LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Phần I: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tỉnh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyền
sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có gi
trị. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyền mà đọc 10 lần 2
("Bản về đọc sách"... Chu Quang Tiềm)
Câu 1: Nêu chủ đề của văn bản Bàn về đọc sách. Đoạn trích trên đề cập đến khía cạnh nào của chủ đề.
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tỉnh, dọc
cho ki"
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2 trang giấy thì) theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của tin về
hiện tượng nhiều học sinh rất ít đọc sách, thờ ơ với sách. Trong đoạn văn có sử dụng một khởi ngữ và một
thành phần biệt lập.
Câu 4 : Cảm nhận của em về hình ảnh người bà được thể hiện trong đoạn thơ trên.
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
("Bếp lửa" — Băng Việt)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
76
1
0
Ng Quynh Nhu
10/06 00:51:16
+5đ tặng
1.

- Chủ đề văn bản: Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Đoạn văn đề cập đến phương pháp đọc sách (cách đọc sách).
2. 

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ” vì:

- Nếu không chọn cho tinh dễ bị chạy theo số lượng, đọc mà không hiểu được bao nhiêu; đồng thời lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách “vô thưởng vô phạt”.

- Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành “nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy…” học vấn mới được nâng cao
3.Trong cuộc sống hiện nay, sách chính là nguồn tri thức dồi dào đúc kết tinh hoa tri thức của nhân loại truyền lại cho những thế hệ sau. Chính vì vậy, đọc sách là một cách để tiếp cận tri thức, làm nền móng để phát triển bản thân. Hơn nữa, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vô cùng nhanh như hiện nay, nếu như chúng ta không kịp trang bị cho bản thân những kiến thức quý báu mà cứ mãi đắm chìm trong thế giới ảo, trò chơi điện tử lãng phí thời gian thì chắc chắn hậu quả chắc chắn sẽ là bị máy móc thay thế trong tương lai. Trên thực tế, ngày nay, chúng ta có thể nhận thấy tồn tại vấn đề lười đọc sách trong một bộ phận thanh thiếu niên. Về vấn đề đọc, người trẻ cảm thấy đọc sách thật sự không thú vị như việc dành cả giờ lướt điện thoại hay chơi máy tính. Theo em, nguyên nhân có thể là do họ chưa thực sự chưa tìm thấy cuốn sách hợp với mình mà nghiền ngẫm. Giải pháp ở đây chính là những người mới có thói quen đọc sách thì nên bắt đầu bằng những cuốn sách đơn giản về cuộc sống trước rồi bắt đầu đọc sang những cuốn sách chuyên sâu về chủ đề mà mình yêu thích. Về phương pháp đọc, việc đọc chậm cũng như đọc không ngẫm dẫn đến hậu quả giống như cưỡi ngựa xem hoa trong bộ phận đông đảo giới trẻ ngày nay. Họ đọc những từ ngữ tinh hoa từ trong sách mà chẳng hề suy nghĩ, nghiền ngẫm, cuối cùng những tri thức đó trôi qua rất nhanh. Hậu quả của việc lười đọc cũng như phương pháp đọc sách sai sẽ để lại hậu quả cho việc trang bị tri thức và kỹ năng của mỗi người cho tương lai sau này. Những số liệu khá giật mình khi Việt Nam chính là một trong những quốc gia lười đọc sách, lười tập thể dục nhất thế giới. Trong khi đó, một người Nga dành 1 tháng để đọc khoảng 4 chục cuốn sách, người Mỹ là 3 chục,.... Hay tỷ phú người Mỹ Warren Buffet dành 2/3 thời gian mỗi ngày để đọc sách. Tóm lại, việc đọc sách chính là một trong những vấn đề quan trọng cần làm trên con đường tiếp cận tri thức nhân loại.
4.

Đoạn thơ trên trích từ bài thơ "Bếp Lửa" của nhà thơ Bằng Việt là dòng suy ngẫm của cháu về cuộc đời bà và bếp lửa. Đó là một cuộc đời vất vả sớm hôm, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cho gia đình và đất nước. Từ láy "lận đận" và hình ảnh ẩn dụ nắng mưa đã giúp ta cảm nhận được nỗi vất vả, lo toan của bà cho cuộc sống gia đình. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa và hành động nhóm lửa. Điệp từ "nhóm" trong đoạn thơ vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng. Đó là nhóm bếp lửa có thực để sưởi ấm cho cả bà và cháu qua mùa giá rét, để luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn. Nhưng từ "nhóm" ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng: bà đã nhen nhóm khơi dậy những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn cháu để mai sau cháu khôn lớn, trưởng thành, cháu đi xa vẫn nhớ về gia đình, về quê hương, đất nước. Bếp lửa của bà không chỉ nhen lên bằng rơm, bằng củi mà nó được nhóm lên bằng ngọn lửa thiêng liêng luôn cháy trong lòng bà. Và như thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho những thế hệ mai sau. Câu thơ cuối là một câu cảm thán, là một lời pháp hiện, một lời khẳng định về bếp lửa nơi quê nhà. Bếp lửa kì lạ bởi vì nó cháy sáng lên trong bất kì hoàn cảnh nào. Bếp lửa thiêng liêng bởi nơi ấy luôn ủ ấp và sáng mãi tình bà cháu. Chao ôi, bếp lửa của bà mới kì diệu làm sao! Tóm lại đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thương và niềm biết ơn vô hạn của người cháu đối với bà và cũng là đối với quê hương, đất nước.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hiển
10/06 06:43:46
+4đ tặng
câu 4 Đoạn thơ trên trích từ bài thơ "Bếp Lửa" của nhà thơ Bằng Việt là dòng suy ngẫm của cháu về cuộc đời bà và bếp lửa. Đó là một cuộc đời vất vả sớm hôm, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cho gia đình và đất nước. Từ láy "lận đận" và hình ảnh ẩn dụ nắng mưa đã giúp ta cảm nhận được nỗi vất vả, lo toan của bà cho cuộc sống gia đình. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa và hành động nhóm lửa. Điệp từ "nhóm" trong đoạn thơ vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng. Đó là nhóm bếp lửa có thực để sưởi ấm cho cả bà và cháu qua mùa giá rét, để luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn. Nhưng từ "nhóm" ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng: bà đã nhen nhóm khơi dậy những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn cháu để mai sau cháu khôn lớn, trưởng thành, cháu đi xa vẫn nhớ về gia đình, về quê hương, đất nước. Bếp lửa của bà không chỉ nhen lên bằng rơm, bằng củi mà nó được nhóm lên bằng ngọn lửa thiêng liêng luôn cháy trong lòng bà. Và như thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho những thế hệ mai sau. Câu thơ cuối là một câu cảm thán, là một lời pháp hiện, một lời khẳng định về bếp lửa nơi quê nhà. Bếp lửa kì lạ bởi vì nó cháy sáng lên trong bất kì hoàn cảnh nào. Bếp lửa thiêng liêng bởi nơi ấy luôn ủ ấp và sáng mãi tình bà cháu. Chao ôi, bếp lửa của bà mới kì diệu làm sao! Tóm lại đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thương và niềm biết ơn vô hạn của người cháu đối với bà và cũng là đối với quê hương, đất nước.

P/S: Văn mình viết, có gì thì hỏi nh

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư