giúp ạ!
HAI MẸ CON
Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.
Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ.
Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”
Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu.
Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.
Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!
(Theo: Nguyễn Thị Hoan)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.
Câu 1. (0,5 điểm)
a. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để được ý đúng: Phương thương mẹ quá! Nó quyết định ………………………………………cách ký tên.
A. học cho thành tài để giúp mẹ
B. học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ
C. học thật giỏi để giúp mẹ
D. học để thành cô giáo và dạy mẹ
b. (0,5) Phương đến lớp trễ vì:
A. Phương thức dậy trễ.
B. Mẹ đưa đi học muộn.
C. Phương bận giúp mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.
D. Xe của mẹ bị hỏng giữa đường.
Câu 2. (1 điểm) Về nhà sau buổi đi học muộn, thái độ của Phương như thế nào?
Câu 3. (1 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp.” có tác dụng:
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Câu 4. (1 điểm) Em hãy xác định thành phần câu trong câu ghép sau:
Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy.
Câu 5. a,(0,5 điểm) Khi biết chuyện, ngày hôm sau mẹ đã:
A. Không làm điều gì cả.
B. Gọi điện thoại xin lỗi cô giáo.
C. Đến lớp nói cho cô giáo biết lí do Phương đến lớp trễ.
D. Chở Phương và cô giáo đến thăm cụ Tám.
b. (0,5 điểm) Em hãy chọn từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
Đi vắng, bố nhờ người .............................. giúp nhà cửa.
(chăm sóc; săn sóc; trông coi)
Câu 6. (0,5 điểm) a. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa?
A. gian lều cỏ tranh/ ăn gian nói dối.
B. một giấc mơ đẹp/ rừng mơ sai quả.
C. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường.
D. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở.
b. (0,5 điểm) Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu ghép sau, xác định chủ ngữ - vị ngữ trong các vế câu:
Gió càng to, .............................................................................................................
Câu 7 (1 điểm) Nếu em là Phương, em sẽ nói với mẹ là:
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1:
a. B. học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ (Phương muốn học để giúp mẹ, không chỉ đơn thuần là để thành tài hay giỏi giang mà cụ thể là để giúp mẹ biết chữ.) b. C. Phương bận giúp mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện. (Đây là lý do chính đáng khiến Phương đến lớp trễ.)
Câu 2: Về nhà sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy buồn và hơi ngúng nguẩy. Cô bé trách mẹ vì đã khiến mình đến lớp trễ và lo sợ bị cô giáo mắng.
Câu 3: Dấu phẩy trong câu: “Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp.” có tác dụng ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 4:
Câu 5:
a. C. Đến lớp nói cho cô giáo biết lí do Phương đến lớp trễ. (Mẹ đã giải thích cho cô giáo về lí do Phương đến muộn, thể hiện sự chân thành và trách nhiệm.) b. trông coi (Từ "trông coi" phù hợp nhất với ngữ cảnh, nghĩa là chăm sóc, giữ gìn nhà cửa khi vắng nhà.)
Câu 6:
a. C. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường. (Cả hai từ "đỗ" đều có nghĩa là dừng lại ở một vị trí nào đó.) b. Gió càng to, cây cối càng rung lắc mạnh. (Chủ ngữ 1: gió; vị ngữ 1: càng to; chủ ngữ 2: cây cối; vị ngữ 2: càng rung lắc mạnh.)
Câu 7: Nếu em là Phương, em sẽ nói với mẹ là: "Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ vì đã giận mẹ. Con không nên nghĩ như vậy. Con cảm ơn mẹ đã dạy con biết yêu thương mọi người."
Hoặc: "Con rất yêu mẹ. Dù có chuyện gì xảy ra, con vẫn luôn yêu quý mẹ."
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |