PHẦN I:
1. Mol
- Số Avogadro (kí hiệu là NA) là số nguyên tử trong 12 gam carbon và có giá trị là 6,022.1023.
- Mol là lượng chất có chứa NA (hay 6,022 10) nguyên tử và phân tử chất đó.
Công thức A = n.6,022.10²³
2. Khối lượng mol
- Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng của NA, nguyên tử hoặc phân tử chất đó tính theo đơn vị gam.
- Khối lượng mol (g/mol) của một chất và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về trị số, khác về đơn vị do.
Công thức m = n.M
3. Thể tích mol của chất khí
- Thể tích mol của chất khí là thế tích chiếm bởi NA, phân tử của chất khí đó.
- Ở điều kiện chuẩn (25°C và 1 bar), 1 mol khí bất kì đều chiếm thể tích là 24,79 lít.
*Hai binh khí có cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất, thể tích thì có cùng số mol.
Công thức V = n.24,79 hoặc V = n.22,4
Ở điều kiện tiêu chuẩn (0°C và 1 atm), 1 mol khí bất kì đều chiếm thể tích là 22,4 lít.
4. Tỉ khối chất khí
Công thức: dA/B = MA/MB
*Mở rộng: Mkhông khí = 29 (g/mol).
Giải thích: Mkhông khí = 20%.O2 + 80%.N2 = 0,2.32 + 0,8.28 = 29 (g/mol).
5. Dung dịch, chất tan và dung môi
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
- Chất tan là chất được hòa tan vào dung môi (chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí).
- Dung môi là chất dùng để hòa tan chất tan (chất lỏng).
6. Dung dịch bão hòa và chưa bão hòa
Ở nhiệt độ và áp suất nhất định:
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan .
- Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan.
7. Độ tan
- Độ tan (kí hiệu S) của 1 chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ và áp suất nhất định.
Công thức S = mct.100/mH2O
8. Nồng độ phần trăm của dung dịch
- Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
Công thức C% = mct.100/mdd
9. Định luật bảo toàn khối lượng
- Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất đã tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm tạo thành.
10. Hiệu suất phản ứng
- Hiệu suất phản ứng trong hóa học là lượng sản phẩm tối đa (sản phẩm thực tế) mà một phản ứng hoá học có thể tạo ra.
Phản ứng tổng quát: Chất phản ứng -> Chất sản phẩm
- Phản ứng xảy ra hoàn toàn (mức tối đa): 100%.
- Khi phản ứng có hiệu suất nhỏ hơn 100%, khi đó:
+ Lượng chất phản ứng dùng trên thực tế sẽ lớn hơn lượng tính theo phương trình hoá học (theo lí thuyết).
+ Lượng sản phẩm thu được trên thực tế sẽ nhỏ hơn lượng tỉnh theo phương trình hoá học.
Công thức
+) H = m thực tế/m lí thuyết
+) H = n thực tế/ n lí thuyết
PHẦN II:
1. Acid:
H - gốc acid (dấu "-" nghĩa là liên kết)
Phân loại:
- Có Oxygen: H2SO4, H2SO3,H3PO4,...
- Không có Oxygen: HCl, H2S, HF,...
Tính chất:
- Quỳ tím hóa đỏ
- Kim loại + acid -> muối + H2
Cách gọi tên:
Có nhiều oxy: Tên phi kim + ic + acid
VD: H2SO4: Sulfuric acid, H3PO4: Phosphoric acid,...
Có ít oxy: Tên phi kim + ous + acid
VD: H2SO3: Sulfurous acid, H3PO3: Phosphorous acid,...
Không có oxy: Hydro + tên phi kim + ic + acid
VD: HCl: Hydrochloric acid, H2S: Hydrosulfuric acid,...
2. Base:
Kim loại - OH
Phân loại:
Base kiềm (tan): KOH, NaOH, Ba(OH)2,...
Base không tan: Mg(OH)2, AgOH, Al(OH)3,...
Tính chất:
- Quỳ tím hóa xanh
- Phenolphtalein hóa hồng
Phản ứng trung hòa: Base + Acid -> Muối + nước
Cách gọi tên:
Tên kim loại + hóa trị (thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide
VD: NaOH: Sodium hydroxide, Mg(OH)2: Magnesium hydroxide,...
3. Oxide:
Nguyên tố - Oxygen
Phân loại:
Oxide acid (phi kim): CO2, SO2, P2O5,...
Oxide base (kim loại): Na2O, MgO, BaO,...
Oxide lưỡng tính: Al2O3, ZnO, Cr2O3,...
Oxide trung tính: CO, NO, N2O,...
Tính chất:
- Oxide acid:
+ Oxide acid + base ->muối + nước
Điều kiện: Base tham gia phải tan.
VD: CO2 + 2NaOH -> Na2CO3 + H2O
+ Oxide acid + nước -> acid
VD: SO2 + H2O -> H2SO3
- Oxide base:
+ Oxide base + acid -> muối + nước
VD: BaO + 2HCl -> BaCl2 + H2O
+ Oxide base + nước -> base
Điều kiện: Oxide base tan
(Oxide base tan khi Kim loại tan liên kết với oxy (Li2O, BaO,...)
VD: Na2O + H2O -> 2NaOH
- Tính chất của Oxide acid, oxide base đều có
Oxide acid + Oxide base -> muối
VD: SO3 + Na2O -> Na2SO4
Cách gọi tên:
- Nguyên tố 1 hóa trị: Tên nguyên tố + oxide
VD: MgO: Magnesium oxide, Al2O3: Aluminium oxide,...
- Nguyên tố nhiều hóa trị:
Cách 1: Tên nguyên tố + hóa trị + oxide (phi kim và kim loại)
VD: FeO: Iron (II) oxide, P2O5: Phosphorous (V) oxide,...
Cách 2: Tiền tố phi kim + tên phi kim + tiền tố oxide + oxide
(1-mono, 2-di, 3-tri, 4-tetra, 5-pent; tiền tố mono chỉ sử dụng cho oxygen)
VD: CO2: Carbon dioxide, CO: carbon monoxide,...
(Với phi kim nhiều hóa trị có thể áp dụng cả cách 1 và cách 2)
4. Muối:
Kim loại hoặc NH4 - gốc acid
Phân loại:
Muối trung hòa (trong gốc acid không có hydrogen): Na2SO4, MgCO3, AlPO4,...
Muối acid (trong gốc acid có hydrogen): NaHCO3, NH4HSO4,...
Tính tan:
- Tất cả muối chứa Na, K, CH3COO, NH4, NO3,... tan.
- Hầu hết các muối SO4 tan trừ BaSO4, PbSO4 không tan và Ag2SO4, CaSO4 ít tan.
- Hầu hết các muối Cl tan trừ AgCl không tan, PbCl2 ít tan.
- Hầu hết các muối S không tan trừ muối của kim loại tan (K2S, BaS,...).
- Hầu hết PO4, CO3, SO3, SiO3 là không tan trừ muối của Na, K.
(Trong phương trình các muối ít tan có thể tính là không tan)
Tính chất:
- Muối + acid -> muối mới + acid mới
Điều kiện: Sản phẩm có chất kết tủa (không tan) hoặc khí
VD: Na2CO3 + 2HCl -> 2NaCl + H2O + CO2⬆️
(H2CO3 là acid yếu nên khi tạo thành sẽ phân hủy thành H2O và CO2)
- Muối + base -> muối mới + base mới
Điều kiện: Hai chất tham gia tan, sản phẩm có chất không tan
VD: K2SO4 + Ba(OH)2 -> KOH + BaSO4⬇️
- Muối + kim loại -> Muối mới + kim loại mới
Điều kiện: Muối tham gia tan, kim loại tham gia mạnh hơn kim loại của muối (kim loại tham gia đứng trước kim loại của muối trong dãy hoạt động hóa học) trừ kim loại tan
VD: Mg + FeSO4 -> MgSO4 + Fe
- Muối + muối -> 2 muối mới
Điều kiện: Hai chất tham gia tan, sản phẩm có chất không tan
VD: AgNO3 + NaCl -> NaNO3 + AgCl⬇️
- Muối bị nhiệt phân hủy: CaCO3 -> CaO + CO2⬆️
Cách gọi tên:
Tên kim loại + hóa trị (thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc acid
VD: NaCl: Sodium chloride, BaSO4: Barium sulfate,...
PHẦN III:
1. Dãy hoạt động hoá học
K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au
- Kim loại đứng trước sẽ mạnh hơn kim loại đứng sau.
- Kim loại đứng trước H sẽ tác dụng được với acid.
- Kim loại đứng trước Mg là kim loại tan.
- Từ trái sang phải tính hoạt động giảm dần.
2. Kim loại tan
K, Na, Ca, Ba, Li
- Kim loại tan khi kết hợp với nhóm OH tạo ra base kiềm.
- Kim loại tan khi kết hợp với gốc acid tạo ra muối tan.
- Kim loại tan kết hợp với Oxygen tạo ra oxide base tan.
3. Khối lượng dung dịch sau phản ứng
Khối lượng dung dịch sau phản ứng = Tổng khối lượng các chất tham gia - khối lượng kết tủa - khối lượng bay hơi.
4. Một số dạng phương trình hoá học thông thường:
Dạng 1: A + B -> AB
VD: 2Zn + O2 -> 2ZnO
Dạng 2: AB -> A + B
VD: 2H2O -> 2H2 + O2
Dạng 3: AB + CD -> AD + CB
VD: BaCl2 + H2SO4 -> 2HCl + BaSO4
Dạng 4: AB + C -> CB + A
VD: 2AlCl3 + 3Mg -> 3MgCl2 + 2Al
Trên đây là 1 số kiến thức cơ bản của cấp THCS từ lớp 6 -> 8 ạ... do năm nay em mới lớp 8 -> 9 nên chưa có phần kiến thức lớp 9 để vào mong anh thông cảm. Mong bài viết của em giúp được anh!