Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích vai trò kì ảo của văn bản ''Dế chọi "của nhà văn Bồ Tùng Linh

phân tích vai trò kì ảo của văn bản '' dế chọi "của nhà văn bồ tùng linh sgk tri thức ngữ văn lớp 9
3 trả lời
Hỏi chi tiết
50
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Phân tích vai trò kì ảo trong tác phẩm "Dế Chọi" của Bồ Tùng Linh**

"Dế Chọi" là một tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện đại Việt Nam, ghi dấu ấn không chỉ bởi nội dung hấp dẫn mà còn bởi yếu tố kì ảo đặc sắc. Trong tác phẩm này, nhà văn Bồ Tùng Linh đã khéo léo kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng để tạo ra một thế giới sinh động với các nhân vật là những loài côn trùng, đặc biệt là nhân vật chính - chú dế chọi.

### 1. Tạo dựng không gian và nhân vật kì ảo

Một trong những điểm nổi bật nhất của "Dế Chọi" chính là sự chuyển thể những yếu tố kì ảo vào trong thế giới của loài côn trùng. Nhà văn đã xây dựng hình ảnh các nhân vật như Dế Chọi, Dế Mèn, hay những con vật khác với tính cách, số phận riêng biệt, mà vẫn có thể gắn liền với những đặc điểm thực tế của chúng. Không gian sống của các nhân vật cũng được miêu tả rất phong phú và sinh động, từ những cánh đồng xanh, những ngôi nhà nhỏ xinh, cho đến các cuộc thi đấu giữa các loài dế.

### 2. Phản ánh đời sống con người qua lăng kính kì ảo

Thông qua các nhân vật kì ảo, tác giả phản ánh những khía cạnh trong đời sống con người. Ví dụ, Tình bạn, tình yêu, xung đột hay ước mơ được lồng ghép khéo léo vào những cuộc chiến đấu giữa các con dế. Những cuộc chiến này không chỉ đơn thuần là sự tranh tài, mà còn phản ánh những giá trị nhân văn, lòng dũng cảm, sự kiên trì trong cuộc sống. Nỗi buồn, niềm vui, tham vọng và cả nỗi đau — tất cả đều được gửi gắm qua những cuộc phiêu lưu của Dế Chọi.

### 3. Khơi gợi trí tưởng tượng và cảm xúc của người đọc

Yếu tố kì ảo trong "Dế Chọi" cũng góp phần tạo ra một không gian mở, khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc. Khi đọc tác phẩm, độc giả không chỉ đơn thuần tiếp nhận thông tin mà còn được đưa vào một thế giới đầy màu sắc, nơi mà mọi điều có thể xảy ra. Những màn chiến đấu ngoạn mục, những âm thanh sống động của các loài côn trùng khiến người đọc cảm nhận được sự kịch tính nhưng cũng rất gần gũi.

### 4. Tạo ra giá trị giáo dục

Cuối cùng, vai trò kì ảo trong "Dế Chọi" không chỉ dừng lại ở việc thu hút người đọc mà còn mang đến những bài học giáo dục sâu sắc. Các tình huống trong câu chuyện giúp người đọc nhận thức rõ hơn về tình cảm gia đình, tình bạn, sự trung thực và những giá trị nhân văn trong cuộc sống.

### Kết luận

Tóm lại, vai trò kì ảo trong "Dế Chọi" của Bồ Tùng Linh không chỉ làm phong phú thêm nội dung tác phẩm mà còn là cầu nối giữa thế giới thực và thế giới tưởng tượng. Qua đó, tác giả đã tạo ra một tác phẩm đa chiều, vừa giải trí vừa mang giá trị giáo dục, khiến người đọc không thể quên.
1
0
Thanh Lâm
31/07 21:08:55
+5đ tặng

Tính chất kì ảo là một trong những yếu tố đã làm nên thành công của truyện Dế chọi. Truyện có hai sự việc mang tính chất kì ảo. Sự việc thứ nhất là mảnh giấy do bà đồng gù ném ra sau khi vợ Thành sắm lễ đến xin bói, những hình vẽ trên mảnh giấy kia là sự chỉ dẫn kì lạ giúp Thành bắt được con dế quý. Sự việc thứ hai: sau khi làm chết con dế quý của cha, đứa con trai 9 tuổi của Thành đã hoá thân thành con dế, tuy nhỏ, nhưng có thể thắng bất cứ con dế kì lạ nào. Để thấy được ý nghĩa, vai trò của từng yếu tố kì ảo trong truyện, cần đặt nó vào mạch chuyện. Sự kiện thứ nhất xuất hiện lúc Thành đang lâm vào thế bế tắc: không làm sao mà tìm được con dế đạt tiêu chuẩn để nộp quan, khiến Thành rơi vào khốn đốn: bị đánh đập, o ép đến mức muốn tự tử. Mảnh giấy có tính chất chỉ dẫn của bà đồng gù đã giúp Thành tìm được con dế quý. Mặc dù con dế đó không nộp được cho quan (vì bị đứa con trai làm chết), nhưng có vai trò dẫn đến sự việc có tính chất kì ảo thứ hai: đứa con trai đã hoá thành một con dế để cứu cha. Như vậy, các yếu tố kì ảo trong truyện có quan hệ liên đới, cùng tập trung tháo gỡ bế tắc của nhân vật, đẩy câu chuyện phát triển theo chủ ý sáng tạo của tác giả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vũ Đại Dương
31/07 21:09:19
+4đ tặng
Bài viết Mỗi tác phẩm đều mang trong mình một ý nghĩa nhân sinh vượt thời đại mà nhà văn gửi gắm. Với lý tưởng cao đẹp ấy mà Bồ Tùng Linh, một văn sĩ nổi tiếng Trung Quốc đã viết nên Liêu Trai chí dị để vạch mặt tố cáo tầng lớp quan lại dưới thời kì nhà Thanh. Tiêu biểu trong tập truyện ấy, phải kể đến Dế chọi, trích trong thiên truyện nhưng lại được bao hàm nhiều nội dung quan trọng của mạch thiên truyện.

Dế chọi được trích trong tập truyện Liêu Trai chí dị (Những chuyện quái dị chép ở Liêu Trai) của Bùi Tùng Linh, một nhà văn nổi tiếng ở Trung Quốc thời nhà Thanh và dần đi sâu vào văn học Việt Nam và trở nên nổi tiếng từ đầu Thế kỉ mười chín đến nay với nhiều bản dịch khác nhau. Nhan đề “Dế chọi” mang đến nội dung mà tác phẩm đề cập đến. Là một trò chơi nhà vua yêu thích và cũng chính trò chơi ấy đã thay đổi cả một cuộc đời. Với nhan đề này, đã thay lời tóm tắt toàn bộ tác phẩm. Chuyện kể về bi kịch nhà Thành Danh, một chức dịch hiền lành bắt nguồn từ việc vì không muốn dân khổ mà tìm cách tự bắt dế nộp quan trên. Vì vua thích xem dế chọi, quan muốn làm hài lòng vua mà bắt nộp lên thường xuyên. Vì phải tìm được dế dâng vua mà đẩy gia đình Thành vào thảm cảnh. Hạn hết mà Thành không tìm được con dế đặt tiêu chuẩn nên bị đánh đập nặng nề và luôn có ý định tự tử. Vợ Thành đi xem bói và tìm ra nơi bắt được con dế tốt. Mừng rỡ chưa bao lâu thì con trai làm chết con dế và cũng vì sự cố, lo sợ mà nhảy xuống giếng chết. Trong một ngày Thành mất đi cả dế và con. Sau đó con Thành thoi thóp hơi thở, sống lại nhưng như mất hồn. Còn hồn người con lại hóa thành con dế nhanh nhẹn, chọi tốt và chiến đâu thắng đó. Con dế đó được mang dâng vua, chọi giỏi lại biết nhảy múa nên làm vua vui, quan được thưởng và Thành cũng được ban thưởng. Kết thúc, gia đình Thành được giàu sang, phú quý, con trai Thành sau một năm trở lại bình thường.

Mở đầu câu chuyện, mở ra không gian triều đình đời Tuyên Đức nhà Minh mê trò chọi dế, một thú vui chốn cung cấm. Vì để làm hài lòng vua, tốt cho việc thăng quan, tiến chức của mình mà hội quan lại, từ Tri huyện đến lý trưởng, du thủ du thực, tới lí dịch đã làm khổ dân chúng. Ép dân chúng không nộp được con dế tốt sẽ bị chịu mọi hình phạt khiến nhiều nhà khuynh gia bại sản. Chính những cái thói đời ấy mà khiến dân chúng chịu khổ. Chỉ vì lòng hư vinh của bọn quan lại, muốn làm vui lòng vua chúa mà ép người khác phải gánh chịu những bất công.

Một trong những nạn nhân của chế độ ấy là Thành, chất phác hiền lành, mỗi việc thi mãi không đỗ, bị ép làm lý chính. Đến hạn nộp dế mà không muốn nhiễu đến dân chúng nên bèn tự mình đi tìm. Tìm từ sáng đến đêm, từ ngày này sang ngày khác, lục tung mọi chỗ mà chỉ bắt được hai ba con nhỏ bé nên không đủ quy cách. Thành bị đánh đập dã man, lúc ấy chỉ nghĩ đến việc tự tử. Ta có thể thấy bi kịch của một người chất phác ở Thành xuất phát từ tình thương và sự lo lắng đến người khác. Gia đình nghèo, hiểu được sự đau khổ của dân chúng nên đành phải hy sinh thân mình. Bi kịch của gia đình thành chính ra cũng bắt nguồn từ thú vui chốn cung cấm
Để giải quyết nỗi lo sợ, muốn tự tử của Thành, vợ chàng phải nghe ngóng và tìm ra thầy bói giỏi, định bụng tìm đến để xem hướng giải quyết. Sau khi đến, vợ thành nhận được sự chỉ điểm từ bức vẽ: “trong vẽ điện gác là chùa chiền, phía sau có hòn núi nhỏ đầy những tảng đá hình thù kì quái, gai góc tua tủa, có con dế nằm dưới, bên cạnh có con ếch như sắp nhảy lên”. Tin rằng sẽ có kết quả và đoán được đó ở gác Đại Phật phía đông thôn, Thành liền lê cơ thể suy nhược tới đó tìm kiếm và thấy được con dế vô cùng khỏe mạnh, phù hợp với những yêu cầu đặt ra. Mừng rỡ vì có con dế, cả nhà sẽ thoát kiếp nạn, cả nhà ai nấy cũng đều vui mừng. Nếu soi chiếu trong hoàn cảnh ấy, con dế chính là “cọng rơm cứu mạng” của Thành. Trong cái thời đại, một con dế quyết định cuộc sống một con người ấy, ta thấy được sự khắc nghiệt của cuộc sống, sự thực về một xã hội coi tính mạng con người không bằng một sinh vật nhỏ bé.

Bi kịch lại tiếp tục xảy đến với gia đình khi nhân lúc cha mẹ không có nhà, đứa con trai chín tuổi lén mở chuồng, làm dế nhảy ra, vô tình làm chết con dế nên bị mẹ la. Sợ sau khi cha về bị trách phạt, đứa con trai đã tự nhảy xuống giếng tự tử mà chết. Trong một ngày, vừa mất dế lại mất cả con, gia đình Thành chìm trong nỗi đau không nói nên lời. May chăng đứa con còn chút hơi thở thoi thóp, cứu lại sống được nhưng lại như mất hồn, sống đơ như khúc gỗ. Vui sướng vì con tỉnh lại nhưng cũng lo sợ vì dế đã chết. Gia đình Thành vẫn không thể thoát ra khỏi kiếp sống đau khổ. Chi tiết tái sinh của con trai thành trong trạng thái đơ như khúc gỗ như báo hiệu sẽ xảy đến chi tiết kì quái nào đó và sự biến đổi trong chính cuộc sống gia đình thành. Và chắc hẳn đây chính là dụng ý nghệ thuật, tác giả đưa vào để giúp gia đình Thành có thể hóa giải bi kịch của hiện tại.

Sau khi con trai tỉnh dậy, sáng hôm sau Thành lại bắt được con dế có hình dạng kì quái: “hình dáng như con chó, cánh hoa mai, đầu vuông chân dài”, có vẻ đây là một con dế có thể giúp Thành thay đổi cuộc đời. May thay, nhờ có con dế này mà chọi đâu thắng đó. Thắng từ con dế tốt nhất làng, tới con gà cũng bị đánh bại. Có lẽ đây không phải là điều trùng hợp, không thể trùng hợp đến mức hôm trước mất dế hôm sau đổi lại một chú dế tốt hơn được. Chắc chắn sau đó đang ẩn chứa những chi tiết mà cần người đọc phải suy nghĩ. Suy nghĩ xem sự xuất hiện của dế có phải ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt, phải chăng con dế ấy mang điểm bất thường mà những con dế khác không có. Và chắc hẳn con dế ấy sẽ thay đổi chính cuộc sống hiện tại của gia đình Thành.

Tiếng của con dế đồn xa, sau khi được mang vào cung đấu với các loài dế đặc biệt khác mà vua nhận được, từ “hồ điệp, đường lang, du lợi đạt, thanh ti đầu”, con nào cũng bị dế chọi đánh thắng. Đã vậy khi nghe tiếng nhạc, dế còn biết nhảy theo. Hài lòng vua, tri huyện mừng rỡ, thưởng cho cả nhà Thành. Từ đó gia đình Thành trở nên giàu có, được thăng quan tiến chức, “giàu sang hơn cả các nhà thế gia” . Đặc biệt, sau một năm, con trai gia đình Thành tỉnh táo lại như thường, nói về một năm trở thành dế chọi. Phải chăng phần hồn của người con đã hóa thành con dế, giúp cha có được ngày hôm nay. Đứa con trai tuy đưa câu chuyện trở nên kịch tính, làm mất đi con dế tốt, nhưng đổi lại lại biến thành con dế tốt nhất cứu được cả gia đình và thay đổi cuộc sống. Chi tiết này là một chi tiết kì ảo, thắt nút và mở nút cho câu chuyện. Cũng từ đó làm nổi bật lên hình ảnh, chỉ nhờ một con dế cũng làm thay đổi cả một cuộc đời. Dưới thời đại ấy, thú vui của chốn cung cấm, sẽ quyết định tính mạng của cả một tầng lớp dân chúng. Câu hỏi được đặt ra, liệu rằng khi của cải đã nhiều, chức tước đã đủ, liệu Thành còn giữ được sự chất phác hiền lành như xưa?

Cuối câu chuyện có trích lại câu nói của Dị Sử thị: “Họ Thành vì sâu mọt mà nghèo, nhờ dế chọi mà giàu, áo cừu ngựa tốt vênh vang, lúc làm lí chính bị trách phạt không nghĩ rằng mình được thế đâu. Trời đền đáp cho kẻ trưởng giả trọng hậu, tới nỗi tuần phủ tri huyện cũng được hưởng phúc ấm nhờ con dế. Thường nghe một người lên trời, gà chó cũng thành tiên, đúng lắm thay.” Có thể sau khi đọc tác phẩm, nghe câu bình này, ta nhận ra được kết thúc có hậu cho người hiền lành biết lo nghĩ cho người khác sẽ là những phần thưởng to lớn mà ông trời bạn tặng. Phúc khí của Thành còn được lan đến cả tri huyện, những vị quan trên. Có cái khen cũng có cái chê ở đây. Khen cho nhân vật sống một đời hiền lành chất phác. Chê cho cái xã hội tham quan không từ cách để hài lòng vua mà chà đạp lên nhân dân. Và cũng hướng tới một tương lai lo lắng, lo khi con người nhận và hưởng quá nhiều lợi ích, lương tâm cũng sẽ bị tha hóa.

Câu chuyện mang yếu tố hoang đường, kì ảo đúng với chất trong thiên truyện Liêu Trai chí dị. mang giá trị hiện thực sâu sắc, câu chuyện đi sâu tái hiện hiện thực thời kì xã hội đen tối. “Dế chọi” đã phản ánh bộ mặt của tầng lớp quan lại, vui lòng vua ham chơi, ham thú vui mà dẫn đến những thảm cảnh của dân chúng bằng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi và dễ đọc. Ý nghĩa được truyền tải và bộc bạch rõ ràng theo trình tự thắt nút - cao trào - mở nút hoàn chỉnh mà không có xung đột mạnh. giúp cho người đọc có thể tiếp cận và thấy được rõ bối cảnh và cuộc sống của thời kỳ.

Câu chuyện dế chọi là một tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội thời nhà Thanh. Phê phán, lên án hội tham quan vì vinh hoa phú quý mà chà đạp lên con người. Vua chúa vì trò vui chốn cung cấm mà sa đọa, xa hoa. Khổ thân tới những tầng lớp “thấp cổ bé họng” vì những thú vui của tầng lớp quan trên mà phải sống trong cảnh đau khổ, luôn lo sợ về cuộc sống. Một hiện thực tàn khốc của một thời kỳ đã được nêu ra một cách trần trụi và rõ nét. Giúp người đọc có thể thấy rõ bộ mặt quan xưa, xã hội thời kỳ xưa. Để từ đó thêm trân trọng cuộc sống của hiện tại.

Bồ Tùng Linh đã đưa Dế chọi đến gần với người đọc bởi sự chân thật cái xã hội đương thời với những ẩn tiết trong tác phẩm. Đây là một tác phẩm hay, đáng đọc bởi trong đó mang ý nghĩa của cả thời đại.
1
0
Phạm Hiền
31/07 21:11:28
+3đ tặng
Trong văn bản "Dế Chọi" của nhà văn Bồ Tùng Linh, yếu tố kỳ ảo không chỉ làm phong phú thêm cốt truyện mà còn góp phần làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện. Đặt trong bối cảnh xã hội phong kiến Trung Hoa, câu chuyện diễn ra trong một không gian huyền bí và kỳ lạ, từ đó tạo nên một sự lôi cuốn đặc biệt.

Bắt đầu với hình ảnh Thành, một người dân nghèo gặp khó khăn, câu chuyện từ từ dẫn dắt chúng ta vào thế giới của những yếu tố kỳ ảo. Trong khi các tình huống khó khăn của Thành có thể phản ánh thực tại xã hội, sự xuất hiện của bà đồng với khả năng thần kỳ đã thêm một lớp huyền bí vào câu chuyện. Bà đồng, với vẻ ngoài kỳ quái và năng lực tiên tri, không chỉ hướng dẫn Thành mà còn khiến cho những điều kỳ lạ và khó giải thích trở nên có thể.

Bức vẽ bí ẩn mà bà đồng gửi cho Thành là một minh chứng sống động cho sự kỳ ảo trong tác phẩm. Được miêu tả với những hình ảnh lạ lùng như ngôi mộ cổ, những tảng đá hình thù kỳ quái và con dế ẩn mình dưới gốc cây gai, bức vẽ tạo ra một bầu không khí ma mị, gợi mở những khả năng kỳ diệu. Nhờ vào bức vẽ, Thành đã tìm ra con dế quý, từ đó làm thay đổi cuộc đời của mình. Sự xuất hiện của con dế không phải là một sự tình cờ mà là kết quả của sự chỉ dẫn kỳ diệu từ thế giới siêu nhiên.

Thành và con dế của anh trở thành trung tâm của một loạt sự kiện kỳ lạ. Con dế của Thành, sau khi bị gà mổ và chiến thắng các đối thủ, không chỉ mang lại vinh quang mà còn giúp Thành đổi đời. Điều này không chỉ làm nổi bật sức mạnh của con dế mà còn thể hiện rõ vai trò của yếu tố kỳ ảo trong việc giải quyết các vấn đề tưởng chừng như không thể vượt qua.

Cuối cùng, việc Thành trở thành người giàu có và được trọng thưởng không chỉ là một kết thúc hạnh phúc mà còn là sự khẳng định của yếu tố kỳ ảo trong câu chuyện. Con dế kỳ diệu không chỉ giúp Thành vượt qua khó khăn mà còn trở thành biểu tượng của sự may mắn và thành công. Nhờ vào sự kỳ diệu của nó, cuộc sống của Thành đã được thay đổi hoàn toàn, từ nghèo khó thành giàu có, từ thất bại thành thành công.

Yếu tố kỳ ảo trong "Dế Chọi" không chỉ làm phong phú thêm cốt truyện mà còn tạo ra những tình tiết bất ngờ, thú vị. Nó giúp làm nổi bật các thông điệp của câu chuyện và mang đến cho độc giả những trải nghiệm đọc sách độc đáo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo