Cách đối nhân xử thế luôn được coi là chuẩn mực đánh giá sự khéo léo, thông minh của một con người. Liệu rằng trong chúng ta có ai thừa nhận rằng cách hành xử của mình luôn làm mọi người xung quanh cảm thấy vừa ý? Với tôi, điều đó là bất khả thi. Đôi khi có những lúc, mọi người trong số chúng ta cảm thấy muốn hành động, cư xử một cách hoàn hảo lại là điều vô cùng khó khăn. Theo thời gian, tính cách của mỗi người đều có sự thay đổi. Ở mỗi giai đoạn lớn lên, ta sẽ dần nhận ra đối nhân xử thế cũng là một “môn học” cần được trau dồi, học hỏi hàng ngày, hàng giờ, thâm chí suốt đời. Tôi cũng thường đặt ra những câu hỏi rằng: “Làm sao để mỗi ngày trôi qua sẽ là một nấc thang đưa tôi đến thành công và có được cái nhìn thiện cảm của người khác đối với mình”. Và cho đến khi tôi tìm đọc được cuốn sách “Đắc nhân tâm”- Tác phẩm đã có tầm ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động không chỉ của riêng cá nhân tôi mà con biết bao người, thật xứng với lời tựa: “Cuốn sách hay nhất mọi thời đại đưa bạn đến thành công”.
Tôi từng là một cô nhóc cáu kỉnh, ích kỉ: Chỉ biết nghĩ đến bản thân mà chưa từng quan tâm đến suy nghĩ của người khác, chỉ biết nhận mà không biết cho. Hơn cả, bản thân tôi còn là một người ít nói, khô khan. Vì vậy khi bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống, việc đọc sách từ lâu đã là điều xa xỉ với tôi. Sau giờ học, những lúc rảnh rỗi tôi sẽ thường xem ti vi, chơi game hay lướt điện thoại,… Và có lẽ cuộc sống của tôi sẽ chỉ trôi qua một cách vô vị và tẻ nhạt như vậy nếu tôi không biết đến cuốn sách đã mở ra cho tôi một thế giới mới. Nơi khiến tôi thay vì bất giác ngủ quên, đắm chìm, bị thu hút bởi các thiết bị hiện đại, tôi được khám phá chân trời của tri thức, bắt gặp những tấm gương sáng mà bản thân tôi cần học hỏi rất nhiều điều từ họ. Nơi thay vì ỉ lại vào sự hiện đại của công nghệ, tôi được có cơ hội tư duy, tưởng tượng ra những chân lí, bài học, những câu chuyện mà tác giả muốn gửi gắm. Đó hẳn là một “kỳ tích” khiến con người tôi thức tỉnh thoát khỏi con dốc cô độc. Hôm đó cũng là tình cờ tôi đang lướt Facebook thì thấy có một trang quảng bá có giới thiệu một cuốn sách này với số lượng sản xuất là mười lăm triệu bản, có mặt trên bốn mươi lăm đất nước trên thế giới. Chính con số ấn tượng ấy đã làm khơi dậy lòng hiếu kỳ trong tôi. Và tôi khởi đầu lần mò kiếm đọc sách ấy trên mạng xã hội. Đó chính là cuốn sách: “Đắc nhân tâm”-cuốn sách nói về kỹ năng sống và cách đối nhân xử thế với mọi người.
Tôi vẫn nhớ cái lần đầu tiên đọc quyển “ Đắc Nhân Tâm “ là hồi tôi học lớp sáu. Không có chân trời nào được mở ra như người ta giới thiệu. Cái điều duy nhất khiến tôi ráng đọc hết là vì đó là “ quyển sách hay nhất của mọi thời đại “. Có thể lúc đó tôi còn quá nhỏ để đủ hiểu được những lời dạy của Dale Carnegie chăng? Thế nhưng giờ đây, tôi lại cầm quyển “ Đắc Nhân Tâm “ trên tay, đọc một cách cẩn thận, suy ngẫm và ghi chú lại tỉ mỉ. Có điều gì đó khác với ngày trước rất nhiều, tôi thấy hình ảnh mình trong từng mẩu truyện, từng ví dụ của “ Đắc Nhân Tâm “. Tôi cảm nhận thấy từng lỗi lầm tôi đã phạm phải, chợt xấu hổ và chợt thấy may mắn…Một bé gái lớp tám đang cần một sự thay đổi lớn trong cách ứng xử với mọi người. Hơn bao giờ hết, “ Đắc Nhân Tâm “ chính là quyển sách có thể giúp tôi làm được điều đó một cách tuyệt vời nhất.
“Đắc nhân tâm” có lẽ chẳng phải cái tên xa lạ với nhiều bạn đọc. Tên cuốn sách đã trở thành một danh từ chỉ lối sống mà ở đó con người ta cư xử linh hoạt và thấu tình đạt lý. Lý thuyết muôn thuở vẫn là những quy tắc “Chết” nhưng nhân tâm là “Sống”, là “Biến đổi”. Cuốn sách này được bán chạy nhất trong hơn mười năm của New York Times, được bình chọn là trước tiên và hay nhất trong thể loại này do Dale Carnegie viết và xuất bản lần đầu vào năm 1963. Thế nhưng giá trị và bài học của cuốn sách lại không phải lạc hậu theo độ tuổi của nó. Tôi ấn tượng bởi ngay từ đầu đề cuốn sách: “Tin rằng thành công bạn sẽ thành công”. Một loạt câu hỏi chạy trong đầu tôi rằng: Lòng tin quan trọng đến vậy sao?, Trước giờ mình có tự tin với bản thân chứ?,… và sau đó dần đi sâu khám phá nội dung thì tôi càng bị thu hút, bởi nó chẳng phải là những tri thức khô khan, xa vời mà lại thật gần gũi với cuộc sống. Sách có 4 phần gồm 30 chương, mỗi chương là một bài học của tác giả về thực tiễn cuộc sống với tông màu chủ đạo là xanh xám và đỏ góp phần làm nổi bật lên màu trắng của tiêu đề cuốn sách. Triết lý của “Đắc nhân tâm” là hiểu mình, thành thật với bản thân mình, từ đó hiểu biết và quan tâm đến những người xung quanh để tìm ra và khơi gợi những tiểm năng ẩn khuất nơi họ, giúp họ tăng trưởng lên một tầm cao mới. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc nhất đúc kết từ những nguyên tắc quan trọng của Dale carnegie.