LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm và phân tích đặc điểm của 1 nhân vật trong 1 tác phẩm truyện mà em thích

Tìm và phân tích đặc điểm của 1 nhân vật trong 1 tác phẩm truyện mà em thích
2 trả lời
Hỏi chi tiết
28
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Một nhân vật mà tôi rất thích trong tác phẩm truyện là Chí Phèo trong tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao.

### Đặc điểm của nhân vật Chí Phèo:

1. **Xuất thân và hoàn cảnh**:
- Chí Phèo là con trai một người nông dân nghèo ở làng Vũ Đại. Cuộc sống khó khăn và sự áp bức từ xã hội phong kiến đã đẩy Chí vào con đường lưu manh, gia nhập băng nhóm và trở thành tay sai cho bọn cường hào.

2. **Sự biến đổi tâm lý**:
- Chí Phèo có một cuộc sống bi thảm, khi cả cha mẹ đều chết sau khi bị cường hào bóc lột. Sự biến đổi tâm lý của Chí từ một người hiền lành, lương thiện trở thành kẻ cướp bóc, côn đồ phản ánh sự tàn bạo của xã hội đương thời. Có thể thấy rằng cuộc đời đã biến đổi anh thành một con người mang đầy sự u uất và thù hận.

3. **Sự khao khát tình yêu và quyền sống**:
- Mặc dù Chí Phèo đang sống trong sự tha hóa, nhưng bên trong anh vẫn còn ẩn chứa mong muốn trở về với cuộc sống bình thường. Yêu Thị Nở, Chí Phèo không chỉ tìm kiếm một tình yêu mà còn là khát vọng được sống, được làm người. Điều này cho thấy bản chất lương thiện của Chí vẫn chưa hoàn toàn bị vùi lấp.

4. **Sự đấu tranh với số phận**:
- Trong tác phẩm, Chí Phèo là biểu tượng cho những người nghèo khổ, bị xã hội chà đạp. Hành trình tìm kiếm danh phận, sự công nhận của Chí Phèo chính là cuộc đấu tranh bi kịch, thể hiện trong những hành động và quyết định cuối cùng của anh. Khi đối mặt với Thị Nở và thấy tình yêu của cô, anh sống lại ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, nhưng rốt cuộc lại bị đẩy vào bi kịch không có lối thoát.

### Kết luận:
Chí Phèo không chỉ là một nhân vật phản ánh hoàn cảnh xã hội mà còn là hình ảnh tiêu biểu cho những con người lương thiện bị áp bức. Tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao đã đưa nhân vật này thành biểu tượng cho số phận bi thảm của người lao động trong xã hội phong kiến, qua đó phê phán những bất công và tàn nhẫn của xã hội. Nhân vật Chí Phèo để lại trong tâm trí độc giả nhiều suy tư về quyền sống và khát vọng được yêu thương.
0
0
HoangBaoMinh
02/08 20:51:40
+5đ tặng

Trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, nhân vật Võ Tòng được nhà văn Đoàn Giỏi xây dựng với đầy đủ đặc điểm về ngoại hình, tính cách.

Một lần, tía nuôi của An đã đưa cậu và thằng Cò đến thăm Võ Tòng. Qua con mặt của An, nhân vật này hiện lên là người đàn ông hiền lành, chất phác. Người dân trong vùng không biết tên thật của Võ Tòng. Họ chỉ biết rằng nhiều năm trước, Võ Tòng đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Một mình chú đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Kể từ đó, người ta gọi chú là Võ Tòng.

Sống trong rừng sâu, cách ăn mặc của chú cũng rất đơn giản. Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt.

Khác với vẻ ngoài là một tính cách hiền lành, tốt bụng. Cuộc đời của chú đã trải qua nhiều cay đắng. Trước đây, chú cũng từng có một gia đình hạnh phúc. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi lên nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội. Hành động này thể hiện được bản chất thật thà, dũng cảm của Võ Tòng.

Ở tù về, Võ Tòng nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết. Chú liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống một mình. Dù vậy, chú vẫn hay giúp đỡ mọi người. Võ Tòng còn là một con người giàu lòng yêu nước. Chú đã chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc để đánh giặc Pháp. Chú đã kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Chú chia những mũi tên cho tía nuôi của An - một con người mà chú hết sức yêu mến và tin tưởng để ông sử dụng khi gặp kẻ thù.

Có thể khẳng định, nhân vật Võ Tòng hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp của con người Nam Bộ: phóng khoáng, gan dạ, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước nồng nàn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
+4đ tặng

Người thầy đầu tiên là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của đại văn hào Aitmatov. Tác phẩm này đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 7 sách mới. Trong đoạn trích Người thầy đầu tiên, bên cạnh hình ảnh thày Đuy-sen với tấm lòng nhân hậu yêu thương học sinh thì An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va lại là một cô bé kiên cường mạnh mẽ, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

An-tư-nai là một cô bé có hoàn cảnh rất đặc biệt. Em không được may mắn như những bạn bè cùng trang lứa vì mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải ở cùng với chú thím. Tuy nhiên, An-tư-nai rất nghị lực và cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Khi được thầy Đuy-sen hỏi "Thế em con ai?", An-tư-nai lặng thinh, có chút tự ái vì không muốn ai thương hại mình. Nhờ tình yêu thương và sự giúp đỡ của thầy Đuy-sen, An-tư-nai không ngừng cố gắng học tập và trở thành một viện sĩ.

Mặc dù thiếu vắng tình cảm từ cha mẹ nhưng An-tư-nai vẫn luôn nuôi dưỡng cho mình tâm hồn trong sáng cùng bản tính tốt bụng, lương thiện. Biết thầy vất vả trữ sẵn củi để sưởi ấm cho lớp học, An-tư-nai sẵn sàng trút lại ki-giắc. Khi thấy lũ nhà giàu ở trên núi đi qua "quất cho ngựa chạy làm nước và bùn bắn tóe lên chúng tôi, cười phá lên rồi đi khuất", em vô cùng bất bình "Sao lúc đó tôi muốn đuổi theo những con người ngu xuẩn ấy thế, muốn nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ: "Các người không được nói thầy giáo của chúng tôi như thế! Các người ngu lắm, các người tồi lắm!". An-tư-nai cũng luôn quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. Em không ngần ngại cùng thầy xếp đá qua dòng nước cho các bạn đi lại an toàn, thuận tiện. Có thể thấy, An-tư-nai sáng ngời một vẻ đẹp thuần khiết, tươi mát như "dòng suối trong trẻo".

Không những thế, An-tư-nai còn là một cô học trò trọng nghĩa tình. Em luôn mong ước thầy Đuy-sen là anh ruột của mình, "yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ". Sau này, khi trở thành một viện sĩ, An-tư-nai muốn lan tỏa câu chuyện về thầy Đuy-sen với mọi người. Cô đã nhờ người họa sĩ kể lại những kỉ niệm tươi đẹp từng trải qua khi có sự quan tâm của người thầy đáng mến.

Bằng việc sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là An-tư-nai, tác giả đã làm nổi bật tính cách, tâm trạng của cô bé. An-tư-nai chính là tấm gương sáng về sự hiếu học và tâm hồn cao đẹp. Đoạn trích "Người thầy đầu tiên" sẽ mãi khắc ghi trong lòng độc giả khắp thế giới về hình ảnh một cô học trò trong sáng, giàu tình cảm. Hi vọng những giá trị nhân văn, tốt đẹp của tác phẩm luôn sống mãi với thời gian.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư