Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi

SỢI TÓC
Thạch Lam
Anh Thành nhỏm dậy, nghiêng mình chống khuỷu tay xuống giường rồi bắt đầu nói
với một giọng trầm và thong thả khiến người nghe hiểu được hết các ý tứ của câu
chuyện:
Tôi có một người anh họ rất giầu và rất ngốc (có lẽ mình cho anh ta là ngốc, bởi vì
hắn không xử sự như mình, không có những quan niệm về cuộc đời như mình; nhưng thật
ra biết đâu cách ăn ở của anh ta lại không khôn ngoan hơn, bởi vì anh ta đã giầu và
sung sướng?). Tên anh ta là Bân, Bân rất phục tôi, coi tôi là một người sành sỏi, thạo
đời và nhất là thạo các ngón ăn chơi. Bởi vậy, động có việc gì, hoặc là muốn mua bán
cái gì, anh ta đều không quên đến hỏi tôi trước.
Hôm ấy, Bân đến rủ tôi cùng đi mua một cái đồng hồ. Anh ta muốn mua hạng thật
tốt, và nhờ tôi xem hộ. […] Lúc trả tiền, tôi thấy hắn giở ra một cái ví da lớn, phồng
chặt. Hắn đếm giấy bạc thong thả và cẩn thận. Thoáng nhìn qua, tôi cũng biết trong ví
nhiều tiền lắm: ngoài số tiền bạc lẻ hắn mang ra trả, tôi còn thấy gấp ở ngăn trên đến
năm, sáu cái giấy bạc một trăm nữa, những giấy bạc mới, màu còn tươi nguyên – “Quái,
thằng cha này làm gì mà lắm tiền thế? Mình thì chả bao giờ có đến được một trăm bạc
bỏ túi!” Tôi nghĩ thầm và so sánh thế.
Mua xong đồng hồ. Bân rủ tôi đi ăn:
- Ta lên hiệu chén, rồi lát nữa làm một chầu chứ, - hắn vỗ vào túi - tôi có đủ tiền
đây!
Chúng tôi vào hiệu. Bân ăn vui vẻ lắm, có lẽ hắn vừa ý vì cái đồng hồ mua rẻ. Tôi thì
trong óc cứ vơ vẩn cái ý nghĩ sao một thằng ngốc như hắn - tôi thấy hắn càng ngốc - lại
có lắm tiền thế, còn mình...
Tuy vậy, ý nghĩ cũng không làm tôi ăn mất ngon. Tôi tỏ mặt sành, gọi những thức ăn
quý và đắt tiền, và hai chúng tôi uống rượu say sưa.
Cơm xong, Bân đưa tôi xuống Vạn Thái, vào nhà một người nhân tình của hắn…
Nhà hát, ngoài cô nhân tình của Bân, các con em khác trông cũng khá. Tôi nằm bên
bàn đèn nói vài câu chuyện tầm phơ. Còn Bân, hắn không nghe hát hiếc gì cả. Ngồi nói
chuyện với tôi một lát lấy lệ, rồi hắn cùng với cô nhân tình vào buồng trong đi nằm một
chỗ. Hắn không quên - tính cẩn thận của anh kiệt! - đem cả cái áo tây trong có ví tiền
vào chỗ nằm, vất trên thành đầu giường.
Một mình tôi ở ngoài đâm chán. Nằm một lát rồi tôi cũng đứng dậy sửa soạn ra về;
Bân vẫn ở trong màn, nói vọng ra giữ lại:
- Anh hãy ở chơi đã, về làm gì vội. Ngày mai chủ nhật cơ mà.
- Thôi, tôi phải về. Sáng mai còn có việc.
Vừa nói tôi vừa với cái áo tây của tôi treo trên mắc. Bỗng nhiên có cái gì chuyển
mạnh qua tim: tay tôi yên hẳn lại; tôi vừa mới nhận ra rằng cái áo tôi đương cầm không
phải là áo của tôi. Thì ra lúc mang áo vào giường nằm, Bân đã mang nhầm áo. Hai
chúng tôi cùng mặc thứ hàng len giống màu, như vậy dễ lẫn lắm. Tôi ghé nhìn vào phía
trong áo thấy cái ví tiền ở túi thò ra ngoài một ít. Cái ví tiền... mấy tờ giấy bạc...
- Ở chơi đã anh. Ở chơi sáng sớm mai về với tôi một thể.
- Ờ... ờ...
Tôi điềm nhiên treo cái áo vào chỗ cũ, quay ra. Mấy chị em cũng phụ họa vào lời
mời của Bân, nài nỉ:
- Tội gì mà về bây giờ anh, khuya và lạnh chết.
Tôi chỉ thoáng nghe thấy, trong trí như còn bận sự gì. Bâng khuâng tôi lại gần
giường; một chị nâng chén mời:
- Anh uống chén nước nóng. Rồi nằm xuống đây có hơn không?
- Ờ thì hẵng nằm một lát đã.
Tiếng Bân trong màn đưa ra:
- Phải đấy, đến mai hẵng về. Tôi bảo chị Lan phải làm thế nào giữ anh ấy lại thì
làm...
- Không... thể nào tôi cũng phải về, anh ạ...
Những lời đối đáp ấy cứ tự nhiên buột miệng ra, tôi không để ý đến. Trước mắt tôi,
mấy tờ giấy bạc một trăm gấp trong ngăn ví, hiện ra rất rõ rệt. Lấy mấy tờ, độ hai tờ - tại
sao lại hai? Tôi không biết - thật dễ dàng quá. Tôi cứ việc điềm nhiên với lấy áo, mở ví
rút ra hai tờ, rồi khoác áo ở trên vai, ra ý sắp sửa về. Rồi chọn lúc mọi người vô ý - mà
dẫu có ý cũng không ai biết được - tôi đổi lấy áo của tôi vắt ở đầu giường Bân... Thế là
xong, và gọn. Mai dậy Bân biết mất chắc chẳng bao giờ dám nghi ngờ cho tôi. Mà nghi
ngờ thế nào được?
Tôi về từ đêm cơ mà! Vả lại cái áo đựng tiền hắn đã cẩn thận mang vào giường ngay
từ chập tối, vậy nếu có người lấy, thì chỉ có người nhà cô đầu mà thôi. Mà người nhà thì
cũng khó lòng đến đấy lấy được, họa chăng có ngay cô nằm với Bân. ừ, có lẽ Bân sẽ nghi
cho nhân tình của hắn lấy... Chắc thế. Tôi mỉm cười: Bân sẽ không dám nói gì đâu; biết
nhân tình lấy, hắn sẽ im lặng, sợ làm cho nhân tình xấu hổ, và sợ làm tai tiếng chủ nhà.
Hắn vốn tính nhát, với lại hai trăm đối với hắn chắc chả là bao.
Tất cả những cách xếp đặt ấy diễn qua rất nhanh trong trí tôi. Chỉ một thoáng thôi,
tôi đủ tưởng trước được các việc xảy ra như thế, êm thấm và yên lặng, và trôi chảy... dễ
dàng quá, mà không còn sợ cái gì cả...
- Mời anh xơi thuốc…
- Anh nghĩ gì mà thần người ra thế? Say thuốc có phải không?
Lan để tay nhẹ nhàng lên người tôi, lẳng lơ đưa mắt hỏi. Tôi giả vờ cười không đáp,
rồi xoay nằm ngửa, nhìn lên trần nhà. Trong người bứt rứt không yên... Lắng nghe thấy
tiếng Bân thì thào và tiếng cười khúc khích của nhân tình hắn trong màn. Chiếc áo vắt ở
đầu giường - chiếc áo của tôi - chắc vẫn còn y nguyên ở đấy.
Tôi tưởng tượng khi có hai trăm trong túi rồi, lên xe về điềm tĩnh đi nằm ngủ. Sớm
mai mất tiền, thế nào hắn chả về qua nhà mình. Hắn gọi cửa vào, đánh thức mình dậy và
bơ phờ bảo:
- Tôi mất hai trăm bạc tối hôm qua rồi, anh ạ...
Tôi thấy trước bộ mặt ngạc nhiên của tôi lúc bấy giờ - một vẻ mặt rất tự nhiên, - và
tôi hỏi: “Chết chửa, mất bao giờ? Ở đâu?” - Hắn sẽ thuật lại buổi tối hôm nay, lúc mang
áo vào giường, đến lúc thấy mất: “Chỉ có con nhân tình tôi nó lấy thôi, anh ạ. Chả còn
ai vào đấy nữa...”
- Thế giấy bạc của anh có biên số không?
không tự thú cho tôi biết và cũng cố ý không nghĩ đến, khiến cho cái cảm giác ấy của tâm
hồn tôi thêm một vẻ rờn rợn và sâu sắc.
*
Sáng hôm sau tỉnh dậy ở nhà, tôi ngẩn ngơ nghĩ lại các việc tối hôm trước, y như
trong một giấc mộng, chứ không phải việc đã xảy ra... Tôi ngạc nhiên tự hỏi sao mình
hãy còn là người lương thiện, không phải là kẻ ăn cắp. Mà tôi thú thực rằng nếu bấy giờ
tôi đã là kẻ ăn cắp, cái đó cũng không khiến tôi lấy làm ngạc nhiên hơn. Mà còn là người
lương thiện, tôi tự thấy cũng chẳng có gì là đáng khen. Tôi nhớ rõ lúc đó không có một ý
nghĩ nào về danh dự, về điều phải, điều trái ngăn cản tôi, và khiến tôi đi vào con đường
ngay, như người ta vẫn nói. Không, không có một chút gì như thế. Cái gì đã giữ tôi lại?
Tôi không biết... Có lẽ chỉ một lời nói không đâu, một cử chỉ nào đấy, về phía này hay
phía kia, đã khiến tôi có ăn cắp hay không ăn cắp. Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó,
chia địa giới của hai bên... Tôi có tiếc đã không lấy hay không, hay bằng lòng mình vì đã
chống giữ lại cái ý xấu? Tôi cũng không tìm biết rõ hơn. Hình như ý nghĩ ham muốn hay
trù trừ tối ấy không phải là của tôi, hình như của ai ấy, của một người nào khác lạ, khác
với cái người thường của tôi bây giờ...
Chúng tôi đều yên lặng. Anh Thành nói xong, với cái điếu hút một hơi thuốc lào rất
kêu. Rồi anh thở ra thong thả, mắt lờ mờ nhìn dõi theo làn khói đi.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba số ít
D. Ngôi thứ ba số nhiều
Câu 3. Trong mắt Thành, Bân là người như thế nào?
A. Người hào phúng và tốt bụng
B. Người có tài kinh doanh
C. Người rất giàu và rất ngốc
D. Người keo kiệt bủn xỉn
Câu 4. Chi tiết nào cho thấy Thành đã giữ lại được lương tri của mình?
A. Tôi tỏ mặt sành, gọi những thức ăn quý và đắt tiền, và uống rượu say sưa.
B. Tôi cứ việc điềm nhiên với lấy áo, mở ví rút ra hai tờ, rồi khoác áo ở trên vai, ra ý sắp
sửa về.
C. Tôi đã nhổm dậy đến bên mắc, với áo, chiếc áo của Bân.
D. Tôi cảm thấy một cái thú khoái lạc kỳ dị, khe khẽ và thầm lặng rung động trong người,
có lẽ là cái khoái lạc bị cám dỗ, mà cũng có lẽ cái khoái lạc đã đè nén được sự cám dỗ.
Câu 5. Các sự việc trong câu chuyện được sắp xếp theo trình tự nào?
A. Thời gian
B. Không gian
C. Hiện thực, hồi ức đan xen
D. Tất cả các ý trên
Câu 6. Các sự việc trong đoạn“Chết chửa, mất bao giờ? Ở đâu?” - Hắn sẽ thuật lại buổi
tối hôm nay, lúc mang áo vào giường, đến lúc thấy mất: “Chỉ có con nhân tình tôi nó lấy
thôi, anh ạ. Chả còn ai vào đấy nữa…” có được diễn ra không? Vì sao?
A. Không được diễn ra vì đây là sự tưởng tượng của Bân
B. Không được diễn ra vì đây là sự tưởng tượng của Thành
C. Có diễn ra vì đây là lời của Bân nói.
D. Có diễn ra vì đây là lời của Thành nói.
Câu 7. Dòng nào nói lên cảm hứng bao trùm toàn tác phẩm?
A. Phê phán sự ngốc nghếch để bị lợi dụng của Bân
B. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong tâm hồn Thành
C. Thương xót cho số phận những người dân nghèo khó
D. Lên án sự gian manh, lươn lẹo của con người
Câu 8. Dòng nào nêu lên nghệ thuật truyện kể của văn bản?
A. Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật
B. Sử dụng ngôn từ và hình ảnh tạo cảm giác sâu sắc và cuốn hút
C. Truyện nhưng không có cốt truyện
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9 (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của “Sợi tóc” trong câu: “Chỉ một sợi
tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai bên”
?
Câu 10 (1,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Thành trong đoạn văn sau:
Tôi bước một bước lùi ra … tâm hồn tôi thêm một vẻ rờn rợn và sâu sắc.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
46
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Câu 1:** Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?
**A. Tự sự**

**Câu 2:** Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào?
**A. Ngôi thứ nhất**

**Câu 3:** Trong mắt Thành, Bân là người như thế nào?
**C. Người rất giàu và rất ngốc**

**Câu 4:** Chi tiết nào cho thấy Thành đã giữ lại được lương tri của mình?
**D. Tôi cảm thấy một cái thú khoái lạc kỳ dị, khe khẽ và thầm lặng rung động trong người, có lẽ là cái khoái lạc bị cám dỗ, mà cũng có lẽ cái khoái lạc đã đè nén được sự cám dỗ.**

**Câu 5:** Các sự việc trong câu chuyện được sắp xếp theo trình tự nào?
**A. Thời gian**

**Câu 6:** Các sự việc trong đoạn “Chết chửa, mất bao giờ? Ở đâu?” - Hắn sẽ thuật lại buổi tối hôm nay, lúc mang áo vào giường, đến lúc thấy mất: “Chỉ có con nhân tình tôi nó lấy thôi, anh ạ. Chả còn ai vào đấy nữa…” có được diễn ra không? Vì sao?
**B. Không được diễn ra vì đây là sự tưởng tượng của Thành**

**Câu 7:** Dòng nào nói lên cảm hứng bao trùm toàn tác phẩm?
**B. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong tâm hồn Thành**

**Câu 8:** Dòng nào nêu lên nghệ thuật truyện kể của văn bản?
**D. Tất cả các đáp án trên**

**Câu 9 (1,0 điểm):** Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của “Sợi tóc” trong câu: “Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai bên”?
**Ý nghĩa của "sợi tóc" trong câu này có thể hiểu là một biểu tượng cho ranh giới mong manh giữa cái thiện và cái ác, giữa sự lương thiện và sự cám dỗ. Nó nhấn mạnh rằng trong tâm hồn con người, chỉ cần một chút yếu đuối, một chút cám dỗ cũng có thể dẫn dắt họ đến với con đường sai trái. Điều này thể hiện quá trình đấu tranh nội tâm của nhân vật Thành trong câu chuyện, cũng như tình huống mà anh đang đối mặt khi đối diện với sự cám dỗ của đồng tiền.**

**Câu 10 (1,0 điểm):** Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Thành trong đoạn văn sau: "Tôi bước một bước lùi ra … tâm hồn tôi thêm một vẻ rờn rợn và sâu sắc."
**Diễn biến tâm lí của nhân vật Thành trong đoạn văn này thể hiện sự xung đột nội tâm sâu sắc. Khi đứng trước cơ hội lấy trộm tiền của Bân, ban đầu Thành có ý định chỉ muốn rút ra hai tờ giấy bạc và quay về. Tuy nhiên, những suy nghĩ về việc làm này đã khiến lòng anh rối bời, tạo ra sự đấu tranh mạnh mẽ giữa lòng tham và đức hạnh. Cảm giác lưỡng lự, giằng xé trong lòng khiến anh cảm thấy "rờn rợn", thể hiện sự lo lắng và sợ hãi về động thái thất thiệt của mình. “Tâm hồn tôi thêm một vẻ rờn rợn và sâu sắc” không chỉ là cảm giác tội lỗi mà còn là sự nhận thức về bản chất con người mình, về cái thiện và cái ác, về sự lựa chọn lương thiện mà anh đã giữ lại được. Điều này cho thấy Thành không hoàn toàn bị cám dỗ, mà luôn giữ được một phần moral, làm rõ nét hơn cái tội lỗi mà anh có thể gây ra và cái sự thanh cao mà anh vẫn bảo vệ.**
1
0
Phạm Hiền
26/07 14:12:38
+5đ tặng
1.A
2.A
3.C
4.B
5.D
6.C
7.B
8.D
9. **Ý nghĩa của “Sợi tóc” trong câu: “Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai bên”?**
 => Sợi tóc nhỏ ở đây tượng trưng cho một ranh giới mong manh giữa cái thiện và cái ác trong lòng con người. Nó cho thấy một hành động nhỏ bé, một quyết định nhỏ có thể đưa người ta vào hai hướng sống khác nhau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo