Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích tác phẩm văn học “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh

viết bài văn phân tích tác phẩm văn học “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh
2 trả lời
Hỏi chi tiết
21
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Phân tích tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh**

Tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tình cảm gia đình mà còn là một bức tranh sinh động phản ánh tâm tư, tình cảm của con người qua những gam màu sống động của cuộc sống. Tác phẩm mở ra cuộc sống ấm áp nhưng cũng đầy mồ hôi và nước mắt của một gia đình nhỏ, nơi có sự hiện diện của một cô em gái yêu quý.

Trọng tâm của câu chuyện là bức tranh mà cô em gái vẽ. Bức tranh không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là hình ảnh tượng trưng cho ước mơ, khát vọng và tài năng của cô bé. Qua việc miêu tả bức tranh, tác giả đã khéo léo lồng ghép những cảm xúc của nhân vật, từ niềm vui, hạnh phúc đến những nỗi niềm trăn trở, khát vọng được thể hiện bản thân. Bức tranh trở thành một phương tiện giúp cô bé bộc lộ tâm tư, tình cảm và cũng là cầu nối về tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.

Đi sâu vào phân tích, ta thấy bức tranh trong tác phẩm thể hiện sự nhạy cảm và tâm hồn của cô em gái. Những gam màu tươi sáng, đường nét uyển chuyển không chỉ phản ánh tài năng hội họa mà còn là cách mà cô bé truyền tải cảm xúc của bản thân. Tạo hình trong bức tranh được khắc họa tinh tế, phản ánh sự ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng không kém phần sâu sắc của tuổi thơ. Có thể nói, bức tranh chính là đại diện cho tình yêu nghệ thuật và ước mơ của cô em, mang trong mình hy vọng về một tương lai tươi sáng.

Tầng sâu hơn, tác phẩm còn gợi mở những thông điệp về tình yêu thương trong gia đình. Qua nhân vật của người anh, người kể chuyện, độc giả cảm nhận được tình cảm ngọt ngào, trìu mến mà anh dành cho em gái. Anh không chỉ là một người quan sát mà còn là người đồng hành, luôn ủng hộ và động viên những ước mơ của em. Sự gắn kết giữa hai chị em trở thành một điểm nhấn cảm động, thể hiện nét đẹp của tình thân. Hình ảnh người anh phác họa lại bức tranh của em miễn cưỡng mở ra một không gian tình cảm ấm áp, đầy yêu thương trong gia đình.

Ở chiều ngược lại, tác phẩm cũng khắc họa nỗi đau và sự chênh vênh của cuộc sống. Dù bức tranh là biểu tượng của ước mơ và hy vọng, nhưng nó cũng phản ánh những lo toan, vất vả của cuộc sống hàng ngày. Sự thiếu thốn trong cuộc sống vật chất đã tạo ra những khoảng trống, những nỗi niềm mà mỗi nhân vật phải đối mặt. Tuy nhiên, chính trong những hoàn cảnh khó khăn ấy, tình cảm gia đình lại trở thành nguồn động viên lớn lao, là động lực cho những khát vọng bản thân.

Tóm lại, “Bức tranh của em gái tôi” không chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi mà còn mang đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, về tình yêu thương và những ước mơ. Tác phẩm khéo léo kết hợp giữa ngôn ngữ nghệ thuật và nội dung chất chứa cảm xúc, khắc họa thành công tâm tình của nhân vật cùng giá trị tinh thần mà gia đình mang lại. Qua tác phẩm, Tạ Duy Anh đã gửi gắm thông điệp rằng, dù cuộc sống có khó khăn thế nào, tình yêu thương và sự hiểu biết sẽ luôn là những yếu tố dẫn dắt con người đến với những điều tốt đẹp.
1
0
Ngân Nguyễn Thị
07/08 16:38:34
+5đ tặng

Tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” xoay quanh câu chuyện của hai đứa trẻ. Nhưng nó mang tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn, có thể nhận thấy qua câu chuyện tác giả muốn gửi đến chúng ta một thông điệp hãy luôn chiến thắng thói đố kỵ tầm thường bằng lòng khiêm tốn của chính mình.

Qua câu chuyện dù không quá dài nhưng người đọc có thể thấy được tài xây dựng nhân vật và kể chuyện của Tạ Duy Anh vô cùng ấn tượng. Tác giả đã sử dụng ngôi thứ nhất để kể chuyện, tác giả vào vai người anh trai để kể về cô em gái của mình cũng như bộc lộ tâm trạng và tình cảm một cách sâu kín nhất. Đồng thời vẻ đẹp của cô em gái đã được thể hiện một cách rõ nét hơn.

Với ngôi kể thứ nhất diễn biến tâm trạng của anh trai được dẫn dắt rất từ từ và tự nhiên qua từng tình huống làm người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Tâm trạng theo mạch của câu chuyện rất cụ thể. Thoạt đầu khi thấy em gái vẽ và tự chế màu vẽ người anh coi đó chỉ là trò nghịch của em mình, sự coi thường đó thể hiện qua từ cách gọi cô em gái của người anh. Khi tài năng vẽ tranh của cô em gái được phát hiện thì tâm trạng người anh trai cũng biến đổi theo. Chú Tiến Lê bất ngờ phát hiện ra tài năng vẽ tranh của em gái, bố mẹ cảm thấy vui mừng, duy chỉ có người anh thấy buồn vì ngay lúc đó người anh nghĩ rằng mình bị cho ra ngoài, cả nhà đã quên mất mình. Chính vì thế tình cảm của người anh trai không còn như trước đến mức chỉ cần em gái mắc một lỗi nhỏ người anh cũng gắt um lên… Đây là một dạng tâm lý thường thấy ở nhiều người đó chính là lòng tự ái khi thấy người khác hơn mình. Chắc chắn Tạ Duy Anh là một người rất am hiểu tâm lý trẻ em nên mới có thể mô tả được tâm trạng của người anh một cách tự nhiên là liên kết như vậy.

Đến cuối truyện khi người anh được tặng bức tranh đoạt giải của người em và điều bất ngờ là người trong bức tranh chính là mình thì người anh trai đã thực sự bất ngờ. Và bất ngờ hơn khi trong mắt em gái, mình không đáng ghét mà lại rất đỗi thân thương, với đôi mắt như tỏa ra một thứ ánh sáng lạ. Lúc này bỗng chốc con người cậu trở nên mềm nhũn, cậu bé bất ngờ, hãnh diện và rồi tự thấy xấu hổ. Tâm trạng xấu hổ của người anh lúc này cũng chính là lúc để nhân vật tự thức tỉnh con người ích kỷ của mình. Câu hỏi bỏ lửng “dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến kia ư?” như nói lên sự dằn vặt, sự tỉnh giấc trong con người của cậu bé.

Qua câu chuyện “Bức tranh của em gái tôi” ngoài cảm nhận được vẻ đẹp của cô em gái Kiều Phương, sự thức tỉnh của người anh cũng nhắn nhủ chúng ta rằng hãy tự nhìn lại bản thân. Quả là một bài học về nhân cách rất sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt lại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Amelinda
07/08 16:43:02
+4đ tặng

Tạ Duy Anh là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế hệ nhà văn trước đây. Văn của ông giàu cảm xúc và làm lay động lòng người bằng tính chân thực, bằng những trải nghiệm và cảm xúc thật sự của con người. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông chính là “Bức tranh của em gái tôi”. Tác phẩm đã làm lay động người đọc bởi sự ngây thơ, hồn nhiên trong sáng của một đứa trẻ đã khơi gợi lên tình thương trong lòng của người anh trai.

Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh của Kiều Phương, một cô bé có năng khiếu về hội họa nhưng lại rất thích lục lọi đồ và làm bôi bẩn lên mặt nên đã được người anh trai đặt biệt danh là Mèo. Qua những lời bộc bạch, tâm sự đó, chúng ta có thể cảm nhận được những suy nghĩ, những cách đánh giá và những tâm sự thầm kín trong lòng của người anh trai.

Khi thấy em tự sáng tạo ra màu vẽ thì người anh cho rằng đó là những việc làm rất bình thường, trò chơi của những đứa trẻ con vẫn hay làm. Vậy nên sẽ không có gì là ngạc nhiên nếu em mình làm như vậy. Tuy nhiên, khi người họa sĩ Lê Tiến phát hiện được tài năng thực sự của đứa em gái thì người anh trai bắt đầu cảm nhận được sự mặc cảm, tự ti và có chút ghen tị, thua thiệt hơn so với chính đứa em gái thân thiết của mình. Những lời bộc bạch của người anh hay việc xem lén những bức tranh của em gái đều thể hiện được điều đó. Người anh cảm thấy bản thân bị lãng quên, khi mà mọi sự chú ý đều tập trung vào người em gái, mọi sự quan tâm và mọi lời ngợi khen luôn được dành cho em gái. Điều đó khiến người anh trở nên mặc cảm, tự ti và ngày càng xa lánh em của mình hơn.

Người anh cứ tưởng rằng khi người em gái nhận được sự đối xử như vậy sẽ cảm thấy ghét mình. Nhưng thực tế lại không phải như vậy, em vẫn hết mực yêu thương anh trai, điều đó được thể hiện qua bức tranh “anh trai tôi”. Một bức tranh thấm đẫm tình cảm mà em dành cho anh. Không phải là những lần anh cáu gắt hay ghen tị với em mà trong bức tranh ấy, hình ảnh của người anh lại hiện lên đẹp đến như vậy. Đó là một người anh trai luôn yêu thương em, luôn hoàn hảo trong mắt của em gái mình. Khi nhìn thấy bức tranh đó, niềm tự hào mãnh liệt được dâng lên trong lòng người anh trai – đó là sự tự hào, niềm hãnh diện mà người anh trai không thể thốt lên bằng lời và đó cũng chính là sự xấu hổ đối với em gái và đối với chính bản thân mình bởi vì những hành động dại dội và nông nổi của mình. Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Anh xấu hổ vì con người thật của anh ta không xứng đáng với người ở trong tranh.

Những suy nghĩ trong đầu của người anh trai cứ như muốn bùng lên mà không thể nào có thể thốt lên bằng lời: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Chính tâm hồn đẹp đẽ cũng như sự yêu thương của em gái đã khiến cho người anh nhận ra lỗi lầm.

Khép lại câu chuyện, tác giả đã cho chúng ta thấy, nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, nhận thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một sự giác ngộ lớn. Thông qua đó, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc một bài học sâu sắc về lòng bao dung và tình cảm yêu thương sâu sắc của con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo