Giờ trả bài tập làm văn luôn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài được điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được những tràng pháo tay và bài điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy giáo nhận xét là "què, cụt, thiếu sức thuyết phục..". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra cả các lớp khác
Khiến tác giả của nó chỉ còn cách là lấy cả hai tay mà che mặt lại. Vào giờ này, cả lớp đứa nào cũng hồi hộp đến thót tim khi xấp bài trên tay thầy giáo đã vơi nhiều rồi mà bài của mình còn chưa thấy đâu.
Hôm nay, như thường lệ, thầy giáo mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhỏm. Với đề ra: "Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy giáo đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì chắc chắn sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đọan nào đó bị thầy chê đơn điệu chúng tôi thường chống chế: "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp nhau được.
Khác thường, là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người nghền cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?
[...]
Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trường cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Dũng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Dũng, tác giả bài văn trên tay thầy.
Tránh cái nhìn của cả lớp, Dũng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Dũng nhưng có thể thấy rõ hai vành tai và cổ của Dũng đỏ ủng.
Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi
Dũng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chói trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sóng mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thầy giáo trầm trầm:
"Kỷ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má cho em ra phố học để sau này em có thể làm được điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm đề có tiền trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần được cho gia đình. Chưa bao giờ ba má em viết cái gì cả, mỗi khi cần viết thư về quê hay viết đơn từ là ba má đọc cho em viết..."
Thầy giáo ngừng đọc, nhìn cả lớp:
- Các em, thầy sẽ viết lại nguyên văn lá thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.
Chuyện lạ. Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy giáo.
"Con iu thương của ba chìu hôm qua ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không cã nhà nhớ con nhìu lắm cố học nge con chừn nào mùa màn song ba má xẽ ra thăm con."
Lá thư không chấm không phẩy, vơn vẹn bốn mươi lăm từ.
Khi thầy giáo quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ.
Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư của một người cha vốn chỉ quen
cày cuốc lần đầu cầm bút viết cho con.
(Nguyên Hương"), in trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi,
NXB Kim Đồng, 2021, tr.42 - 46)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Văn bản "Điểm Tám" của tác giả Nguyên Hương là một tác phẩm văn học đầy xúc cảm và sâu sắc, tập trung vào câu chuyện về một học sinh tên Dũng và lá thư của cha anh. Tác giả đã tạo ra một bức tranh sống động về cảnh lớp học, sự căng thẳng và hồi hộp khi đến giờ trả bài tập văn. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ sinh động và hình ảnh chi tiết để mô tả cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật, tạo nên một bức tranh rõ nét về tâm trạng của học sinh trong lớp học.
Tác giả đã tận dụng tốt việc sử dụng góc nhìn thứ nhất để tạo ra sự đồng cảm và hiểu biết sâu sắc về tâm trạng của nhân vật chính, Dũng. Việc sử dụng góc nhìn này giúp người đọc hiểu rõ hơn về tâm trạng và suy nghĩ của Dũng khi phải đối diện với sự chú ý của cả lớp và việc phải chia sẻ kỉ niệm sâu sắc của mình.
Bên cạnh đó, việc sử dụng lá thư của cha Dũng như một phần quan trọng của câu chuyện đã tạo ra một điểm nhấn cảm xúc mạnh mẽ. Lá thư đơn giản nhưng chứa đựng tình cảm sâu sắc của một người cha, tạo ra một sự đối lập rõ ràng giữa cuộc sống bình dị của gia đình Dũng và sự căng thẳng, áp lực trong môi trường học tập.
Ngoài ra, việc sử dụng các chi tiết nhỏ như cử chỉ, biểu hiện của nhân vật đã tạo ra một không khí học đường sống động và chân thực. Sự tập trung vào cảm xúc và tâm trạng của nhân vật đã tạo ra một liên kết mạnh mẽ giữa người đọc và câu chuyện, khiến cho người đọc cảm nhận được sâu sắc về tâm trạng của Dũng và sự xúc động của cả lớp học.
Tóm lại, văn bản "Điểm Tám" của tác giả Nguyên Hương là một tác phẩm văn học đầy cảm xúc, tạo ra một bức tranh sống động về tâm trạng của nhân vật và không khí học đường. Việc sử dụng ngôn ngữ sinh động và hình ảnh chi tiết đã tạo nên một câu chuyện đầy ấn tượng và sâu sắc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |