Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nói đến thơ thiếu nhi không thể không nói đến thơ của nhà thơ tí hon Trần Đăng Khoa, người nổi lên như một thần đồng thơ của những năm thập kỷ 60. Nhà văn Đình Kính đã nhận xét về thơ Trần Đăng Khoa: “Thơ Trần Đăng Khoa không là loại cô-nhắc pha nhiều hợp chất nhằm đánh lừa dân nghiền, đến nỗi thoảng ngửi hơi đã thèm, cuống quýt muốn uống ngay. Thơ Trần Đăng Khoa hấp dẫn như loại vang nho, nhẹ, không gây xốc, không làm chúng ta khùng nhưng uống rồi sẽ ngấm, sẽ say lâu và khó bỏ .”.Trần Đăng Khoa bắt đầu làm thơ lúc 8 tuổi, lúc Trần Đăng Khoa 10 tuổi thì tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời được in lần đầu gồm 52 bài với số lượng 10.000 cuốn; năm 1973, Góc sân và Khoảng trời được bổ sung thành 66 bài, in với số lượng lên tới 50.000 bản. Thế là từ đấy, tập thơ này mỗi năm đều được bổ sung thêm và in lại nhiều lần ở nhiều nhà xuất bản khác nhau. Cho đến lần in năm 2002 là lần thứ 50, một con số có lẽ là kỷ lục cho những cuốn sách được tái bản nhiều lần ở nước ta. Năm 2002, Góc sân và khoảng trời là một trong ba tập thơ của Trần Đăng Khoa được trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Là một nhà thơ nhỏ tuổi, nhưng Trần Đăng Khoa đã biết chắt lọc cái hay, cái tinh hoa của tác giả khác; đặc biệt là em biết khai thác cái tinh túy của đồng dao để đưa vào thơ một cách đầy sáng tạo. Thi pháp đồng dao được thể hiện trong thơ Trần Đăng Khoa như thế nào mà có thể lay động hàng triệu triệu tâm hồn trẻ em? Đây quả thực là một đề tài hấp dẫn. Thơ trong Góc sân và Khoảng trời là thơ của tuổi thơ viết về tuổi thơ, vì thế mà được nhiều tác giả SGK chọn đưa vào chương trình Tiểu học từ trước đến nay. Sách giáo khoa hiện hành cũng có một số lượng các bài rút trong tập này ví dụ như: Kể cho em nghe; Trăng sáng sân nhà em; Vườn em; Nghe thầy đọc thơ; Khi mẹ vắng nhà; Ò ó o .; Cây dừa; Trăng ơi .từ đâu đến?; Hạt gạo làng ta; Mẹ ốm; . Trong thực tế dạy học, nhiều giáo viên gần như không quan tâm yếu tố thi pháp nào đã làm nên hồn thơ Trần Đăng Khoa? Trần Đăng Khoa đã sử dụng những chất liệu đồng dao nào? Cái chất dân gian nào đã làm nên những tứ thơ rất riêng ấy? Là một người giáo viên, chúng ta phải nắm chắc những điều đó để có thể giúp học sinh cảm thụ thơ Trần Đăng Khoa một cách sâu sắc hơn, tinh tế hơn. Và đó là con đường tốt nhất dẫn dắt trẻ thơ đi sâu tìm hiểu vườn hoa muôn màu của những sáng tác văn học. Với những lý do trên, em đã chọn đề tài này để nghiên cứu, tìm hiểu.
Chấm điểm cho mình nha cảm ươn :)))
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |