Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giáo sư,tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khung nhận xét về bài thơ ông đồ

Giáo sư,tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khung nhận xét về bài thơ ông đồ:
Ông đồ có thể coi là một áng thơ toàn bích , là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào thơ mới.
Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
1 trả lời
Hỏi chi tiết
91
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên là một tác phẩm nổi bật trong phong trào Thơ Mới, và nhận xét của giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khung về bài thơ này là hoàn toàn có cơ sở. Để làm sáng tỏ ý kiến này, chúng ta có thể phân tích bài thơ từ nhiều khía cạnh khác nhau:

### 1. Nội dung và ý nghĩa
"Ông đồ" là một bài thơ mang đậm tính nhân văn và chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Bài thơ không chỉ là câu chuyện về một ông đồ già viết chữ Nho mà còn là sự phản ánh về sự thay đổi của xã hội và văn hóa. Ông đồ là biểu tượng của một nền văn hóa cổ truyền đang dần bị lãng quên trong thời kỳ hiện đại hóa. Qua hình ảnh ông đồ, tác giả Vũ Đình Liên đã thể hiện nỗi buồn và sự tiếc nuối trước sự mai một của những giá trị văn hóa truyền thống.

### 2. Nghệ thuật biểu đạt
Bài thơ được viết bằng thể thơ ngũ ngôn, với ngôn ngữ giản dị nhưng rất tinh tế và giàu cảm xúc. Các hình ảnh trong bài thơ như "giấy đỏ buồn không thắm", "mực đọng trong nghiên sầu" đều rất gợi cảm và tạo nên một không gian buồn man mác, phù hợp với nội dung bài thơ. Sự lặp lại của các câu thơ cũng tạo nên một nhịp điệu đều đặn, như tiếng thở dài của ông đồ và của cả một nền văn hóa đang dần biến mất.

### 3. Tính thời đại và tính nhân văn
"Ông đồ" không chỉ là một bài thơ của riêng thời kỳ Thơ Mới mà còn mang tính thời đại và tính nhân văn sâu sắc. Bài thơ đã vượt qua giới hạn của thời gian để trở thành một tác phẩm kinh điển, luôn gợi nhớ và nhắc nhở chúng ta về giá trị của văn hóa truyền thống. Tình cảm của tác giả dành cho ông đồ cũng chính là tình cảm dành cho những giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc.

### 4. Sự đón nhận của độc giả và giới phê bình
"Ông đồ" đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ độc giả và giới phê bình ngay từ khi ra đời. Bài thơ đã được đưa vào nhiều tuyển tập thơ và sách giáo khoa, trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Điều này chứng tỏ giá trị nghệ thuật và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

### Kết luận
Nhận xét của giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khung về bài thơ "Ông đồ" là hoàn toàn chính xác. Bài thơ không chỉ là một áng thơ toàn bích về mặt nghệ thuật mà còn là một tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc, phản ánh sự thay đổi của xã hội và văn hóa. "Ông đồ" xứng đáng là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ Mới và là một tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam.
1
3
Kim Mai
04/06 15:14:32
+5đ tặng
Ông đồ là nhân vật thường được nhắc đến trong thời kỳ trước, đặc biệt mỗi khi tết đến xuân về. Ông Đồ chính là hình ảnh những nhà nho trong xã hội xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học và thường được gọi là thầy Đồ, ông Đồ. Những nét chữ Nho tài hoa được tạo nên bởi bàn tay nghệ thuật của ông Đồ. Khi cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, ta cần hiểu được hình tượng ông Đồ xưa và nay.Bài thơ ông đồ thế hiện niềm cảm thương sâu sắc, thái độ yêu thương, rất mực trân trọng của thi sĩ Vũ Đình Liên đôi với một lớp người đang trở nên lạc lõng và bị gạt ra ngoài lề cuộc đời. Mặt khác, bài thơ chứa đựng chất hoài cổ đậm đà, da diết.Ông đồ thời kỳ bị quên lãng - Cũng như bức tranh trước, ở đây, ông đồ vẫn là hình ảnh trung tâm của bức tranh, là đối tượng miêu tả chính của tác giả. Nhưng ngoại trừ điều đó, xung quanh ông, mọi sự đã thay đổi. Ông đồ "vẫn ngồi đấy", giữa phố xá đông đúc người qua lại nhưng lẻ loi, lạc lõng, không ai biết, "không ai hay". - Nỗi buồn tủi thấm đẫm lên cả những vật vô tri vô giác. Ông đồ "ngồi đấy" chứng kiến và nếm trải tấn bi kịch của cả một thế hệ. Đó là sự tàn tạ, suy sụp hoàn toàn của nền Nho học. Hình ảnh "lá vàng" lìa cành và "mưa bụi bay" trong trời đất mênh mang là những ẩn dụ độc đáo cho sự tàn tạ, sụp đổ đó.Bài thơ "Ông đồ" được đăng trên tạp chí "Tinh hoa" năm 1936. Những năm trước khi ra đời bài thơ, nền văn hóa phương Tây dần xâm nhập vào nước ta, bởi vì thế mà nền văn hóa Hán học dần mất đi vị thế của mình. Những ông đồ viết chữ nho nay cũng chẳng còn vị thế như trước nữa, thậm chí là còn bị lãng quên đi. Sáng tác của Vũ Đình Liên là sự hòa quyện của hai nguồn cảm hứng: "Lòng thương người và tình hoài cổ." Đó là nhận xét của Hoài Thanh. Thực vậy, tình hoài cổ khiến thơ ông có những bâng khuâng tiếc nuối vì bao nét đẹp truyền thống nay phai nhạt dần; đồng thời hòa quyện vào đó là lòng thương người khiến những câu chữ như xót xa, thương khóc cho những mảnh đời bị lãng quên. "Ông đồ" một minh chứng rõ ràng nhất cho nguồn cảm hứng nơi Vũ Đình Liên. "Ông đồ" - một nhan đề đọc lên đủ để cho người ta thấy một nền văn hóa tinh thần của dân tộc ở trước mắt, bao nét đẹp của văn hóa đi theo ông đồ như vậy mà dẫn chìm vào dĩ vãng, một sự tiếc thương vô cùng cũng là lý do và mục đích khiến tác giả đã sáng tác nên bài thơ này. Cấu trúc “mỗi…lại” cho ta thấy sự lặp đi lặp lại đã trở thành nếp, thành quy luật quen thuộc. Hoa đào từ lâu đa xtrơe thành sứ giả báo tin xuân. Bởi vậy nói “hoa đào nở” cũng là nhắc ta cái thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới đang đến gần. Cứ khi hoa đào nở là lại thấy ông đồ già xuất hiện cùng mực tàu, giấy đỏ bên phố nhộn nhịp người đi lại sắm tết.Lời thơ từ tốn mà chứa bao yêu thương. Dẫu chỉ chiếm một góc nhỏ thôi “trên phố” nhưng trong bức tranh thơ này, ông đò lại trở thành tâm điểm. điềm đạm và lặng lẽ, ông đồ hoà nhập vào sự náo nức, rộn ràng của cuộc đời bằng chính những cái quý giá nhất mà ông có. đoạn thơ hai mươi chữ giới thiệu được trọn vẹn không gian, thời gian, nhân vật, tạo tiền đề cho câu chuyện tiếp tục ở những khổ thơ sau:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.Bằng một nỗi niềm rất riêng, một lòng yêu văn hóa xứ sở, Vũ Đình Liên đã gọi dậy trong tâm thức bạn đọc một nét đẹp văn hóa của một thời vang bóng. Để một thoáng nhìn lại mình, ta tự vấn lòng, ta đã làm chi cuộc đời ta, ta đã làm gì với sự ơ hờ, vô tâm. Ta vô tư tung thả mình, ta hồn nhiên góp phần chạy đua, đánh mất bản sắc dân tộc để đến với những thú vui thời thượng, trong khi đó mới chính là những chân giá trị vĩnh hằng cho nguồn cội mỗi cá nhân. Trang thơ đã khép lại rồi, song những dư âm của nó về hình ảnh ông đồ, một mảnh hồn tàn, một di tích sống của thời kỳ vàng son xưa cũ, vẫn sẽ còn lưu giữ mãi trong trái tim người đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo