Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ hay những cành đào, nhành mai khoe sắc thắm đã trở thành những điều không thể thiếu trong ngày Tết nguyên đán của người Việt.
Tết nguyên đán là một ngày lễ cổ truyền được tính theo Âm lịch có nguồn gốc từ lâu đời, đồng thời nó chịu ảnh hưởng của từ văn hóa Tết âm lịch của người Trung Hoa cũng như vòng văn hóa của các nước Đông Á.
Tết nguyên đán ở nước ta thường được bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên các hoạt động chuẩn bị cho Tết đã được bắt đầu từ rất sớm từ Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp. Trong khoảng thời gian này, các gia đình tất bật hoàn thành các công việc cuối năm như bao sái bát hương, lau dọn ban thờ, chạp mộ để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết... Vào thời gian này, người người, nhà nhà nô nức sắm tết và trang hoàng lại nhà cửa cho thật đẹp. Những ngày này, chợ Tết thường đông đúc lạ thường với muôn vàn mặt hàng độc đáo, khác lạ với ngày thường và lúc nào cũng đông kín người. Mọi người mua sắm những cây đào, cây quất, cây mai, hoa tươi, đèn nháy, hay những câu đối để về trang trí lại ngôi nhà của mình cho thêm phần tươi mới, lung linh và tràn đầy sắc xuân.
Đặc biệt, ngày 23 tháng Chạp hằng năm được gọi là Tết ông Công ông Táo. Vào ngày này, người Việt thường tổ chức cúng để tiễn ông Táo về trời và lễ cúng thường có nến, hoa quả, vàng mã, hương và không thể thiếu đó chính là con có chép. Trong năm cũ, để chuẩn bị đón chào năm mới, ngày Tất niên là một ngày không thể thiếu. Vào ngày Tất niên, tức là ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình thường làm cỗ cúng tất niên và cả gia đình cùng nhau tụ họp, chuyện trò và chia sẻ về một năm đã qua như một lời tổng kết về năm cũ. Đặc biệt nhất đó chính là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Vào khoảnh khắc đặc biệt này, các gia đình cũng tổ chức lễ cúng Giao thừa, cùng nghe thư chúc Tết của Chủ tịch nước và xem bắn pháo hoa. Cũng vào thời khắc đặc biệt này, mọi người thường gửi trao nhau những lời chúc tốt đẹp, để cầu mong một năm mới đến với bao niềm vui và bao điều tuyệt vời.
Ba ngày đầu năm có thể coi là ba ngày quan trọng bậc nhất trong dịp Tết với nhiều hoạt động, lễ hội gắn với phong tục, truyền thống từ ngàn đời nay của cha ông ta. “Mồng Một Tết cha, mồng Hai Tết Mẹ, mồng Ba Tết thầy’. Quả thật, câu ca ấy đã khái quát lên đặc điểm của ba ngày đầu tiên của năm mới. Ngày mồng Một Tết được xem là ngày quan trọng nhất trong năm mới. Vào ngày này, những người tốt số, hợp tuổi với gia chủ thường đến xông đất cho chủ nhà, cầu mong cho gia chủ một năm muôn điều thuận lợi. Ngoài ra, vào ngày này, mọi người thường không ra khỏi nhà, thường ở nhà làm lễ cúng Tân niên, ăn uống và chúc tụng nhau trong nội bộ của gia đình. Tuy nhiên, những người đã lập gia đình vào ngày mồng Một thường về thăm, chúc Tết các ông bố theo phong tục “mồng Một Tết cha”. Sang ngày mồng Hai, theo phong tục, các gia đình thường tổ chức lễ cúng tại nhà vào sáng sớm và sau đó thường đi chúc Tết các bà mẹ. Và cuối cùng, vào ngày mồng Ba, các học trò thường về thăm hỏi và chúc Tết thầy cô giáo cũ và tổ chức họp lớp, gặp gỡ bạn bè.
Tết cổ truyền dân tộc còn là dịp để con cháu bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của mình đối với đấng sinh thành, với thầy cô và với ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Ngoài ra, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà có thể trút bỏ những muộn phiền, những điều không may mắn trong năm cũ để cầu mong một năm mới với muôn điều tươi sáng và tốt đẹp.
Có thể nói, dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử nhưng Tết cổ truyền vẫn là một ngày lễ quan trọng và đặc biệt nhất và lưu giữ nhiều giá trị vô giá về tinh thần cũng như văn hóa của người Việt.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |