Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn theo phương pháp quy nạp phân tích khổ 1 bài thơ Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh, trong bài thơ có sử dụng thành phần phụ chú và câu cảm thán, có chú thích

viết đoạn văn theo phương pháp quy nạp pt khổ 1 bài thơ sang thu của tác giả hưu thỉnh trong bài thơ có sử dụng thành phần phụ chú và câu cảm thán,có chú thích 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
50
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong khổ 1 bài thơ "Sang thu" của tác giả Hữu Thỉnh, tác giả đã khéo léo sử dụng thành phần phụ chú và câu cảm thán để khắc họa vẻ đẹp của mùa thu trong những chuyển biến của thiên nhiên. Ngay từ những câu thơ đầu, hình ảnh "sương" và "gió" được nhắc đến như một dấu hiệu báo hiệu sự chuyển mình của thời tiết, gợi lên sự tươi mát vàảm đạm. Điểm nhấn ở đây là câu cảm thán thể hiện sự ngỡ ngàng, bối rối trước vẻ đẹp của thiên nhiên: "Ôi! Chẳng lẽ mùa thu đã đến rồi?". Cảm xúc ấy không chỉ là sự khao khát mà còn là nỗi lưu luyến với những ngày hè đã qua. Phần phụ chú "gọi" thu về như một cách diễn đạt đầy tinh tế, giúp người đọc cảm nhận được sự thân thuộc và gần gũi của mùa thu. Qua khổ thơ này, Hữu Thỉnh không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp mà còn làm nổi bật tâm trạng con người trước những đổi thay của thời gian.

Chú thích:
1. **Thành phần phụ chú**: Là từ hay cụm từ bổ sung ý nghĩa, thường để làm rõ hoặc cụ thể hóa nội dung chính trong câu văn.
2. **Câu cảm thán**: Là loại câu diễn đạt cảm xúc rất mạnh, thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng, buồn bã, ... thường có dấu chấm than ở cuối câu.
0
0
HoangBaoMinh
29/07/2024 13:32:14
+5đ tặng

Trong phạm vi khổ một bài thơ "Sang thu", Hữu Thỉnh đã viết:

              "Bỗng nhận ra hương ổi

                Phả vào trong gió se

                Sương chùng chình qua ngõ

                Hình như thu đã về".

Chỉ qua hai câu thơ đầu của khổ, với việc sử dụng từ chỉ cảm xúc như "bỗng" cộng với động từ mạnh "phả" và hình ảnh "gió se", tác giả đã cho người đọc thấy được cảm xúc ngỡ ngàng của mình khi nhận ra mùa thu đã về qua các dấu hiệu của mùa thu. Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu đã được tác giả thể hiện bằng sự bất ngờ khi nhận ra hương ổi bằng khứu giác, mà ở đây hương ổi ấy chính là một nét đặc trưng và bình dị của vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiếp đến chính là hình ảnh "ngọn gió se" của mùa thu thật đặc trưng và thú vị làm sao (1). Được cảm nhận bằng xúc giác, tác giả ngoài ra còn dùng động từ mạnh "phả" để gợi nên sự thơm nồng, mạnh mẽ của hương ổi và sự vận động của gió đưa hương. Không chỉ vậy, ngoài ra tác giả còn sử dụng từ láy và phép nhân hóa với làn sương khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến, khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến trước ngưỡng cửa mùa thu. Từ đó, tác giả đã kết luận:

                  "Hình như thu đã về".

Với việc sử dụng thành phần tình thái "hình như" cùng cụm từ "đã về", tác giả đã thể hiện một cảm xúc mong manh, mơ hồ và đồng thời cũng rất quen thuộc, gần gũi mỗi khi đến - gợi nên sự bâng khuâng, xao xuyến của lòng người. Tác giả không thể hiện cảm xúc rõ ràng về sự hiện diện của mùa thu như là để cho người đọc thấy rõ về sự chuyển giao giữa mùa hạ và mùa thu (2). Như vậy, chỉ trong khổ một của bài thơ, tác giả Hữu Thỉnh đã khắc họa rõ nét cảm xúc của mình những tín hiệu thu về trong không gian gần và hẹp mới thật tinh tế biết bao.

*Chú thích:

(1): Thành phần cảm thán

(2): Câu phủ định

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×