Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về chiếc mâm

Thuyết minh về chiếc mâm
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
76
4
0
Nguyễn Tuấn Anh
13/06 18:19:20
Trong những ngày Tết cổ truyền, với người Việt Nam, bữa cơm tất niên chiều 30 Tết là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình. Vì đây là bữa cơm họp mặt cuối cùng của mọi người trong năm cũ, để cùng ôn lại những vất vả vui buồn của năm qua, chuẩn bị bước sang năm mới tràn đầy hy vọng mọi sự sẽ hanh thông tốt đẹp hơn.

Vào chiều 30 Tết, nhà nhà đều chuẩn bị chu đáo cho việc tiễn năm cũ, đón xuân mới. Theo phong tục, chiều 30 Tết, mọi gia đình đều trồng cây nêu để xua tan ma quỷ. Trên mảnh sân trước nhà, người ta lấy vôi trắng vẽ một bộ cung tên hướng ra cổng, bên cạnh còn vẽ ba hình vuông và bảy hình tròn với quan niệm: “Ba vuông sánh với bảy tròn/ Đời cha liền với đời con sang giàu”. Đặc biệt nhất là bữa cơm tất niên chiều 30 Tết - bữa cơm gắn kết tất cả mọi thành viên, các thế hệ trong gia đình. Đó thực sự là bữa cơm đoàn viên, mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đầy đủ. Theo quan niệm xưa, gia đình nào càng đông đủ các thế hệ cùng dự bữa tất niên chứng tỏ gia đình đó “phúc lộc đề đa”, càng có nhiều may mắn. Cỗ cúng tất niên mỗi nơi mỗi khác, nhưng nhất thiết phải có đủ bánh chưng, dưa hành, giò lụa, nem rán, thịt đông…. Trên bàn thờ tổ tiên không thể thiếu ngũ quả, các đồ lễ đều phải tố hảo, tươi tốt nhất. Tùy từng gia đình mà có thêm câu đối đỏ, “gậy ông vải” (là 2 đôi mía còn đủ cả ngọn, lá tươi tốt, buộc khum vào nhau ở hai bên bàn thờ).


Thời bao cấp, cả xã hội khó khăn, vậy mà gia đình nào cũng cố gắng lo cho bữa cơm tất niên được tươm tất đủ đầy. Buổi sáng đi chợ, các bà mẹ đã mua sắm đủ lễ vật cho việc cúng tất niên, và không bao giờ quên mấy tờ giấy đỏ. Thường mỗi nhà đều có đôi câu đối viết bằng giấy hồng điều, treo trang trọng hai bên bàn thờ gia tiên, năm nào cũng được viết lại cho mới. Thật tấp nập khi từ chiều, ông sai cháu mài mực tàu để viết câu đối; bố sửa soạn ban thờ gia tiên với lòng thành kính, soát xem còn thiếu thứ gì để chuẩn bị nốt; mẹ chuẩn bị làm mâm cơm cúng tất niên; trẻ con tíu tít dọn dẹp, trang trí nhà cửa, quấy hồ để dán tranh Đông Hồ. Không khí chiều 30 Tết nhộn nhịp, đầm ấm yêu thương. Trước khi cúng tất niên, cả gia đình đều phải có mặt, thành tâm. Từ ngày 30 Tết và các ngày đầu năm, người ta kiêng không cãi cọ nhau, không nói những lời xui xẻo, và đặc biệt không đổ nước ra sàn, tránh làm đổ vỡ. Trong bữa ăn, người già hỏi con cháu tình hình làm ăn năm vừa rồi, hỏi xem trẻ con đã có đủ quần áo mới chưa? Năm vừa rồi học hành ra sao? Ông bà vui mừng khi các cháu khoe những tấm giấy khen, và nhắc khéo với những đứa nào không có tấm giấy khen ấy. Nếu ai trong gia đình đến lúc đó chưa có mặt bên mâm cơm tất niên sẽ được cả nhà nhắc nhiều nhất. Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời Ông Công Ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm tất niên còn là lúc mọi người trong gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.


Ngày nay, tuy nhịp sống công nghiệp gấp gáp, nhưng mọi gia đình vẫn duy trì cúng cơm tất niên như một nghi thức tốt đẹp. Việc mua sắm đồ lễ cũng nhanh gọn hơn. Có một thực tế là bên cạnh những người thực hiện nghi thức này theo đúng lệ xưa, đáng chê trách có nhiều người vẫn còn mua nhiều vàng mã đốt trong ngày lễ tất niên mà chưa chắc đã hiểu hết ý nghĩa của nghi thức đó, hoặc chọn những món ăn quá cầu kỳ tốn kém, không hợp khẩu vị và phong tục người Việt. Sự thành kính đâu cốt bởi đồ cúng lễ hay mâm cao cỗ đầy mà điều chính là phải ở tâm của mỗi người. Bữa cơm tất niên cần để lại ấn trong mỗi người một cảm xúc khó quên, đến nỗi dù có đi đâu xa, người Việt vẫn thường nhớ đến bữa cơm đặc biệt này, và cùng hướng về nơi có những người thân đang quây quần bên mâm cơm tiễn biệt năm cũ, chuẩn bị đón xuân sang nơi quê hương yêu dấu.

Cúng tất niên là dịp để con cháu tri ân tổ tiên đã phù hộ cho mình trong năm qua làm ăn gặp gỡ, học hành tấn tới, cầu được ước thấy. Đó là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Bữa cơm tất niên tuy không phải là một nghi lễ bắt buộc trong ngày Tết, nhưng từ lâu đã trở thành phong tục đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Không khí của mâm cơm tất niên càng vui vẻ đầm ấm thì những ngày đầu xuân càng rộn rã đầy ắp tiếng cười.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Chiếc mâm là một vật dụng truyền thống phổ biến trong văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó thường được làm từ các vật liệu như gỗ, tre, hoặc kim loại, có hình tròn hoặc oval. Chiếc mâm thường được sử dụng để đặt các đồ ăn và uống trong các bữa tiệc, gia đình hoặc các nghi thức tôn giáo. Ngoài ra, chiếc mâm cũng thường được sử dụng như một biểu tượng của sự hòa hợp và sự đoàn kết, khi mọi người cùng nhau ngồi quanh nó để thưởng thức bữa ăn và chia sẻ câu chuyện.
Phương Linh Nguyễn
bạn ơi chấm điểm giúp mình nha
1
0
Hưng xinh
14/06 00:26:48
Văn hóa của người Việt vốn mang tính cộng đồng sâu sắc. Trong bữa cơm gia đình truyền thống, không thể thiếu chiếc mâm cơm. mọi thức ăn đều dọn ra bên trong chiếc mâm tròn ấy. Đây là vật dụng quen thuộc, gắn bó thân thiết với đời sống vật chất và tinh thần của người dân nước ta.  Nguồn gốc chiếc mâm cơm truyền thống: Chưa có một tài liệu chính xác nào nói về nguồn gốc chiếc mâm dọn cơm của người Việt. Nhưng có lẽ, chiếc mâm đã xuất hiện từ thời kì đầu văn minh khi người việt bắt đầu biết trồng lúa nước và tổ chức những bữa ăn gia đình. Mâm được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Thời đại kim khí mới phát triển, người ta làm ra những chiếc mâm bằng đồng, mâm thau. Sau khi luyện được nhôm, người ta làm mâm bằng nhôm để gọn nhẹ hơn và tiện lợi cho việc di chuyển. Con người cũng biết làm mâm từ các loại gỗ, mâm sàn bằng mây, tre,… ngày nay, người ta sản xuất nhiều mâm bằng nhựa cứng, có độ bền cao.  Mâm là một dụng cụ dùng để xếp, bày thức ăn ở Việt Nam. Mâm dùng để bày thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày gọi là mâm cơm; bày thức ăn tại các bữa tiệc (cúng, cưới…) gọi là mâm cỗ; bày đồ ăn để cúng gọi là mâm cỗ cúng… Trong các đám cưới, đám hỏi, bày trầu, cau trên mâm gọi là mâm trầu cau, hay các mâm bia, mâm rượu, mâm hoa quả (ngũ quả), chè thuốc… Thường mâm có hình tròn, đường kính khoảng 40 – 45 cm có vành rộng 3 – 5 cm. Một số mâm có 3 chân, còn đa số là không có chân. Một số loại mâm được làm bằng kim loại được chạm, khắc hoa văn. Một bữa ăn gia đình người Việt thường chứa đựng triết lí âm dương, ngũ hành với những hệ thống nguyên tắc hết sức chặt chẽ. Mâm hình tròn, biểu tượng của trời. Bên trong là thức ăn, biểu tượng của đất. Mâm thường được làm bằng kim loại, biểu tượng của tính dương. Các loại thức ăn là biểu tượng của tính âm. Để bày thức ăn trong bữa cơm trong gia đình hay trong dịp lễ Tết, cúng giỗ, tiệc tùng… Vì mâm hình tròn nên ngồi ở chỗ nào người ăn cũng có thể gắp thức ăn dễ dàng. Mọi người ngồi xung quanh mâm, cùng ăn nên tạo được không khí vui vẻ, thân mật, ấm cúng.  Hình ảnh chiếc mâm gợi khung cảnh sum họp đầm ấm của gia đình.  Dù cuộc sống có phát triển nhưng chiếc mâm vẫn không thể vắng bóng trong đời sống của chúng ta, nhất là ở nông thôn.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×