Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tả về quê bác

tả về quê bác
 
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
78
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Quê Bác, tức là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nằm ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là một vùng quê yên bình, mang đậm nét văn hóa và lịch sử của Việt Nam.

Làng Sen nổi tiếng với những cánh đồng lúa bát ngát, xanh mướt trải dài đến tận chân trời. Những con đường làng nhỏ hẹp, uốn lượn quanh co, hai bên là hàng tre xanh mát, tạo nên một khung cảnh thơ mộng và thanh bình. Mỗi khi gió thổi qua, tiếng lá tre xào xạc như những bản nhạc đồng quê êm dịu.

Ngôi nhà tranh đơn sơ của Bác Hồ nằm giữa làng Sen, được bao quanh bởi vườn cây xanh tươi và những khóm hoa rực rỡ. Ngôi nhà này là nơi Bác đã sinh ra và lớn lên, mang đậm dấu ấn của một thời kỳ khó khăn nhưng đầy tình yêu thương và lòng kiên trì.

Người dân ở quê Bác rất hiền lành, chất phác và mến khách. Họ sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng lúa, chăn nuôi và làm các nghề thủ công truyền thống. Những buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, người dân thường tụ tập bên bờ ao, trò chuyện và chia sẻ những câu chuyện đời thường, tạo nên một bầu không khí ấm áp và gần gũi.

Quê Bác không chỉ là nơi lưu giữ những kỷ niệm về tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Người. Mỗi lần đến đây, du khách đều cảm nhận được sự thanh bình, giản dị và lòng tự hào về một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
2
0
Ngọc Mai
30/06/2024 07:39:51
+5đ tặng

Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một làng quê thơm ngát hương sen với những hình ảnh thân yêu gần gũi trên mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Nơi ấy có những mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, có nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru à ơi của mẹ, có câu dân ca mênh mang cùng đồng đất núi sông.

Nghệ An được xem là vùng đất ” địa linh nhân kiệt” nơi từng sinh ra nhiều bậc kỳ tài trong lịch sử và cũng là vùng đất luôn gắn liền với vận mệnh tổ quốc. Đặc biệt nơi đây chính là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Làng Sen thuộc xã Kim Liên , huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An– mảnh đất miền Trung đầy nắng gió.

Từ thành phố Vinh đi theo quốc lộ 46 khoảng 15km là tới làng Sen , quê Bác. Cũng chính nơi đây, hơn nửa thế kỷ trôi qua, không biết có bao nhiêu bước chân của những người con quê hương Việt Nam tìm đến với niềm thành kính và sự xúc động sâu xa trong tâm hồn mình. Đây cũng chính là 1 trong 4 di tích quan trọng bậc nhất cả nước về vị chủ tịch kính yêu của dân tộc và cũng là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ.

Hương sen nơi nào cũng có, mái tranh vách lá nơi nào cũng có, vậy mà sao trước không gian làng quê mộc mạc này ai cũng dâng trào một cảm xúc lạ thường. Ao sen bên cạnh đường vào nhà Bác độ này đơm bông chi chít như góp phần làm dịu đi cái nắng nóng của mảnh đất Miền Trung. Sen ở đây mang một vẻ đẹp tinh khiết, hương thơm ngào ngạt, quyến rũ một cách lạ kì.

Bác Hồ được sinh ra và lớn lên từ làng Sen. Hoa sen và Bác, Bác và hoa sen dường như đã gắn bó mật thiết với nhau tự bao giờ. Hoa sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ, vừa đời thường lại vừa cao quý, đó cũng chính là nét đẹp trong tâm hồn và con người của vị lãnh tụ vĩ đại.

Cụ Nguyễn Sinh Sắc – thân phụ của chủ tịch Hồ Chí Minh sau nhiều năm dùi mài kinh sử và trải qua 2 lần thi hội, ông đã đỗ Phó bảng khoa Tân Sửu (1901), cùng khóa với nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Dân làng ở đây rất vui mừng bởi biết bao năm rồi mới có người đỗ phó bảng. Làng đã cắt đất, dựng nhà ban mừng cho ông với ngôi nhà lớn 5 gian, lúc đó ông Nguyễn Sinh Thuyết – anh trai của ông cũng tặng ông ngôi nhà bếp ba gian phía dưới.

Cảm động trước tấm lòng của bà con làng Sen, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng các con tạm biệt mảnh đất Hoàng Trù quê ngoại đầy ân nghĩa, trở về làng Sen này sinh sống. Ngày về, gia đình Bác Hồ chỉ còn 4 người là bố, anh trai, chị gái và Bác. Mẹ Bác Hồ mất ở Huế năm 33 tuổi. Là người trọng ân nghĩa, bố Bác Hồ đã lập bàn thờ gian nhà chính giữa trang trọng nhất để thờ vợ. Đến bây giờ những người thân trong gia đình của Bác không còn ai nữa, bàn thờ đã trở thành nơi thờ cả bố, mẹ, anh và chị của Bác.

Làng Sen giờ đây không chỉ là nơi Bác Hồ sinh ra và lớn lên, mà nơi đây còn là điểm cuối trong hành trình về nguồn cội. Với mỗi người dân đất Việt ngôi nhà Bác tại làng Kim Liên đã là ngôi nhà chung. Dù theo tháng năm bây giờ làng Sen đã nhiều đổi thay nhưng vẫn còn đó những ao sen, đầm sen tỏa hương thơm ngát. Với nếp nhà tranh trong vườn của Bác vẫn rộng cửa đón con cháu về thăm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ng Quynh Nhu
30/06/2024 08:00:23
+4đ tặng

Nghệ An, từ lâu, đã nổi tiếng là một vùng đất của những người con hiếu học và tài năng. Trong thế kỷ XX, thời kỳ biến động của đất nước, Nghệ An trở thành cái nôi của Cách mạng, khởi thủy cho phong trào cách mạng vô sản với cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đồng thời, vùng đất này còn là quê hương của nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng như Phan Bội Châu, Nguyễn Xuân Ôn, Đặng Thái Thân, Phan Đình Phùng, cũng như các lãnh đạo Cộng sản như Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Duy Trinh, và đặc biệt là vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Ông đã dẫn dắt Cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng cả cuộc đời mình.

Khi đến với Nghệ An, hầu hết những người con tứ xứ đều mong muốn thăm khu di tích Kim Liên, thường được gọi là làng Sen. Đây là nơi gắn bó với tuổi thơ của Hồ Chủ tịch, là nơi du khách tìm kiếm chút hoài niệm và tỏ lòng thành kính với anh hùng lớn nhất của dân tộc.

Làng Sen, hay làng Kim Liên, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là quê cha của Bác Hồ. Nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 16 km về phía Tây, làng Sen được xem là một trong bốn khu di tích quan trọng nhất liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sở dĩ làng được gọi là làng Sen không chỉ vì khung cảnh quen thuộc như bến nước, gốc đa, sân đình, lũy tre, mà còn vì những hồ Sen, đầm Sen dày đặc, là một phần không thể thiếu của cuộc sống và cảnh quan nơi đây. Mùa sen nở rộ vào tháng 5, tạo nên một khung cảnh trữ tình và thơ mộng, hấp dẫn du khách từ xa.

Ngoài hồ sen, gian nhà của Bác Hồ là một điểm thu hút khác tại làng Sen. Đi qua hồ Sen, người ta đến giếng Cốc, nơi Bác từng gánh nước về cho sinh hoạt gia đình. Một đoạn không xa, phía sau luỹ tre, là ngôi nhà đơn sơ của gia đình Bác. Đây là nơi Bác đã gắn bó trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời. Cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Bác, được dân làng tặng một ngôi nhà lớn nhân dịp ông đỗ phó bảng. Cụ phó bảng đã dành gian nhà để thờ vợ và để tiếp đón khách. Nơi này giữ nguyên không khí đơn sơ và giản dị của một gia đình gắn bó với làng quê.

Bên cạnh đó, mộ của cụ Hoàng Thị Loan, mẹ ruột Bác, cũng là một điểm đáng chú ý của khu di tích Kim Liên. Mộ nằm trên núi Động Tranh, được xây dựng cầu kỳ và tinh tế. Phần mộ được trang trí bởi hoa giấy, tạo nên không gian nhẹ nhàng và yên bình.

Khu di tích làng Sen không chỉ là địa điểm thu hút hàng triệu du khách mỗi năm bởi vẻ đẹp yên bình, mà còn là nơi chứa đựng những ký ức quý báu về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Những văn thư, đồ dùng và di tích khác đều thể hiện hơi thở và tâm huyết của Chủ tịch trong từng chi tiết.

Ng Quynh Nhu
chấm 3 nha
1
0
Hiển
30/06/2024 08:42:27
+3đ tặng

Ai về Nghệ An, nhớ ghé thăm làng Sen quê Bác. Nơi ấy có mái nhà tranh đơn sơ, dưới những lũy tre xanh bóng mát, có tiếng khung cửi mẹ dệt trong trưa hè oi ả, có hương hoa sen tỏa ngát cả một vùng trời. Đó chính là những hình ảnh gắn bó một thời của chủ tịch Hồ Chí Minh – địa điểm du lịch Nghệ An.

Nằm trên trục đường 46, cách thành phố Vinh 13km, Nam Đàn là vùng đất địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều bậc danh nhân, hào kiệt. Hiện nay Nam Đàn còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa to lớn đặc biệt là Khu tích Kim Liên gắn liền với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cụm di tích quan trọng là làng Hoàng Trù quê ngoại và làng Sen quê nội Bác, mộ bà Hoàng Thị Loan và núi Chung, Nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ cụ cử Vương Thúc Quý….

Cụm di tích Hoàng Trù nằm gọn trong khuôn viên rộng khoảng 3500 m2, bao gồm: Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà cụ Hoàng Đường (ông ngoại Bác), ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Đây là một ngôi nhà nhỏ ba gian, lợp tranh, trên đất vườn của ông bà ngoại. Cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và sống ở đây cho tới năm lên 5 tuổi. Gian ngoài cạnh cửa sổ có chiếc án thư với nghiên mực, hộp đựng bút lông, hai chiếc ghế vuông, chếch về phía trong là hai giá sách đựng sách thánh hiền. Tại gian nhà này cụ Hoàng Đường thường qua đây đàm đạo với ông Sắc về văn chương, chữ nghĩa. Gian giữa, sát phên có chiếc giường nhỏ bằng gỗ xoan, liếp nứa, trải chiếu mộc, chiếc màn bằng vải nhuộm nâu là nơi nghỉ của ông Sắc và bà Loan. Sát bên chiếc giường là chiếc rương gỗ nhỏ dùng đựng lương thực và các vật quý của gia đình. Chiếc khung cửi đặt ở gian thứ ba là công cụ lao động của bà Loan dùng để dệt vải, dệt lụa nuôi sống cả nhà. Bà Hoàng Thị Loan vừa dệt vải vừa hát ru con để chồng yên tâm việc bút nghiên. Tại đây còn có chiếc võng gai đơn sơ, nơi xưa kia tuổi ấu thơ Bác Hồ đã thường nằm nghe tiếng à ơi của mẹ và những câu chuyện cổ tích của bà ngoại. Tuổi thơ của Người đã được mẹ và bà ngoại chăm sóc, vun đắp bằng những làn điệu dân ca bay bổng chứa đựng những ước mơ cao đẹp, hy vọng sâu xa.

Làng Sen – quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một làng quê thơm ngát hương sen, đó chính là nơi người đã sống trong thời niên thiếu (1901-1906). Làng Sen – ngôi làng mà những hình ảnh thân thương gần gũi đã đã in sâu vào tâm thức người Việt. Nơi ấy có những mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, có nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru ầu ơ của mẹ, có câu dân ca mênh mang cùng đồng ruộng núi sông… Ngôi làng mang tên làng Sen vì luôn ngát hương sen; là quê hương của Bác Hồ kính yêu, người con ưu tú của dân tộc!

Tới cụm di tích Làng Sen, du khách sẽ được vào thăm ngôi nhà lá 5 gian mộc mạc do bà con làng Sen quyết định xuất quỹ công dựng lên để mừng ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc năm xưa. Trong ngôi nhà đơn sơ này, cụ Sắc đã dành hai gian rộng rãi để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và để tiếp khách. Bàn thờ được làm bằng liếp tre nứa trên trải chiếu nhỏ để bát hương, cây nến và bài vị bằng gỗ giản dị. Gian thứ tư là nơi nghỉ của cụ Sắc, ở đây có bộ phản gỗ kê bên cửa sổ chính, bên cạnh có chiếc án thư nơi cụ dạy các con học chữ và đây cũng là nơi vào các buổi tối cụ thường mời bà con ngồi quây quần uống nước chè xanh. Nhân cách cao thượng của người cha và lòng nhân ái vị tha của người mẹ đã ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách các con của cụ Sắc. Hiện nay các kỷ vật trong gian nhà của cụ Sắc còn được giữ lại hầu như nguyên vẹn. Hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ phó bảng và hai con trai. Chiếc giường xinh xinh là của bà Thanh, con gái cụ. Chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen vẫn còn nguyên đó. Tham quan khu di tích, du khách có thể cảm nhận một cách đầy đủ hơn về một làng quê Việt Nam, một làng quê xứ Nghệ, được vào thăm những ngôi nhà hàng xóm thân thiết với gia đình Bác thời kỳ đó như: lò rèn Cố Điền; nhà cụ cử Vương Thúc Quý; nhà của cụ đồ nho; nhà của một lương y bốc thuốc Nam với dao cầu, thuyền tán và vườn cây thuốc quanh nhà, hay nhà một hộ nông dân với cuốc cày, chõng tre, nồi đất, cối xay lúa, giã gạo… nhà thờ họ Nguyễn Sinh; nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm – ông nội của Bác; các di tích cây đa, giếng Cốc, sân vận động Làng Sen; Khu trưng bày các hiện vật, tài liệu và Nhà tưởng niệm Bác Hồ. Những cảnh quan và hiện vật quá đỗi thân thuộc, dung dị của lũy tre làng, đường đất nhỏ, se sợi, khung cửi, bờ dâu… cùng các hiện vật trong khu di tích, gắn liền với hình ảnh Bác Hồ, như vẫn còn đọng lại trong đó hơi ấm của Người.

Làng Sen quê nội và Hoàng Trù quê ngoại của Bác Hồ hôm nay đang đổi mới từng ngày. Đường nhựa đã vào tận trung tâm xã và con đường đất dẫn vào các ngõ xóm, làng quê ngày nào giờ được thay bằng đường bê-tông kiên cố. Đời sống kinh tế phát triển hơn nhưng Kim Liên, Nam Đàn vẫn giữ được cho mình những giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc và từng bước tạo dựng trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa phục vụ du khách. Dẫu đã qua cả thế kỷ, vạn vật đổi thay nhưng những hình ảnh xưa cũ của làng Sen gắn liền với tuổi thơ Bác vẫn được lưu giữ đến bây giờ như một miền ký ức đẹp và là tấm gương sáng cho mọi những thế hệ. Đến với Làng Sen, du khách vừa được chiêm ngưỡng cảnh làng quê điển hình của Việt Nam đồng thời chứng kiến những kỷ vật thiêng liêng gắn bó một thời của Hồ Chủ Tịch, người cha già của dân tộc Việt Nam, một danh nhân của thế giới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×