghiệm đáng quý.
0
0
Ko bt
03/06 19:53:54

     Bếp lửa là bài thơ cảm động mà tác giả Bằng Việt viết về người bà của mình. Hình ảnh người bà hiện lên trong trang thơ thật gần gũi, bình dị nhưng cũng thật đẹp. Từ hình ảnh bếp lửa thân thương, ấm áp "bếp lửa chờn vờn sương sớm", những kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ bên bà như con sóng cuộn trào trong dòng hồi ức của người cháu. Từ "ấp iu" gợi đến hình ảnh bàn tay bà kiên nhẫn, khéo léo, chắt chiu nhóm bếp mỗi sáng sớm. Hình ảnh bếp lửa ấy đã gợi lại cả một tuổi thơ có bà bên cháu, tuổi thơ ấy nhọc nhằn, thiếu thốn và khó khăn, có nạn đói, có chiến tranh. Gia đình cha và mẹ đi công tác không về, chỉ còn cháu ở với bà, bà cưu mang dạy dỗ, bà là chỗ dựa chở che cho cháu, là hậu phương vững chắc cho cha mẹ yên tâm công tác. "Tám năm ròng cùng bà nhóm lửa" rồi "khói hun nhèm mắt cháu", nhờ có bà mà cháu có ý thức tự lập, sớm biết lo toan và biết thương bà. Bà chăm chút từng miếng ăn giấc ngủ, bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, tình thương của bà ấm áp như hơi ấm bếp lửa. Bài thơ còn là những suy ngẫm của cháu về cuộc đời bà, cả cuộc đời bà gắn liền với bếp lửa, ngọn lửa, bà chính là người nhóm lửa, người giữ ngọn lửa yêu thương luôn ấm nóng. Suốt "Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ" bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa, đó chính là sự tần tảo, đức hy sinh vì con vì cháu của bà, mỗi bếp lửa bà nhóm lên đều là bếp lửa yêu thương, mang tới niềm vui sưởi ấm, san sẻ và "Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ". Dù là người cháu trong bài thơ hay là bất kì ai cũng khó để quên ngọn lửa thiêng liêng bà nhóm, ngọn lửa của bà cho cháu hiểu thêm dân tộc mình, trở thành điều kì diệu nâng bước cháu trên suốt cuộc đời. Bà trong "Bếp lửa" của Bằng Việt chính là người phụ nữ Việt Nam muôn thuở tần tảo, nhẫn nại và yêu thương, bà gắn với bếp lửa, bếp lửa là tình bà ấm nóng, là tay bà chăm chút, là gian khổ và tình yêu của bà, bà là người truyền lửa - ngọn lửa của niềm tin, sự sống cho các thế hệ sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư