Khi nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN
1. Khi nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN, C.Mác bắt đầu từ:
- A. Lưu thông hàng hóa
- B. Sản xuất của cải vật chất
- C. Sản xuất hàng hóa giản đơn và hàng hóa
- D. Sản xuất giá trị thặng dư
2. Những nhân tố nào dưới đây không ảnh hưởng tới quy mô tích lũy tư bản?
- A. Trình độ khai thác sức lao động
- B. Năng suất lao động xã hội
- C. Điều kiện tự nhiên
- D. Hiệu quả sử dụng máy móc
3. Các nhân tố nào không ảnh hưởng đến năng suất lao động?
- A. Trình độ chuyên môn của người lao động
- B. Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất
- C. Cơ cấu tổ chức quản lý
- D. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4. Quy luật giá trị tồn tại ở riêng:
- A. Nền sản xuất hàng hoá giản đơn
- B. Nền sản xuất TBCN
- C. Trong nền sản xuất vật chất nói chung
- D. Trong nền kinh tế hàng hoá
5. Tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) thuộc phạm trù tư bản nào?
- A. Tư bản tiền tệ
- B. Tư bản sản xuất
- C. Tư bản hàng hóa
- D. Tư bản lưu thông
6. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến là để vạch ra:
- A. Đặc điểm di chuyển giá trị của từng loại tư bản vào sản phẩm.
- B. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
- C. Vai trò của lao động quá khứ và lao động sống trong sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- D. Bản chất của quá trình sản xuất giá trị thặng dư
7. Vì sao các nhà tư bản thực hiện tích luỹ tư bản?
- A. Theo đuổi giá trị thặng dư
- B. Do quy luật giá trị chi phối
- C. Do quy luật cung cầu chi phối
- D. Do quy luật cạnh tranh chi phối
8. Xác định đúng trình tự các khâu của quá trình tái sản xuất
- A. Sản xuất- phân phối- trao đổi- tiêu dùng
- B. Phân phối- trao đổi- sản xuất- tiêu dùng
- C. Trao đổi- tiêu dùng- phân phối- sản xuất
- D. Sản xuất- trao đổi- phân phối- tiêu dùng
9. Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước nhằm mục đích gì?
- A. Thu nhiều lợi nhuận
- B. Khống chế kinh tế các nước nhập khẩu tư bản
- C. Tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu tư bản tư nhân
- D. Tạo điều kiện cho các nước nhập khẩu tư bản phát triển
10. Các bộ phận: đất đai, tài nguyên, ngân sách, dự trữ quốc gia, các quỹ nhà nước và bộ phận kinh doanh có vốn của nhà nước liên doanh với nước ngoài thuộc thành phần kinh tế nào ở nước ta?
- A. Kinh tế tập thể
- B. Kinh tế nhà nước
- C. Kinh tế tư nhân
- D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
11. Đặc điểm của mô hình công nghiệp hóa của các nước NICs là gì?
- A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ
- B. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
- C. Đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút nguồn lực từ bên ngoài để tiến hành CNH-HĐH
- D. Đẩy mạnh xuất khẩu, dựa vào nguồn lực trong nước là chính.
12. Mục đích của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là:
- A. Tạo ra năng suất lao động cao hơn
- B. Tạo ra một thị trường sôi động
- C. Tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động
- D. Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại
13. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất ứng với quá trình nào sau đây?
- A. Hiện đại hoá
- B. Công nghiệp hoá
- C. Tự động hoá
- D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
14. Kết quả cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong cùng một ngành là? D . Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
- A. Mở rộng quy mô sản xuất của các tổ chức độc quyền
- B. Sự thỏa hiệp hoặc phá sản của một tổ chức độc quyền
- C. Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức độc quyền
15. Khi cung hàng hóa lớn hơn cầu về hàng hóa thì giá cả hàng hóa sẽ như thế nào so với giá trị hàng hóa?
- A. Giá cả hàng hóa nhỏ hơn giá trị hàng hóa
- B. Giá cả hàng hóa lớn hơn giá trị hàng hóa
- C. Giá cả hàng hóa bằng giá trị hàng hóa
- D. Giá cả hàng hóa không ảnh hưởng bởi giá trị hàng hóa
16. Mục đích trực tiếp của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là:
- A. Sản xuất ra ngày càng nhiều của cải vật chất
- B. Mở rộng sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
- C. Tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư
- D. Làm cho lao động ngày càng lệ thuộc vào nhà tư bản
17. Khi xem xét phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, nhân xét nào dưới đây không đúng?
- A. Giá trị sức lao động không đổi
- B. Thời gian lao động tất yếu thay đổi
- C. Ngày lao động thay đổi
- D. Thời gian lao động thặng dư thay đổi
18. Theo quan điểm C.Mác thì chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là:
- A. Tổng số tiền nhà tư bản bỏ ra
- B. Số tiền nhà tư bản mua máy móc, nguyên vật liệu
- C. Chi phí về sức lao động
- D. Chi phí tư bản (c) và (v)
19. Tập trung tư bản là gì? Ý nào sao đây sai:
- A. Là sự hợp nhất nhiều tư bản cá biệt nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn
- B. Tập trung tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt
- C. Tập trung tư bản làm tăng quy mô tư bản xã hội
- D. Phản ánh quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản
20. Cạnh tranh giữa các ngành xảy ra khi có sự khác nhau về:
- A. Cung cầu các loại hàng hóa
- B. Lợi nhuận khác nhau
- C. Tỷ suất lợi nhuận
- D. Giá trị thặng dư siêu ngạch
21. Mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam những năm 1960 có đặc điểm giống với mô hình công nghiệp hóa nào?
- A. Mô hình công nghiệp hóa cổ điển
- B. Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô
- C. Mô hình công nghiệp hóa của các nước công nghiệp mới (NICs)
- D. Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản
22. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) là gì?
- A. Sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ khí hóa sản xuất
- B. Sử dụng công nghệ thông tin và máy tính để tự động hóa sản xuất
- C. Liên kết giữa thế giới thực và ảo để thực hiện công việc thông minh và hiệu quả
- D. Sử dụng năng lượng điện để tạo dây chuyền sản xuất hàng loạt
23. Nước nào tiến hành công nghiệp hóa đầu tiên trên thế giới?
24. Ở Việt Nam, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóc vì:
- A. Các nước trên thế giới đều thực hiện đồng thời hai quá trình này
- B. Do Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa muộn hơn so với các nước
- C. Do nhu cầu phát triển kinh tế
- D. Công nghiệp hóa luôn gắn liền với hiện đại hóa
25. Ở nước ta chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển yếu tố nào sau đây?
- A. Kinh tế tri thức
- B. Kinh tế công nghiệp
- C. Kinh tế nông nghiệp
- D. Kinh tế thị trường