Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Đề 1: I. ĐỌC HIỂU. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

      […] Trên đường, tin tức chiến thắng ông[1] nhận được thật giòn giã. Quân ta đánh rất mạnh vào thủy trại Chương Dương, đốt gần hết đội chu sư[2] của giặc và đánh tan cả cánh quân giặc từ Thăng Long ra cứu viện. Ông tướng chỉ huy trận đánh tài tình ấy chính là Thượng tướng quân Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, người đã tặng ông tập thơ Lạc đạo buổi ông xuất sư[3] cách đây hơn bốn tháng.

        Những người trong đoàn tùy tùng cũng đã xuống tắm, trừ những giáp sĩ tỏa đi canh phòng. Trần Quốc Tuấn sải tay bơi ra dòng nước chảy. Ông lộn người, trăn trở, áp mái đầu xuống nước và hụp hẳn xuống cho nước lạnh ngấm vào da đầu...

        Sau một hồi lâu vùng vẫy dưới nước, Trần Quốc Tuấn lên bờ. Dã Tượng đã soạn hầu ông bộ áo chiến mới, sạch sẽ. Ông gỡ tóc, búi gọn và chít lên đầu chiếc khăn lượt thâm, cài thêm một chiếc trâm ngà cho chặt. Sau khi đã thay hài cỏ bằng đôi hia nỉ cho ấm chân, Trần Quốc Tuấn gọi Dã Tượng đến, ra lệnh:

– Hành doanh sẽ đặt ở đầu bãi này ngay trên con đường về làng Xuân Đình. Nhà ngươi cho cắm lều trận của ta, cho đặt hiệu lửa, hiệu cờ và cho đòi cánh quân chiến thắng Chương Dương nạp bản khai công.

        Dã Tượng chắp tay tuân lệnh, nhưng viên gia tướng chưa đi ngay và hình như bối rối muốn nói thêm điều gì vậy. Trần Quốc Tuấn ngạc nhiên nhìn Dã Tượng, cố tìm trong thứ ánh sáng ít ỏi của trăng mờ xem vẻ mặt viên gia tướng thế nào. Ông hỏi:

– Sao thế?

– Bẩm Quốc công, con cho cắm lều trận cả ở đây chứ ạ?

Trần Quốc Tuấn muốn cười phá lên:

– Rồi đốt lửa nấu cơm nữa chứ gì? Thôi được, nhà ngươi cứ cho đốt lửa đun nước, nấu cơm. Còn lều trận thì... chậc... ta...

        Ông muốn nói rằng lều trận thì không cần. Ông bước lại gần viên gia tướng. Ông đã là người cao lớn, nhưng không sao so được tầm vóc với viên tướng đội voi trận mới được cất nhắc lên hành doanh chỉ huy đoàn tùy tùng. Trần Quốc Tuấn hiểu nỗi băn khoăn của Dã Tượng. Anh ta lo lắng cho sức khỏe của ông. Vài ngày nay, trời đổi tiết từ xuân sang hạ, chợt ẩm, chợt khô, chợt mát, chợt lạnh, dễ làm người già yếu phải cảm. Nhưng cũng chính mấy ngày rày, thế chiến trường làm cho người ta vui khoẻ ra. Thoạt đầu là Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật bất chợt hành quân mau lẹ từ bãi lầy Màn Trò ra, chặn đoàn thuyền chiến của Toa Đô ở cửa Hàm Tử. Đạo quân giặc này sau những ngày xông xáo ở biên giới Việt – Chiêm cố chiếm một thế uy hiếp mặt lưng quân ta nhưng đã bị chặn đứng lại, bị đánh mòn. Toa Đô được lệnh đại nguyên soái Thoát Hoan dẫn quân về vùng Thăng Long để hai đạo quân Thoát Hoan, Toa Đô ghé tựa vào nhau, bởi vì lúc đó chính đạo quân của Thoát Hoan cũng đang bị sa lầy trong một thế trận trùng điệp mà mỗi chuyến tải lương, mỗi đêm đóng đồn có thể bị dân binh ta đánh úp. Toa Đô ra bằng đường sông. Đoàn chiến thuyền của nguyên soái Toa Đô đến cửa Hàm Tử thì bị đánh hết sức thần tốc và tan rã ngay trước mắt tướng tá giặc đứng ở các chòi nhìn ra trong thủy trại Chương Dương. Toa Đô bị đẩy xuống mé hạ lưu sông Thiên Mạc. Hai cánh quân giặc thế là không ghé gẩm nương tựa được vào nhau. Kế sách chọn đạo quân Toa Đô diệt trước quả là sáng suốt. Trần Quốc Tuấn còn nhớ như in, khi được tin Toa Đô từ biển vào cửa sông, các tướng muốn đánh ngay, nên bồn chồn chờ đợi lệnh ra quân chẹn giặc, nhưng ông đã bình tĩnh suy nghĩ và chọn chiến trường công kích là vùng sông bãi mênh mang này. Đánh ở đây có lợi là diệt xong quân Toa Đô, ta quay sang công kích ngay quân Thoát Hoan. Chiêu Minh vương Trần Quang Khải hết sức tâm đắc với ông. Khi Trần Quốc Tuấn nói ý định chọn chiến trường ở Hàm Tử thì Thượng tướng quân xin nhận sẽ là người chỉ huy ở Chương Dương. Quả hai người đã thực sự hiểu nhau. Bây giờ Hàm Tử đã trở thành một chiến thắng cực lớn. Chương Dương cũng đã xong, chỉ còn chờ bản khai công của Chiêu Minh vương để định việc thưởng công những tướng binh xuất sắc. Chiến thắng! Con người hưng phấn hẳn lên.

– Cứ đốt lửa lên! Mấy ngày rày đốt lửa là đuổi giặc chứ không phải là gọi giặc đến đâu. Chỉ cần cuộn ngọn cờ tiết chế cất đi và phái các dũng sĩ viễn thám đi tuần bằng ngựa xa ra là được.

       Dã Tượng vâng một tiếng vui vẻ và chạy đi. Một lát sau, tiếng vó ngựa của lính viễn thám đã gõ lộp bộp trên mặt đất và nhiều đống lửa được đốt lên trên bãi cát sa bồi soi tỏ một khoảng không gian nhỏ trong thiên nhiên sâu rộng. Những người lính trong đoàn tùy tùng của Trần Quốc Tuấn cười nói vui vẻ. Họ bắc bếp, người hầm cháo, người thổi cơm, người đun nước sôi pha trà. Một vài chiến sĩ dùng những cán giáo gãy bỏ rải rác trên bãi, nhanh chóng buộc thành một cái bàn nhỏ dùng làm bàn trà đặt trước mặt Trần Quốc Tuấn. Trần Quốc Tuấn trìu mến nhìn những người lính của mình. Ông biết Dã Tượng và họ lưu tâm chăm sóc ông, nhưng đêm nay ông không muốn ngồi trong lều trận. Ông muốn được đắm mình vào không gian mênh mông dưới một vòm trời chiến thắng hơn là dưới một mái lều.

       Mé dưới kia là cửa Hàm Tử chiến trường của một võ công mà nghìn đời sau sẽ còn nhắc đến; một chiến thắng cách đây chưa quá một tuần trăng, còn để lại dấu vết trong những mảnh ván thuyền, những chiếc khiên mây, khiên da, những mẩu cán giáo gãy... và cả xác quân thù kết thành bè trong nước quẩn vụng sông. Bên kia là bến Chương Dương, lại một chiến trường chắc cũng sẽ ghi vào bia đá bia miệng vạn cổ không mòn. Mảnh đất ông đang đứng kì lạ biết bao. Hà tất phải dùng một mái lều trận thay vòm trời ngời ngợi chiến công này. Không cần dựng lều nhưng Trần Quốc Tuấn không từ chối binh lính hầu trà được. Vị tướng già điềm đạm ngắm những người dưới quyền. Họ và ông đã lăn lộn khắp các chiến trường. Chỉ vài tháng thôi, nhưng cái nghĩa cùng sống cùng chết đã gắn bó họ với ông.

                                                                                 (Trích Trăng nước Chương Dương - Hà Ân)

Câu 1. Đoạn trên trích từ văn bản thuộc thể loại nào?

Câu 2. Người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ mấy?

Câu 3. Tóm tắt những sự kiện chính trong đoạn trên.

Câu 4. Cốt truyện được kể dựa trên bối cảnh lịch sử nào?

Câu 5. Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? Có những đặc điểm gì nổi bật?

Câu 6. Tìm 5 từ ngữ mà em thấy thể hiện rõ nét nhất màu sắc thời đại được tái hiện trong văn bản.

Câu 7. Em có cảm nghĩ về những sự việc được nhắc đến trong đoạn trích?

Câu 8. Những người lính trong đoàn tùy tùng của Trần Quốc Tuấn cười nói vui vẻ.

Trong câu trên, những thành phần nào được mở rộng? Xác định những bộ phận được mở rộng.

 

[1] Ông: Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

[2] Chu sư: thủy binh

[3] Xuất sư: xuất binh

cuu t với cm ơii
1 trả lời
Hỏi chi tiết
40
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến đoạn trích:

**Câu 1.** Đoạn trên trích từ văn bản thuộc thể loại văn học gì?
- Đoạn trích trên thuộc thể loại văn xuôi lịch sử.

**Câu 2.** Người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ mấy?
- Người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ ba.

**Câu 3.** Tóm tắt những sự kiện chính trong đoạn trên.
- Đoạn trích miêu tả không khí vui mừng của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn sau chiến thắng tại Chương Dương. Ông cùng với đoàn tùy tùng của mình thống nhất kế hoạch hành quân và tổ chức nghỉ ngơi. Trần Quốc Tuấn nhận được tin chiến thắng của các tướng lĩnh, xác nhận chiến trường Chương Dương và chuẩn bị cho các bước tiếp theo của cuộc chiến, đồng thời thể hiện tình cảm và trách nhiệm đối với binh lính dưới quyền.

**Câu 4.** Cốt truyện được kể dựa trên bối cảnh lịch sử nào?
- Cốt truyện được kể dựa trên bối cảnh lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông vào thế kỷ 13 của dân tộc Việt Nam, cụ thể là trận chiến tại Chương Dương và các chiến trường liên quan.

**Câu 5.** Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? Có những đặc điểm gì nổi bật?
- Nhân vật chính trong đoạn trích là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Những đặc điểm nổi bật của ông bao gồm sự tài năng trong quân sự, sự kiên định trong lựa chọn chiến trường, lòng quan tâm chăm sóc đến sức khỏe và đời sống tinh thần của binh lính, cùng với tâm hồn hào hùng và tình yêu quê hương đất nước.

**Câu 6.** Tìm 5 từ ngữ mà em thấy thể hiện rõ nét nhất màu sắc thời đại được tái hiện trong văn bản.
- Một số từ ngữ thể hiện màu sắc thời đại trong văn bản:
1. Thượng tướng quân
2. Chiến thắng
3. Hành doanh
4. Cánh quân
5. Đoàn chiến thuyền

**Câu 7.** Em có cảm nghĩ về những sự việc được nhắc đến trong đoạn trích?
- Những sự việc được nhắc đến trong đoạn trích thể hiện tinh thần quật cường và đoàn kết của quân đội Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó mang lại niềm tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc, sự khâm phục đối với tài năng quân sự của các vị tướng, đặc biệt là Trần Quốc Tuấn. Đồng thời, đoạn trích cũng gửi gắm thông điệp về tình cảm gắn bó giữa người chỉ huy và binh lính, trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt nhưng vẫn tràn đầy tình người và lòng yêu nước.

**Câu 8.** “Những người lính trong đoàn tùy tùng của Trần Quốc Tuấn cười nói vui vẻ.” Trong câu trên, những thành phần nào được mở rộng? Xác định những bộ phận được mở rộng.
- Trong câu trên, thành phần được mở rộng là “trong đoàn tùy tùng của Trần Quốc Tuấn.” Bộ phận được mở rộng là cụm danh từ chỉ nơi chốn “trong đoàn tùy tùng” và cụm danh từ “của Trần Quốc Tuấn.”
0
0
NPcv
25/07 09:30:13
+5đ tặng
Câu 1: Đoạn trên trích từ văn bản thuộc thể loại truyện ngắn lịch sử.
Câu 2: Người kể chuyện ở ngôi thứ ba.
Câu 3:
 Các sự kiện chính:
- Trên đường, Trần Quốc Tuấn nhận tin chiến thắng tại Chương Dương và việc quân ta đã đánh tan cánh quân giặc từ Thăng Long.
- Trần Quốc Tuấn tắm rửa và thay áo chiến mới.
- Ông ra lệnh cho Dã Tượng cắm lều và đốt lửa, nhưng sau đó quyết định không cần lều vì muốn tận hưởng không gian rộng lớn của chiến thắng.
- Bên cạnh đó, Dã Tượng và các chiến sĩ chăm sóc Trần Quốc Tuấn, chuẩn bị cơm nước và trà, tạo nên không khí vui vẻ, đoàn kết trong đoàn tùy tùng.
- Trần Quốc Tuấn cảm nhận sự chiến thắng và sự gắn bó sâu sắc với những người lính dưới quyền.
Câu 4: Cốt truyện được kể dựa trên bối cảnh lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần. Cụ thể là thời điểm sau chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử.
Câu 5:
Nhân vật chính trong đoạn trích là Trần Quốc Tuấn
Các đặc điểm nổi bật của nhân vật:
- Thông minh, tài năng quân sự: Ông là người có tầm nhìn xa trông rộng, đưa ra những chiến lược tài tình để đánh bại quân địch.
- Bình tĩnh, tự tin: Trước những chiến thắng lớn, ông vẫn giữ được sự điềm tĩnh và khiêm tốn.
- Quan tâm đến binh lính: Ông luôn quan tâm đến đời sống và tinh thần của các tướng sĩ.
- Yêu nước nồng nàn: Ông sẵn sàng hy sinh vì độc lập của dân tộc.
Câu 6: Không biết làm :))
Câu 7: Đoạn trích gợi lên trong em niềm tự hào về dân tộc và về những vị anh hùng dân tộc. Chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử là một minh chứng hùng hồn cho ý chí quật cường và tinh thần đoàn kết của dân tộc ta. Hình ảnh Trần Quốc Tuấn với sự tài năng, bình tĩnh và yêu nước của mình đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.
Câu 8: Không biết làm :))

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo