VĂN BẢN “HOÀNG KIM ỐC” (Trích "Cách ba nghìn năm" - Cung Khanh) Thư trung tự hữu hoàng kim ốc Ở Đông Thành có một cây gạo lớn, cành lá rườm rà. Đêm đến, bọn ma hợp nhau bàn câu chuyện thế gian. Có chuyện nực cười, cũng có chuyện ghê gớm lắm. Thỉnh thoảng có một vài chuyện éo le, ma thuật lại vừa rơi nước mắt. Những đêm như thế, người ta bảo rằng: "Ma kêu gào thảm thiết vì đói lạnh"; thực tình, ma rên xiết vì chuyện thế gian mà người không rõ. Có một độ, ma nói chuyện với nhau về một cái nhà vàng lạ lùng ở Tân Thanh. Cái nhà toàn bằng vàng, và trong có đủ thứ bửu vật. Ma thuật chuyện ấy cho nhau nghe, và bảo rằng cái nhà quý báu hiện có trên thế gian. Thổ công nằm nghỉ, xem trăng trong cái liêu bên cạnh cây gạo, nghe chuyện cũng cho là lạ lắm. Vì chính ông ở trong cuộc đất mà không hay biết điều kỳ lạ ấy bao giờ. Ngay đêm ấy, ngài đến chơi đức Thành hoàng bốn cảnh để hỏi xem có tin tức về câu chuyện của ma nói không. Thành hoàng lại ngạc nhiên hơn nữa. - Ông còn không rõ, tôi thì đi đâu mà biết được - Ngài bảo Thổ công như thế. Rồi cùng nhau đem việc lạ ấy hỏi Đông trù tư mệnh. Đông trù nghe hai ông khách, lại tưởng chuyện trong sử Phong thần, cười và nói: - Ấy, các ông hãy kể nốt câu chuyện cho tôi nghe. Thấy hai ông kia ngơ ngác, bây giờ mới suy ra là chuyện thực. Đông trù thú thật rằng, chưa biết việc ấy bao giờ. - Tôi tra xét việc thế gian, năm năm tâu lên Thượng đế, mà không thấy một việc lạ như thế, cũng không nghe ai nói đến. Vả lại, ở thế gian, nếu có lâu đài vĩ đại, bất quá chỉ làm bằng đá bằng cây, chạm trổ đủ hình, đủ kiểu. Xưa lắm thì độ năm sáu nghìn năm, chớ có nghe đâu nhà toàn bằng vàng như các ông bảo. Âu chúng ta nên hỏi Nam tảo giữ số nhân gian, chắc có lẽ biết được hết cái lạ trong quá khứ và vị lai vậy. Cùng nhau lên xe mây, để văn ngưu kéo về thiên đình, thì bỗng gặp một nhà tu hành kỳ quái, không biết ở đâu lại, thinh không hiện ra giữa chừng không trung. Các thần đều hỏi: - Ông là ai? Chúng tôi chưa được biết? Người lạ đáp: - Tôi sống trong một thế giới khác, nên các ngài không biết được. Nhưng về sau rồi các ngài có thể biết. Các thần hỏi: - Vậy ông đến chúng tôi có việc gì? Người lạ đáp: - Đây cũng vừa nghe các ngài bàn việc lên trên kia hỏi một vị thần khác giữ số thế gian, xem cái nhà vàng ở đâu. Tôi sợ các ngài đi xa nhọc nhằn mà sẽ không kết quả gì, vì chắc chắn trên kia, vị thần mà các ngài đến hỏi chuyện cũng không thấu rõ cái kỳ quan đó. Các thần nhìn nhau, rồi hỏi: - Thế ông có cách gì cho chúng tôi biết không? Người lạ gật đầu rồi dẫn các thần trở lại thế gian, về làng Tân Thanh. Đến đây thì trời rạng đông, các ma đã tản lạc theo đêm tối về phương khác. Người lạ rút trong tay áo ra một hạt ngọc trong như thủy tinh, hạt ngọc chiếu những tia sáng tinh anh. Rồi cho những tia sáng ấy rọi về phía người lạ trỏ, cho các thần chăm chú, tức thì cách đó ba dặm, trong một cảnh thật huyền ảo, cái nhà vàng rực rỡ xuất hiện giữa một vườn cây kỳ dị. Các thần rú lên: - Đích rồi! Hoàng kim ốc! Vừa nói xong, hạt ngọc và người lạ bỗng dưng biến mất. Các thần nhìn nhau, không biết mình hãy còn chiêm bao như kẻ tục, hay là, đấy là một sự thực hiển nhiên. Nhìn về chốn huyền ảo khi nãy, thì chỉ thấy ánh sáng ban mai nhuộm hồng những chót cây cổ thụ và cánh đồng phẳng lì, mạ xanh rợn sóng. Ở đấy rải rác một vài nóc nhà, và chính nơi cái nhà vàng vừa thấy, thì lại là một túp lều tranh không đẹp. *** Chàng thư sinh đặt bút xuống bàn, cất một quyển sách rồi đi nghỉ. Nằm trên phản, lim dim thì mang máng thấy trên xà nhà có ba gương mặt nhìn xuống mình như dò xét. Chàng nhận được một gương mặt đen như nhọ chảo, nhưng không có vẻ ghê gớm lắm; một gương mặt trắng như phấn, môi đỏ như bôi son, có râu mép uốn cong, râu cằm suôn đuột, vẻ như vui cười, tươi mãi; và gương mặt thứ ba xám nắng, vẻ đạo mạo, nghiêm trang, đầu đội mũ vàng, chàng cho đấy là một vị đại thần thời nào. Chàng dụi mắt, để tưởng mình không mê muội, hoặc bị một ảo ảnh. Dụi xong thì không thấy gì cả. Nhưng trên bàn bên cạnh, quyển sách khi này bỗng cất lên không, những trang tự lật ra từng tờ, và bình mực tự nó bật cái nắp ra một lúc rồi tự nó sập lại như trước. Chàng dụi mắt lần nữa, để chắc mình không phải chiêm bao; ngồi nhổm dậy, thì đâu đấy yên lành. Chàng nằm xuống trở lại mơ màng sắp ngủ, thì tai nghe văng vẳng những tiếng bàn cãi xôn xao. Tiếng nghe xa xôi dần dần, chàng chỉ mơ hồ như nhận được một câu: - Thị phi tất cả, đâu có lẽ như thế được. Chàng mòn mỏi, hơi thở đều đều, rồi an giấc. Đông trù cằn nhằn Thổ công: - Hắn ta chỉ là một anh học trò khó, nghèo xơ xác, mà lại bảo ở nhà vàng. Mộng mị quả, thật là mộng mị. Thế này tôi phải không nghe ông mới được. Trọn mấy hôm ròng, tôi phí cả việc tôi mà đi với các ông. Trong mấy hôm việc lành dữ của thế gian đã chồng chất trên bàn mà chưa kiểm điểm và ghi một việc nào. Thành hoàng cũng bực mình: - Tôi bỏ qua hết ba cuộc lễ Kì yên rồi còn gì. Một ở Tần Trung, một ở Tân Bình và một ở Hưng Khánh. Ở Hưng Khánh thì lớn hơn cả, có hát bộ ba chầu và tế đủ các thứ con sinh. Ông Thành hoàng thôn ấy lại ân cần mời, tôi định thế nào cũng dự, mà rồi phải thất hứa. Thổ công vuốt râu cười hắt: - Các ông sao nóng nảy. Chúng ta hãy tìm cái ông Đạo sĩ hôm trước, mà hỏi lại manh mối thì khác biết. Ba vị thần trở lại chốn nhà tranh. Chàng thư sinh nằm thiêm thiếp ngủ. Ông Đạo sĩ lạ lùng đương bách bộ trước sân. Đêm trăng, gió thổi chập chờn những cành đốm hoa trắng. Bấy giờ thấy ba ông đến thì Đạo sĩ mừng rỡ đón mời: - Các ông đến đây - Đạo sĩ nói - trong lúc vừa được rảnh, định tìm các ông, thì các ông lại đến. Hay quá! Thổ công liền hỏi: Ông là gì của hắn mà ở đây? - Thổ công trỏ vào chàng thư sinh. Tôi là thần đăng đây. Tôi là cái đèn, cùng người ấy làm việc đã ngót hai mươi năm. Thế còn cái nhà vàng? Chính ở đây. Ở đây? Vâng. Thổ công và hai vị thần ngơ ngác nhìn chung quanh, cố tìm, rồi lại nhìn nhau mà cười: - Chắc ông mị chúng tôi. - Không phải, nhưng phải có viên ngọc của người ấy mới xem thấy được. - Viên ngọc hiện giờ hắn để đâu? - Thổ công hỏi. Thần đăng đáp: - Cũng không chứng, dường như khó định lắm. Những đêm nào chàng thức khuya cùng tôi làm việc, nghĩa là tôi phải đem ánh sáng cho chàng mãi, và chàng thì mài giũa sự gì trên trang giấy trắng. Khi chàng ngồi nghĩ, tự những trang giấy ấy xuất hiện một hạt ngọc; lúc bấy giờ lấy ngọc ấy mà soi, tự nhiên xuất hiện "hoàng kim ốc". *** Từ đây, mỗi đêm chàng thư sinh nghe như có ai thơ thẩn trước sân. Nhưng khi mở cửa trông ra thì chỉ thấy bóng trăng trên những chiếc lá mướt. Lúc trở vào, chàng hơi là lạ về chiếc đèn bỗng nhiên sáng rõ khác thường. Hiện trạng ấy chỉ thoáng qua, rồi thì đâu đấy lặng lẽ, bình thường. Chàng không để ý đến nữa. Một đêm, nhắm mùa hoa dạ lý nở, mùi hương bay toả một vùng. Chàng nghe mình bỗng chồn rạo rực về một nỗi nhiệm màu nào, rồi cảm giác ấy tăng gia từng phút. Chàng không còn là chàng của thời khắc trước nữa. Chàng nghe mình đi vào một cõi sống khác, mà sự thăng bằng đổi hẳn cái thăng bằng của hàng ngày. Chàng thấy chàng nhẹ nhàng có thể chơi trên mặt nước, có thể lướt qua những lá liễu, đùa những làn hương và tia sáng. Chàng ghi trên tờ giấy những cảnh chàng đương ngắm, chàng vẽ con đường chàng đương đi, con đường huyền bí... Lúc bấy giờ, ngọn đèn tự nó dài ra mãi, tượng thành một dạng người, rồi lìa cái thân bằng sành, Đạo sĩ hiện ra nhè nhẹ, bước lại cửa. Thổ công và hai vị thần kia đã chực hờ ngoài cửa. Đạo sĩ gọi vào. Bấy giờ trên những trang giấy vừa khô, có một vật gì trong sáng xuất lộ. Chàng thư sinh, như mệt mỏi sau một cuộc thôi miên, gục đầu thiêm thiếp trên bàn. Thần đăng cầm hạt ngọc trao cho Thổ công và các vị thần xem. Những tia sáng chiếu ngời, rực rỡ. Thần đăng lại bảo soi những tia sáng kỳ diệu ấy vào vầng trán cao của chàng thư sinh. Các thần y theo, tức thì không còn thấy chàng thư sinh đâu nữa. Giữa không gian, xuất hiện một cái nhà vàng, trong một cảnh lạ. Các thần đang ở trong cái nhà vàng ấy mà không hay biết. Bấy giờ đưa nhau đi xem, thì thấy không biết bao nhiêu là bửu vật nhiệm màu. Có vật các thần nhận ra được, nhưng có vật các thần phải chịu là không thể nào hiểu biết tính chất... Như thế không biết độ bao lâu, mé ngoài có tiếng gà gáy, các vị thần vội và trở ra, tiếc đành bỏ dở cuộc xem kỳ thú ấy. Một tiếng động, chàng thư sinh cựa mình. Các thần vội vã lánh đi và xô nhau chen một kẹt cửa. Chàng thức giấc, thấy mình mỏi mệt lạ thường, đầu choáng váng. Ngọn đèn hết dầu đã tắt từ lâu. Chàng đứng dậy loạng choạng, đi lại giường. Tay sờ trán như sờ một vết thương. Chàng lẩm bẩm: – Dại khờ quá, để sương vào mà không hay, hẳn là bị cảm. Khi qua một cửa sổ còn mở, nhìn ra thì lại thấy ba gương mặt hôm trước, tự khoảng trống khung cửa nhìn chàng như lo lắng. Chàng vò trán để xua đuổi một giấc mê nào, thì những gương mặt ấy biến mất. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), Truyện truyền kỳ Việt Nam, quyển ba (tập V – tập VI), NXB Giáo dục Việt Nam, tái bản lần thứ nhất (có bổ sung, hiệu đính), 2009, trang 459-460. BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (Yêu cầu: làm hết) 1. Tin tức về cái nhà vàng xuất phát từ đâu? A. Từ Thổ công B. Từ các hồn ma C. Từ Đông trù tư mệnh D. Từ Đạo sĩ 2. Cái nhà vàng xuất hiện như thế nào? A. Qua một giấc mơ, soi chiếu bản thân vào trong gương B. Bằng cách soi hạt ngọc vào vầng trán của chàng thư sinh C. Khi trời rạng đông, ánh sáng đầu tiên sẽ soi chiếu vào hạt ngọc của chàng thư sinh D. Khi các thần tụ họp, cùng nhau góp sức mạnh để làm xuất hiện cái nhà vàng 3. Hạt ngọc kỳ diệu được trao cho ai? A. Đạo sĩ B. Thành hoàng C. Thổ công D. Chàng thư sinh 4. Việc các thần phải rời bỏ cái nhà vàng khi nghe tiếng gà gáy có ý nghĩa gì? A. Sự hữu hạn của khoảnh khắc kỳ diệu B. Sự giới hạn của thời gian và không gian C. Sự kết thúc của một giấc mơ D. Sự trở lại thực tại sau một cuộc hành trình kỳ diệu 5. Chàng thư sinh cảm thấy thế nào sau khi tỉnh dậy? A. Mệt mỏi và choáng váng B. Vui vẻ và tràn đầy năng lượng C. Lo lắng và sợ hãi D. Buồn bã và thất vọng 6. Tại sao Thổ công và các vị thần không nhận ra cái nhà vàng ban đầu? A. Vì cái nhà vàng bị ẩn giấu bởi hạt ngọc B. Vì họ không đủ thông minh C. Vì họ không tin vào sự tồn tại của cái nhà vàng D. Vì cái nhà vàng chỉ xuất hiện trong một không gian khác 7. Thần đăng là gì? A. Một vị thần B. Một ngọn đèn C. Một hồn ma D. Một viên ngọc 8. Tại sao chàng thư sinh lại thấy ba gương mặt bí ẩn sau khi tỉnh dậy? A. Để nhắc nhở về cuộc hành trình kỳ diệu vừa qua B. Để cảnh báo về những nguy hiểm sắp tới C. Để chứng minh rằng cái nhà vàng là thực D. Để đưa ra thông điệp về sự huyền bí của tri thức 9. Việc chàng thư sinh mệt mỏi và choáng váng sau khi tỉnh dậy có ý nghĩa gì? A. Tri thức là một gánh nặng lớn B. Tri thức đòi hỏi sự hy sinh và nỗ lực C. Tri thức có thể gây hại cho sức khỏe D. Tri thức mang lại sự mệt mỏi và chán nản 10. Cái nhà vàng xuất hiện trong bối cảnh nào? A. Trong một khu rừng B. Dưới lòng đất C. Trên đỉnh núi D. Giữa không trung 11. Hình ảnh cái nhà vàng trong câu chuyện tượng trưng cho điều gì? A. Sự giàu có và quyền lực của con người B. Tri thức và khao khát khám phá C. Sự huyền bí và kỳ diệu của phép thần thánh D. Sự yên bình và hạnh phúc giản dị 12. Thông điệp chính của câu chuyện là gì? A. Tri thức là kho báu vô giá cần được khám phá và trân trọng B. Tri thức là một ảo ảnh khó có thể đạt được C. Tri thức mang lại sự giàu có và quyền lực D. Tri thức chỉ dành cho những người đặc biệt 13. Việc Thổ công, Đông trù và Thành hoàng cùng nhau khám phá cái nhà vàng phản ánh điều gì? A. Tri thức có thể đạt được thông qua sự hợp tác B. Tri thức là một cuộc hành trình đơn độc C. Tri thức không cần sự hợp tác D. Tri thức là một phần thưởng cho sự nỗ lực cá nhân 14. Ý nghĩa của việc cái nhà vàng xuất hiện giữa không gian là gì? A. Tri thức có thể tồn tại ở bất kỳ đâu B. Tri thức chỉ có trong không gian kỳ diệu C. Tri thức là điều huyền bí không thể nắm bắt D. Tri thức là điều hiển nhiên trong cuộc sống 15. Khi chàng thư sinh làm việc khuya, điều kỳ ảo nào xảy ra trên trang giấy trắng? A. Các ký tự biến thành vàng B. Một hạt ngọc xuất hiện trên trang giấy C. Trang giấy biến mất D. Các ký tự tự động viết ra 16. Thành phần câu "Thổ công và hai vị thần ngơ ngác nhìn chung quanh, cố tìm, rồi lại nhìn nhau mà cười" gồm mấy cụm động từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 17. Từ "bửu vật" trong văn bản có nghĩa là gì? A. Bảo vật quý giá B. Vật dụng thông thường C. Đồ trang trí sang trọng D. Vật phẩm có giá trị 16. Điển cố "hoàng kim ốc" trong văn bản có nguồn gốc từ đâu? A. Bài thơ của vua Tống Trân Tông Triệu Hằng B. Truyền thuyết dân gian C. Sử sách cổ đại D. Thơ ca hiện đại 17. Từ "thổ công" trong văn bản là một từ Hán Việt, từ này chỉ ai? A. Thần giữ nhà B. Thần đất C. Thần nước D. Thần gió 18. Liên kết câu trong đoạn "Người lạ rút trong tay áo ra một hạt ngọc trong như thủy tinh, hạt ngọc chiếu những tia sáng tinh anh. Rồi cho những tia sáng ấy rọi về phía người lạ trở, cho các thần chăm chú, tức thì cách đó ba dặm, trong một cảnh thật huyền ảo, cái nhà vàng rực rỡ xuất hiện giữa một vườn cây kỳ dị." được thực hiện bằng cách nào? A. Dùng từ nối "rồi" B. Lặp từ "hạt ngọc" C. Dùng đại từ thay thế "ấy" D. Cả ba cách trên đều đúng 19. Nghệ thuật xây dựng tình tiết trong truyện "Hoàng Kim Ốc" có đặc điểm gì? A. Tình tiết phát triển theo lối tuyến tính, rõ ràng B. Tình tiết phức tạp, đan xen giữa hiện thực và kỳ ảo C. Tình tiết đơn giản, dễ hiểu D. Tình tiết tập trung vào các cuộc đối thoại giữa nhân vật 20. Trong "Hoàng Kim Ốc" và "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, yếu tố kỳ ảo có vai trò gì giống nhau? A. Minh họa cho sự bất công xã hội B. Làm nổi bật giá trị của con người C. Tạo ra bối cảnh chiến tranh và xung đột D. Thể hiện sự thần bí của thiên nhiên
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
A. Qua một giấc mơ, soi chiếu bản thân vào trong gương
D. Chàng thư sinh
B. Sự giới hạn của thời gian và không gian
A. Mệt mỏi và choáng váng
D. Vì cái nhà vàng chỉ xuất hiện trong một không gian khác
B. Một ngọn đèn
A. Để nhắc nhở về cuộc hành trình kỳ diệu vừa qua
B. Tri thức đòi hỏi sự hy sinh và nỗ lực
D. Giữa không trung
C. Sự huyền bí và kỳ diệu của phép thần thánh
A. Tri thức là kho báu vô giá cần được khám phá và trân trọng
A. Tri thức có thể đạt được thông qua sự hợp tác
A. Tri thức có thể tồn tại ở bất kỳ đâu
B. Chàng cảm thấy thăng bằng đổi hẳn so với hàng ngày
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ